Cổ phiếu SBS tăng 100% chỉ sau 7 phiên giao dịch
Từ ngày 15/12 đến ngày 22/12, giá cổ phiếu SBS tăng 2.200 đồng, tương đương mức tăng 100%, và mức độ thanh khoản cũng tăng mạnh.
Kết phiên giao dịch ngày 22/12, giá cổ phiếu SBS (của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) lập đỉnh cao nhất trong năm khi đạt mức giá 5.100 đồng. So với phiên giao dịch ngày 8/12, giá cổ phiếu SBS tăng 3.700 đồng (tương đương 264,9%).
Trước đó, giá đóng cửa SBS lập kỷ lục cao nhất trong năm là 5.100 đồng vào ngày 22/12. Tính tới lúc ấy, mức tăng trong tuần của cổ phiếu SBS lên tới 104%, còn mức tăng trong tháng và quý lần lượt là 325% và 292,31%.
Thanh khoản của mã SBS cũng tăng đột biến, từng đạt 8,5 triệu đơn vị khớp lệnh vào ngày 17/12, mức cao nhất từ khi SBS giao dịch trên thị trường UPCoM.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín từng phát triển thuận lợi trong giai đoạn 2007 – 2010 trước khi hứng chịu khoản lỗ sau thuế kỷ lục gần 789 tỷ đồng vào năm 2011. Công ty cho biết nguyên nhân chính là chi phí lãi vay và dự phòng tới gần 1.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cơ cấu cổ đông của Chứng khoán Sacombank cũng thay đổi lớn khi công ty mẹ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu từ 56,4% xuống 11%. Sau đó, giá cổ phiếu STB giảm từ 33.000 đồng xuống 5.000 đồng.
Năm 2012, công ty lỗ 134,5 tỷ đồng, đưa tổng lỗ luỹ kế tính đến ngày 31/12/2012 là 1.768 tỷ đồng. Với khoản lỗ như thế, cổ phiếu SBS lọt vào nhóm cổ phiếu chịu kiểm soát đặc biệt trên HOSE từ ngày 29/8/2012.
Rồi đến năm 2014, công ty gây bất ngờ với khoản lãi sau thuế đột biến 445 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, công ty đã được hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán 239 tỷ đồng trong năm 2013 và hoàn nhập dự phòng khoản phải thu khó đòi gần 90 tỷ đồng. Việc giải quyết khoản nợ 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng giúp công ty ghi thêm vào khoản mục lợi nhuận khác.
9 tháng đầu năm 2020, công ty báo cáo doanh thu thuần đạt 58 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ sau thuế gần 4 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/9 là 1.314 tỷ đồng.
Tổng tài sản tính đến hết tháng 9 ở mức 274 tỷ đồng, thấp hơn 198 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tới 91%, đạt 248 tỷ đồng.
Chứng khoán đảo chiều
Nhiều cổ phiếu VN30 bứt phá mạnh giúp VN-Index đảo chiều từ giảm 15 điểm vào phiên sáng thành tăng gần 6 điểm, đóng cửa tại 1.008,87 điểm.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên hôm nay (1/12) với nhịp giảm mạnh nhất trong vòng một tháng. Việc mất hơn 15 điểm vì thông tin về ca nhiễm Covid-19 mới nằm ngoài dự đoán của các công ty chứng khoán. Trước đó, phần đông đều tin thị trường đang trong xu hướng đi lên bất chấp phiên điều chỉnh cuối tháng 11.
Tuy nhiên, càng về sau thị trường càng tìm lại trạng thái cân bằng nhờ lực cầu ở vùng giá thấp. VN-Index liên tục thu hẹp đà giảm và đảo chiều trước phiên ATC khi các cổ phiếu vốn hoá lớn đua nhau bứt phá. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đóng cửa tại 1.008,87 điểm, tăng gần 6 điểm so với tham chiếu.
Giao dịch chứng khoán tại Vndirect, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần.
Số lượng cổ phiếu tăng trên 220 mã, trong khi cổ phiếu giảm và giữ tham chiếu lần lượt là 199 và 76 mã. VIC tăng 1,1% lên 105.000 đồng, trở thành cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với hơn 1 điểm. Các cổ phiếu tiếp theo trong nhóm này là VNM, VPB, VHM và VIB. Ở chiều ngược lại, VCB đứng đầu về biên độ giảm trong rổ VN30 khi mất 1,1%, còn 92.000 đồng và lấy của chỉ số chung hơn 1 điểm.
Thanh khoản thị trường hôm nay xấp xỉ 11.700 tỷ đồng. Cổ phiếu STB đứng đầu về khối lượng giao dịch khi có gần 38 triệu đơn vị được sang tay, tiếp đến là TCH, TCB và HPG đều trên 20 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch thoả thuận đạt hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó HSG chiếm gần 180 tỷ đồng khi xuất hiện nhiều lệnh lớn tại giá sàn.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1.260 tỷ đồng và bán 870 tỷ đồng. Khẩu vị mua quen thuộc trong khoảng nửa tháng trở lại đây là FUEVFVND, VNM, VHM trong khi bán ra nhiều ở CVT, GMD.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt, VN-Index nhiều khả năng sẽ giằng co tiếp quanh ngưỡng 1.000 điểm trong những phiên kế tiếp. Áp lực điều chỉnh của thị trường từ vùng giá hiện tại đang có dấu hiệu gia tăng khi sự lan toả của các cổ phiếu dẫn dắt đã vơi dần.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Đông Á cũng nhận định, sau khi vượt 1.000 điểm từ lực đẩy của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, thị trường bắt đầu có sự phân hoá rõ nét không chỉ giữa các nhóm ngành mà còn trong nội bộ từng ngành.
Xu hướng chốt lời cũng đang hình thành tại các nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trong đợt sóng vừa qua. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể giải ngân tiếp vào những cổ phiếu có nền tàng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh quý cuối năm chuyển biến tích cực trong nhịp điều chỉnh.
Thanh khoản dìu chỉ số chứng khoán đi lên Chưa khi nào những người nắm giữ nhiều tiền mặt lại sốt ruột như thời điểm hiện tại. Chính tâm lý háo hức của một bộ phận nhà đầu tư đã giúp thị trường chứng khoán giao dịch sôi động hơn bao giờ hết. Không chờ đến khi các môi giới tư vấn thông tin, nhiều nhà đầu tư đã chủ động hỏi...