Cổ phiếu tăng phi mã, con trai CEO Sao Mai Group (ASM) tiếp tục đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu ASM
Trước đó cá nhân này vừa mua xong 5 triệu cổ phiếu ASM.
Ông Lê Tuấn Anh, con trai ông Lê Thanh Tuấn, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán ASM) vừa thông báo tiếp tục đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu ASM. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 11/10 đến 8/11/2019.
Đáng chú ý, trong tháng 9 vừa qua, tranh thủ lúc ASM giảm sâu, ông Tuấn Anh đã hoàn tất mua thêm 5 triệu cổ phiếu ASM, nâng lượng sở hữu từ hơn 19 triệu cổ phiếu lên trên 24 triệu cổ phiếu như hiện nay, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,34% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Thời điểm tháng 9 khi ông Tuấn Anh mua vào, cổ phiếu ASM đang đà giảm mạnh, có lúc xuyên thủng mốc 6.000 đồng/cổ phiếu, sau đó phục hồi mạnh, lên xấp xỉ 7.500 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng.
Giai đoạn hiện nay, khi ông Tuấn Anh đăng ký mua thêm, cổ phiếu ASM lại đang trên đà tăng, hiện giao dịch sát mốc 8.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng gần 7% từ đầu tháng 10 đến nay.
Đối với người có liên quan, hiện CEO Sao Mai Group, ông Lê Thanh Tuấn đang nắm giữ gần 50 triệu cổ phiếu ASM.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu ASM trong 6 tháng gần đây.
Nam Sơn
Theo Nhịp sống kinh tế
Hàn Quốc chuẩn bị đương đầu với khủng hoảng giảm phát kéo dài kiểu Nhật?
Nếu không cẩn trọng, Hàn Quốc có thể rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế giống như Nhật đã vướng vào và chìm đắm trong đó suốt 20 năm qua.
Hàn Quốc đang đối diện với một cuộc khủng hoảng mới: giảm phát. Trong tháng 9/2019, chỉ số giá tiêu dùng tại Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong lịch sử, mức giảm ghi nhận 0,4% so với cùng kỳ năm 2018. Cùng lúc, xuất khẩu Hàn Quốc giảm 12% và như vậy đã giảm 10 tháng liên tiếp, nền kinh tế không khỏi chịu nhiều tác động tiêu cực.
Mức sụt giảm của giá cả tại Hàn Quốc đến nay khá hạn chế, thế nhưng không thể bỏ qua xu thế này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tấn công Trung Quốc bằng các mũi dùi thuế quan, thế nhưng chính Hàn Quốc lại đang phải chịu tác động nặng nề nhất.
10 năm qua, nhiều chuyên gia kinh tế đã lo ngại về nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu Á. Năm 2008, Hàn Quốc đã khiến nhiều "chuyên gia bán khống" trên thị trường thất vọng từng cho rằng Hàn Quốc sẽ khó khăn trong khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rồi đến năm 2013, kinh tế Hàn Quốc vẫn vững vàng khi mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cố gắng giảm sự can thiệp vào thị trường trái phiếu. Năm 2018, Hàn Quốc cũng không chịu nhiều tác động trong khi chiến tranh thương mại tàn phá nhiều thị trường.
Thế nhưng việc thiếu phản ứng chính sách ở thời điểm hiện tại sẽ khác, nó có thể gây ra nhiều điều tồi tệ cho đất nước 51 triệu dân này hơn so với thập kỷ vừa qua. Áp lực giảm phát có thể coi như hiện tượng chứ không phải nguyên nhân cho khó khăn đeo bám Hàn Quốc. Mọi chuyện đều có nguyên nhân sâu xa của nó, nhiều chính quyền tiền nhiệm đã không làm đủ để tái cơ cấu được nền kinh tế.
Khả năng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất nhằm khởi động nền kinh tế đang tăng lên. Vào tháng 7/2019, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã hạ lãi suất và như vậy có động thái điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm, mức lãi suất được điều chỉnh giảm xuống 1,5%. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ vào ngày 16/10/2019.
Những gì diễn ra ở Nhật cho thấy việc nới lỏng chính sách có thể không đủ. Vì vậy nếu không cẩn trọng, Hàn Quốc có thể rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế giống như Nhật đã vướng vào và chìm đắm trong đó suốt 20 năm qua.
Câu chuyện của Nhật có nhiều ý nghĩa với Hàn Quốc bởi Hàn Quốc học mô hình phát triển kinh tế theo Nhật. Từ cuối năm 2012, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết sửa đổi chính sách: ông cam kết giảm quan liêu, khuyến khích đổi mới, hỗ trợ cho phụ nữ và khuyến khích khởi nghiệp. Tổng thống Hàn Quốc cũng từng đưa ra nhiều cam kết tương tự khi ông đắc cử Tổng thống Hàn Quốc tháng 5/2017.
Nhiều nhà tiền nhiệm của ông cũng đưa ra nhiều chính sách tương tự bao gồm cựu Tổng thống Lee Myung-bak và Park Geun-hye. Cả ba Tổng thống đều cam kết dân chủ hóa tăng trưởng. Cụ thể, các nhà xuất khẩu cần chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn với người lao động cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Ưu tiên tiếp theo sau đó là làm giảm bớt quy mô quá lớn của các tập đoàn gia đình, hay còn gọi là chaebol.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Lee Myung-bak, từng giữ chức CEO tập đoàn Hyundai, đã cố gắng bảo vệ cho các tập đoàn. Giờ đây bà đang phải chịu án tù vì nhiều sai phạm trong điều hành.
Tổng thống Hàn Quốc Moon đã lên được vị trí hiện tại nhờ vào cam kết sẽ giảm đi quyền lực của ba đế chế lớn bao gồm Hyundai, Samsung, SK và Daewoo cũng như nhiều tập đoàn khác, tuy nhiên cho đến nay ông không làm được nhiều.
Thậm chí ông cũng không làm được một mục tiêu quan trọng: Mức lương tối thiểu. Năm 2018, mức lương tối thiểu tại Hàn Quốc tăng 16%. Trong năm nay, mức lương tối thiểu tăng thêm 11% nữa. Thế nhưng sang đến năm 2020, mức tăng nhiều khả năng sẽ chỉ còn lại 2,9%, như vậy người ta đang bớt hy vọng vào khả năng Tổng thống Moon sẽ có thể nâng được lương tối thiểu lên 10 nghìn won tức khoảng 8,31USD/giờ vào năm 2022.
Chính sách hạ lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đang không phát huy tác dụng. Tâm lý bi quan về khả năng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong việc kích cầu tín dụng đang giảm dần.
Nhìn vào Nhật bản, lãi suất chính sách tại Nhật đã duy trì ở mức 0% từ năm 1999 và bất chấp điều này, chỉ số giá tiêu dùng vẫn không tăng. Lãi suất âm đã được duy trì từ năm 2016, nhưng chẳng có tác dụng gì. Lợi nhuận giảm khiến cho các ngân hàng đua nhau mua trái phiếu chính phủ thay vì cho vay.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Japan Tobaco công ty thuốc lá lớn thứ ba thế giới muốn tham gia cổ phần hoá Vinataba Tổng giám đốc điều hành Japan Tobaco - ông Terabatake Masamichi đã bày tỏ mong muốn được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chia sẻ thông tin cụ thể về quá trình cổ phần hóa tại Vinataba. Vinataba đang thuộc diện quản lý của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. CEO Japan Tobaco vừa có...