Cổ phiếu tăng gấp đôi từ đầu năm, cổ đông KCN Nam Tân Uyên sắp nhận cổ tức “khủng”
Tính cả đợt cổ tức này, cổ đông của KCN Nam Tân Uyên sẽ nhận được cổ tức với tổng tỷ lệ 200% cho năm 2018. Trên thị trường, cổ phiếu NTC đã tăng hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm 2019.
Ảnh minh họa.
Ngày 5/8 tới đây, CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2018 với tỷ lệ 100% (01 cổ phiếu được nhận về 10.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 15/8/2019.
Với 16 triệu cổ phiếu đang lưu hành, KCN Nam Tân Uyên dự kiến sẽ chi 160 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông. Trước đó vào cuối tháng 12/2018, doanh nghiệp cũng đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 với tỷ lệ 100%. Như vậy, tính cả đợt cổ tức này, cổ đông của KCN Nam Tân Uyên sẽ nhận được cổ tức với tổng tỷ lệ 200% cho năm 2018.
Kể từ khi lên sàn tháng 12/2016, KCN Nam Tân Uyên được biết đến là doanh nghiệp thường xuyên chi trả cổ tức hàng năm với tỷ lệ cao.
Năm 2017, cổ đông của doanh nghiệp này nhận được cổ tức với tỷ lệ 60% bằng tiền. Trước đó vào tháng 5/2017, 5 tháng sau khi lên sàn, KCN Nam Tân Uyên cũng đã chi 48 tỷ đồng trả nốt 30% cổ tức còn lại qua đó nâng tổng mức cổ tức của năm 2016 lên 65%.
Video đang HOT
Việc liên tục “hào phóng” chi trả cổ tức cao cho cổ đông xuất phát từ kết quả kinh doanhtích cực của doanh nghiệp. Năm 2018, KCN Nam Tân Uyên ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng đột biến so với năm trước với 532 tỷ đồng doanh thu, gấp 3,6 lần năm trước và 469 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,3 lần kết quả năm 2017.
Trên thị trường chứng khoán, đi cùng cơn sóng cổ phiếu hạ tầng KCN, cổ phiếu NTC cũng liên tục tăng mạnh qua đó leo lên mức 176.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2019. Vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 2.800 tỷ đồng.
Theo Bizlive
Hụt hẫng với "game thoái vốn" tại CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC)
Cổ phiếu NTC và PHR đã tăng chóng mặt trong vòng 1 năm nhờ hiệu ứng thông tin thoái vốn. Tuy nhiên, với những động thái mới từ Tập đoàn Cao su, đơn vị sở hữu chéo cả hai đơn vị này, không ít nhà đầu tư đang hụt hẫng.
Ảnh Internet
Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) đang sở hữu chéo tại 19 doanh nghiệp, trong đó có 7 công ty trong nước và 12 công ty nước ngoài.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra mới đây, nội dung xử lý sở hữu chéo tại các công ty thành viên của GVR được cổ đông rất quan tâm và chất vấn, trong đó đáng chú ý nhất là việc GVR đang nắm 66% vốn tại CTCP Cao su Phước Hòa (PHR); nắm 22,4% vốn tại CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC).
Đồng thời, PHR cũng đang nắm 32,9% NTC. Chưa hết, GVR và NTC lại cùng sở hữu lần lượt 13,53% và 9,02% vốn tại SIP - cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Ông Phạm Văn Thành, Thành viên Hội đồng quản trị GVR cho biết, thực tế Tập đoàn đang vướng vi phạm khi công ty mẹ cùng góp vốn tại các công ty con. Việc này diễn ra từ trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Để xử lý dứt điểm, cách đơn giản nhất là thực hiện việc bán cổ phần của Công ty mẹ hoặc của công ty con.
Chưa rõ là GVR hay PHR sẽ thoái vốn tại NTC thông qua việc bán trên sàn
Dù vậy, theo ông Thành, thực tế có những khó khăn nhất định. Với các công ty đang trong giai đoạn đầu tư cơ bản thì rất khó bán hoặc bán được sẽ không hiệu quả. Do đó, hướng xử lý là chuyển công ty con thành công ty TNHH một thành viên, đợi hoạt động ổn định sẽ bán cổ phần ra công chúng.
Với các công ty tại nước ngoài, việc chuyển sở hữu sẽ gặp vấn đề về thuế chuyển nhượng. Chưa kể, giá cao su đang thấp nên mức giá bán khó đạt hiệu quả. Sau khi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, GVR sẽ thực hiện việc thoái vốn. Với riêng trường hợp sở hữu chéo NTC, GVR hoặc PHR sẽ bán ra để xoá sở hữu chéo.
Theo phương án phê duyệt ban đầu do Tập đoàn đề nghị là PHR sẽ bán vốn tại NTC theo hình thức trở thành cổ đông chiến lược, nâng sở hữu của GVR tại NTC lên 51%. Đây là nội dung được giới đầu tư chờ đợi sẽ được thực thi từ khoảng hơn 1 năm nay.
Báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định, việc thoái vốn tại NTC (và chuyển nhượng đất) sẽ đóng góp lợi nhuận lớn và trở thành động lực tăng trưởng chính cho PHR, trong khi mảng cốt lõi là cao su dự báo đi ngang do giá cao su thiên nhiên vẫn chưa phát ra tín hiệu tích cực. Giá vốn đầu tư của PHR đầu tư vào NTC thấp hơn rất nhiều so với thị giá trên sàn.
Với kỳ vọng thoái vốn giá cao và việc NTC hưởng lợi lớn từ xu hướng dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, giá cổ phiếu NTC đã có nhiều đợt tăng chóng mặt, đạt đỉnh 150.100 đồng/cổ phiếu vào phiên 10/6/2019.
Đầu tuần này, thị giá NTC đã lùi về 134.200 đồng/cổ phiếu (phiên 17/6), nhưng vẫn đạt mức tăng tới 141% trong vòng 1 năm qua. Tương tự, cổ phiếu PHR cũng được nhiều nhà đầu tư ưa thích, ghi nhận mức tăng hơn 130% trong 1 năm, nhưng cũng giảm nhẹ trong vòng 1 tuần trở lại đây (đạt 55.800 đồng/cổ phiếu trong phiên 17/6).
Cũng chính vì diến biến trên, lãnh đạo GVR cho rằng, giá cổ phiếu NTC hiện ở mức quá cao để mua vào. Nếu PHR bán với giá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông. Cho nên, Tập đoàn quyết định sẽ không thực hiện việc phát hành cho cổ đông chiến lược để nâng sở hữu tại NTC nữa, mà sẽ bán cổ phiếu NTC ra thị trường theo đúng quy định.
"Còn thực hiện theo phương án nào, Tập đoàn sẽ trình Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Uỷ ban quyết định lựa chọn phương án nào, Tập đoàn sẽ thực hiện phương án đó", ông Thành cho biết.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa chốt chính xác là GVR hay PHR sẽ thoái vốn tại NTC thông qua việc bán qua sàn. Thông tin này khiến không ít nhà đầu tư hụt hẫng. Đầu tư vào NTC để "ăn sóng thoái vốn" đã giảm nhiệt phần nào.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, một số chuyên viên phân tích cho rằng, xét về cơ bản, cả hai cổ phiếu PHR và NTC đều có những cơ sở khá tốt để tiếp tục tăng trưởng. PHR sẽ chuyển hướng mạnh hơn sang kinh doanh bất động sản khu công nghiệp - lĩnh vực đang có triển vọng rất tích cực.
Còn NTC, vốn có vị thế sẵn trong lĩnh vực này. Nhưng trong ngắn hạn, chắc chắn thông tin trên sẽ tác động tâm lý phần nào tới các nhà đầu tư ưa thích theo "game". Nhất là mới đây, NTC đưa ra bản kế hoạch năm 2019 với lợi nhuận sụt giảm đến hơn 70%, ở mức 130 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính được cho là Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC-1) và Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 1 (NTC-2) đã lấp đầy; còn Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC-3) mới hoàn thiện hồ sơ pháp lý, chỉ có thể cho thuê từ giữa năm 2019.
Ngược lại, điểm sáng hơn cho PHR khi Công ty đang chờ quyết định thỏa thuận dự án đầu tư NTC-3 và quyết định thỏa thuận giá trị bồi thường cây cao su từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Hiểu Lam
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Hàng loạt doanh nghiệp bị UBCKNN phạt nặng Trong đó có Bánh Kẹo Hải Châu, KCN Nam Tân Uyên đều bị phạt nặng. Tuần qua, UBCKNN đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp. Trong đó tiêu điểm chú ý là Bánh kẹo Hải Châu với tổng số tiền phạt lên đến 410 triệu đồng. Chậm...