Cổ phiếu QBS tăng giá mạnh: Phục hồi kỹ thuật rồi lịm đi?
Cổ phiếu QBS của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đang nóng trên các diễn đàn mạng về đầu tư khi tăng giá gần 20% sau 8 phiên giao dịch và khối lượng khớp lệnh tăng đột biến.
Khoản phải thu ngày càng tăng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019, trong kỳ, QBS đạt 446 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 5,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2018, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh. Quý I năm ngoái, doanh thu thuần của QBS là 566 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10,5 tỷ đồng.
áng lưu ý, trong quý I/2019, QBS có khoản gần 11 tỷ đồng doanh thu tài chính phát sinh từ chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm. Doanh thu bán hàng giảm, nhưng các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ hoạt động kinh doanh tiếp tục co hẹp, báo cáo tài chính của QBS còn phản ánh một số vấn đề bất thường khác, liên quan đến các khoản phải thu của Công ty.
Cụ thể, tại ngày 31/3/2019, QBS có 1.002 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, 159 tỷ đồng trả trước cho người bán. Con số này đầu năm nay tương ứng là 732,7 tỷ đồng và 112 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu thuần quý I/2019 chỉ đạt 446 tỷ đồng, nhưng số dư phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng lên hơn 293 tỷ đồng.
Với sự thay đổi này, số dư các khoản phải thu ngắn hạn của QBS (các khoản phải thu khác, sau trích lập dự phòng là 16,7 tỷ đồng) là 1.156,5 tỷ đồng trên tổng tài sản 2.237,6 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ gần 51,7%. Con số này lớn hơn doanh thu hai quý gần nhất (tổng doanh thu quý I/2019 và quý IV/2018 là 998 tỷ đồng).
Trước đó, năm 2016, QBS đạt doanh thu thuần 4.174 tỷ đồng, số dư phải thu ngắn hạn khách hàng thời điểm cuối năm là 164 tỷ đồng; năm 2017, các con số này lần lượt là 3.495 tỷ đồng và 472 tỷ đồng.
Tăng vốn đột biến, lợi nhuận phập phù
Theo bản cáo bạch niêm yết, QBS thành lập đầu năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Công ty cổ phần Hảo Mỳ – doanh nghiệp có hàng chục năm kinh nghiệm thương mại nội địa về phân bón, hóa chất và nông sản.
Video đang HOT
Năm 2010, QBS phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (gồm 3 cổ đông), tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 4,8 tỷ đồng. Năm 2012, 2 năm trước khi niêm yết, QBS thực hiện tăng vốn lần thứ 5 lên 56 tỷ đồng. Khi đó, Công ty vẫn chỉ có 3 cổ đông. 7 tháng trước ngày đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (13/11/2014), QBS tăng vốn điều lệ từ 56 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng, tương đương tăng quy mô 5,7 lần về vốn.
Tăng mạnh về vốn điều lệ trong 3 năm liên tiếp, 2013 – 2015 (năm 2016 cũng tăng vốn, nhưng chỉ tăng hơn 8,3%), lợi nhuận của QBS tăng mạnh theo. Nhưng năm 2015, khi QBS hoàn thành tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu thì cũng là thời điểm kết quả kinh doanh của Công ty đạt đỉnh, sau đó lao dốc.
Diễn biến kết quả kinh doanh của QBS khác xa kế hoạch mà Công ty đưa ra khi mới chào sàn. Cụ thể, trong bản cáo bạch niêm yết, QBS dự báo, năm 2014, Công ty có thể đạt 80 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 đạt 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế với phương án vốn điều lệ tăng 20% so với năm 2014 lên mức 384 tỷ đồng. Cũng theo bản cáo bạch, QBS dự kiến chia cổ tức 2 năm 2014, 2015 lần lượt là 20% và 25%.
Vốn điều lệ QBS từ khi thành lập dến nay (Đơn vị: tỷ đồng).
Tại cuộc họp ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, trả lời đề xuất của cổ đông về việc trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu, Ban lãnh đạo QBS xin phép trả lời qua… email.
Năm 2018, tình hình kinh doanh của QBS khả quan hơn, đạt 59 tỷ đồng lợi nhuận, dù khoản phải thu tăng đột biến (khiến chất lượng lợi nhuận trở nên mong manh). Năm 2019, Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận giảm so với thực hiện năm 2018, ở mức 50 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 5 – 10% mệnh giá.
Doanh thu sụt giảm, chất lượng doanh thu, tài sản gây băn khoăn khi các khoản phải thu tăng đột biến, lợi nhuận “phập phù”, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức thấp…, khiến giá cổ phiếu QBS lao dốc sau khi niêm yết.
Còn nhớ, đầu năm 2014, khi quá trình chuẩn bị đại chúng hoá QBS đang diễn ra, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp tỏ ra hào hứng với cổ phiếu QBS. Bên lề một cuộc họp trong lĩnh vực chứng khoán tổ chức tại Khách sạn Melia Hà Nội, nhiều nhà đầu tư hào hứng chia sẻ về cổ phiếu QBS và săn mua trên thị trường tự do với giá cao, kỳ vọng đây là mã chứng khoán có thể mang lại tỷ lệ ROE vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường. Vậy nhưng, kết quả thực tế hoàn toàn trái ngược.
Mất mát của nhà đầu tư
Từ mức giá đỉnh đạt được khi niêm yết là 26.700 đồng/cổ phiếu ngày 20/11/2014, tương đương mức giá 20.820 đồng/cổ phiếu sau khi điều chỉnh quyền mua cổ phiếu và cổ tức, giá cổ phiếu QBS đã rơi về mức thấp nhất, gần 3.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 13/5/2019. Những lần tác động đến việc điều chỉnh quyền bao gồm 2 lần chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5% mệnh giá cổ phần (tương đương 500 đồng/cổ phiếu), một lần “được” mua ưu đãi với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Loại trừ các tác động này, nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu QBS có thể đã bay hơn 80% giá trị đầu tư.
Giao dịch cổ phiếu QBS trên thị trường cũng khá đặc biệt, khi luôn có những con sóng về thanh khoản đi kèm với giá tăng. Nhưng giữa những con sóng ấy, cổ phiếu QBS cứ lịm dần cả về giá cũng như thanh khoản.
Kể từ phiên giao dịch ngày 14/5/2019, giá cổ phiếu QBS đã bắt đầu một đợt tăng trở lại, với thanh khoản từng bước nhúc nhích, đặc biệt tăng mạnh khối lượng khớp lệnh vào phiên giá tăng trần ngày 22/5/2019, đạt 3.350 đồng/cổ phiếu. Với kế hoạch kinh doanh tiếp tục ở mức thấp, chất lượng khoản phải thu đáng lưu ý, liệu cổ phiếu QBS sẽ hồi sinh, hay chỉ là phục hồi kỹ thuật rồi lại lịm dần? Một số môi giới khuyến nghị, dù mức giá “trà đá”, nhưng nhà đầu tư vẫn nên thận trọng với cổ phiếu này.
Uyên Phạm
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VDSC: 'Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán đối mặt nhiều thách thức hơn cơ hội'
Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu kế hoạch của 925 doanh nghiệp niêm yết đã giảm dần từ mức 26% năm 2017, xuống 18% vào năm 2018 và 17% vào năm 2019. Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế kế hoạch đồng thời giảm dần từ 40% trong năm 2017, xuống còn 31% vào năm 2018 và xuống còn 12% vào năm 2019", VDSC cho hay.
VDSC: 'Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán đối mặt nhiều thách thức hơn cơ hội'
Theo báo cáo chiến lược đầu tư tháng 5/2019 vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, tăng trưởng lợi nhuận quý I/2019 của các doanh nghiệp niêm yết có dấu hiệu sụt giảm.
Cụ thể, các công ty trên HoSE chứng kiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm 1%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của các công ty tại HNX tăng 22%, nhưng chủ yếu nhờ đóng góp của chỉ một vài tên tuổi như ACB, SHB, AAA, PVS, DGC hay VCG.
Về các ngành, ngành Dầu khí và Ô tô & Phụ tùng là hai ngành có mức tăng trưởng cao nhất nhờ PVS, CTF và SVC.
Ngành ngân hàng thể hiện một bức tranh phân hóa. VCB, STB, MBB, ACB và SHB vẫn tăng trưởng tốt, trong khi CTG, HDB, TCB và BID có mức lợi nhuận đi ngang.
Ngành Dịch vụ tài chính, chủ yếu là các công ty chứng khoán, chứng kiến kết quả kinh doanh có sự suy giảm rất lớn. Theo VDSC, đây là điều dễ hiểu khi mà cùng kỳ năm ngoái, thị trường chứng khoán tăng nóng và đạt đỉnh cả về điểm số lẫn thanh khoản.
Về vận động giá cổ phiếu, chỉ có ngành Tiện ích công cộng là tăng trưởng vượt trội tính từ đầu năm, cùng với một số ngành nhỏ như dệt may và thủy sản. Đối với các ngành còn lại, kết quả còn tùy thuộc vào từng cổ phiếu.
"Điều này cũng tương tự với kết quả kinh doanh; bức tranh tổng thể có thể không hứa hẹn, nhưng vẫn có một số điểm sáng. Vì thế, đây vẫn là một môi trường đề cao việc lựa chọn cổ phiếu", VDSC nhìn nhận.
Vẫn theo VDSC, thanh khoản thấp trong những tháng gần đây cho thấy nhà đầu tư dường như không hứng thú với thị trường tại thời điểm này. Do đó, mặc dù margin các công ty chứng khoán tăng trong quý I/2019, VDSC cho rằng điều này tiềm ẩn rủi ro cao. Căng thẳng chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro chính của thị trường và có thể gây ra biến động ngắn hạn.
"Tóm lại, không có nhiều yếu tố có thể đẩy thị trường đi xa. Nhìn xa hơn, thị trường có thể sẽ hào hứng trước việc Việt Nam được tăng tỷ trọng trong chỉ số MSCI cận biên. Nhưng trước mắt, chúng tôi cho rằng chỉ số sẽ tiếp tục đi ngang", VDSC nêu quan điểm.
Một thông tin khác cũng không mấy tích cực liên quan đến kế hoạch kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp niêm yết. Dữ liệu tổng hợp của VDSC cho thấy hầu hết doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017 - 2018.
"Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu kế hoạch của 925 doanh nghiệp niêm yết đã giảm dần từ mức 26% năm 2017, xuống 18% vào năm 2018 và 17% vào năm 2019. Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế kế hoạch đồng thời giảm dần từ 40% trong năm 2017, xuống còn 31% vào năm 2018 và xuống còn 12% vào năm 2019", VDSC cho hay.
Thông tin hỗ trợ được xem là tích cực nhất liên quan đến kỳ bán niên xem xét thăng hạng thị trường, dự kiến vào cuối tháng 5, của MSCI.
Nếu MSCI chính thức thăng hạng Kuwait lên nhóm MSCI mới nổi (MSCI emerging), tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số MSCI frontier 100 sẽ được tăng lên 30% (từ mức hiện tại là 17%). Theo đó, ước tính sẽ có khoảng 60 - 70 triệu USD từ các quỹ theo dõi MSCI cận biên (MSCI frontier) sẽ chảy vào Việt Nam.
"Mặc dù chúng tôi cho rằng dòng tiền mới này sẽ khó có thể đưa VN-Index tăng lên mức cao mới, thông tin trên vẫn ít nhiều có khả năng hỗ trợ tâm lí thị trường", VDSc nhận định.
Tóm lại, trong ngắn hạn, công ty chứng khoán này tin rằng thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn cơ hội. Trước hết, tin tức tiêu cực từ các cuộc đàm phán Mỹ - Trung có thể gây áp lực lên các chỉ số chứng khoán toàn cầu (đặc biệt là S&P 500, DJ và Nasdad) vốn đã tăng khá cao trong bốn tháng đầu năm 2019. Thứ hai là các chỉ số vĩ mô trong nước đều không thực sự khả quan so với cùng kỳ. Các thông tin này, hoặc sẽ trực tiếp hoặc sẽ gián tiếp tác động lên sàn chứng khoán Việt Nam.
Do đó, VDSC nhận thấy rằng thị trường khó có thể hình thành xu hướng tăng trong tháng 5/2019. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mạnh trong tháng 5 có thể tạo nên thời điểm tốt cho việc tích lũy cổ phiếu. Một số ý tưởng VDSC đề xuất cho tháng này là các công ty lớn (thuộc VN30) với nền tảng cơ bản tốt và có mức định giá tương đối hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới, như MBB, MWG hay HPG.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Khối ngoại mua 1,5 triệu cổ phiếu FPT ngay khi "hở room" do phát hành ESOP Do phát hành thêm hơn 3 triệu cổ phiếu ESOP, FPT đã "hở room" hơn 1,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài (FPT kín room ngoại 49%). Hôm nay (7/5/2019), hơn 3 triệu cổ phiếu FPT được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được niêm yết. Đây là cổ phiếu ưu đãi nhân...