Cổ phiếu Rạng Đông ngừng ‘chảy máu’
Mã chứng khoán RAL của Rạng Đông khép lại ngày giao dịch 11/9 với 72.000 đồng/cổ phiếu, đi ngang so phiên liền trước, tạm ngừng chuỗi ngày lao dốc thảm hại.
Vụ cháy nhà kho đêm 28/8 và những lùm xùm về công bố thông tin đã giáng đòn nặng nề vào giá cổ phiếu RAL của Công ty cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông (Rạng Đông). Hơn 10 ngày sau sự cố, mã RAL lao dốc tới hơn 15%, tạo nên đợt giảm kỷ lục của cổ phiếu này trên sàn chứng khoán.
Như vậy, so với mức giá 85.280 đồng/cổ phiếu trước ngày xảy ra vụ hỏa hoạn, cổ phiếu RAL hiện đã mất 13.280 đồng, còn 72.000 đồng/cổ phiếu, “cuốn trôi” hơn 150 tỷ đồng vốn hóa.
Hơn 10 ngày sau hỏa hoạn, vốn hóa thị trường RAL bị “cuốn trôi” hơn 150 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong đợt suy giảm kéo dài nhiều ngày qua, lãnh đạo RAL không có bất cứ một động thái nào nhằm trấn an nhà đầu tư và “đỡ giá” cổ phiếu. Thậm chí, doanh nghiệp còn “ém” thông tin giải trình về thiệt hại tài sản, ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh và bị Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ( HoSE) nhắc nhở.
Trước thời điểm diễn ra sự cố, cổ phiếu RAL chứng kiến đợt tăng giá mạnh liên tiếp từ 16/8 – 23/8, với tổng mức tăng khoảng 2.800 đồng mỗi cổ phiếu. Rạng Đông cũng đang lên kế hoạch cổ tức đợt 1 năm 2019 với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt, tương ứng mỗi cổ phần nhận 2.500 đồng.
Doanh nghiệp cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần trong ba tháng 4, 5 và 6 đạt 795 tỷ đồng tăng 36%, lãi ròng đạt 44,4 tỷ đồng tăng 40% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm đạt 1.804,2 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 21% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 96,3 tỷ đồng tăng 20%.
Video đang HOT
Rạng ông được thành lập năm 1961 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng ông. Cổ đông lớn nhất của Rạng Đông hiện là Công đoàn Rạng Đông với hơn 4,9 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 42,9% vốn. Cổ đông cá nhân nắm nhiều cổ phần nhất tại RAL là bà Lê Thị Kim Yến – Thành viên Hội đồng quản trị RAL – với gần 1,74 triệu đang nắm giữ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng hiện nắm giữ 213.900 cổ phiếu, tương đương 1,86% vốn.
Trở lại diễn biến thị trường, ngày giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 0,95 điểm còn 969,31 điểm. NX – Index ngược lại, đóng cửa ở mức 100,17 điểm, tăng 0,2 điểm.
Thị trường chịu áp lực lớn bởi nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giảm điểm như VHM, VNM, VIC, GAS, PLX, BID, SAB. Theo đó, VHM giảm 1,9%, VNM giảm 1,3%, VIC giảm 0,4%, GAS giảm 0,6%, BID giảm 0,3%.
Chiều ngược lại, lực đỡ thị trường đến từ các cổ phiếu như MSN tăng 2,5%, HPG tăng 3,5%, VRE tăng 0,7%, VJC tăng 0,2%.
Các cổ phiếu khu công nghiệp (NTC, BCM, SZL, SNZ, SZC, SIP, BAX…) hay các cổ phiếu Viettel như VTP, VGI, VTK, CTR… hồi phục khá tốt.
HOÀNG HƯNG
Theo VTCNews
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường
Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá cổ phiếu thời điểm kết thúc ngày 30/8, vốn hóa của 20 doanh nghiệp dẫn đầu đều vượt trên 50.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của nhóm 20 doanh nghiệp này thời điểm cuối tháng 8 lên đến 2.737.085 tỷ đồng, tương đương 119 tỷ USD.
Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân (không có cổ đông có yếu tố Nhà nước) bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của nhóm này.
20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường tính đến thời điểm cuối tháng 8/2019
Vingroup (mã VIC) tiếp tục là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường với 413.223 tỷ đồng, tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC trên thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VIC dừng ở mức 123.500 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018.
Nhìn xa hơn, những doanh nghiệp tư nhân niêm yết từ khá sớm như Vingroup, Masan Group (mã MSN) hay Hòa Phát (mã HPG) đều có những bước tiến dài về vốn hóa trong vài năm trở lại đây.
Điển hình như Vingroup, cách đây khoảng 2 năm, vốn hóa của doanh nghiệp này mới chỉ quanh mức xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 27% hiện nay. Cùng tời điểm đó, vốn hóa của Masan Group chỉ tương đương một nửa so với hiện tại trong khi vốn hóa của Hòa Phát còn chưa đến 43.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân"mới nổi" như Vinhomes (mã VHM), Vincom Retail (mã VRE), Techcombank (mã TCB), Vietjet Air (mã VJC) hay Masan Consumer (mã MCH) cũng nhanh chóng chen chân vào danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường dù mới lên sàn trong giai đoạn 2017 - 2018.
Đối với nhóm doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, dẫn đầu về vốn hóa vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietcombank (mã VCB), PVGas (mã GAS), Vinamilk (mã VNM), Cảng Hàng không (mã ACV), Sabeco (mã SAB), đều có vốn hóa trên 150.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất kể từ đầu năm 2019 là Viettel Global (mã VGI) với mức tăng 168% lên 80.553 tỷ đồng.
Thực tế, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư. Giá trị này có thể biến động do một số nguyên nhân khác ngoài kết quả hoạt động kinh doanh như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán...
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân...