Cổ phiếu PXT giảm sàn sau 13 phiên tăng trần liên tiếp
Cổ phiếu PXT đã có 13 phiên tăng trần liên tiếp từ phiên giao dịch ngày 29/5/2020 đến 16/6/2020.
Hôm qua, 17/6/2020 Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố văn bản giải trình về việc giá cổ phiếu PXT tăng trần 10 phiên liên tiếp của CTCP Xây lắp đường ống bể chứa dầu khí đề ngày ký 16/6/2020.
Trên thực tế, cổ phiếu PXT đã có 13 phiên tăng trần liên tiếp từ phiên giao dịch ngày 29/5/2020 đến 16/6/2020 và giá tăng gấp đôi từ 1.160 đồng lên 2.350 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Theo giải trình từ phía công ty, cổ phiếu PXT tăng trần là do việc cung cầu thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu là do các nhà đầu tư, nằm ngoài kiểm soát của công ty. Công ty không có sự tác động đến giá cổ phiếu.
Bên cạnh đó công ty cũng thông báo thêm về vấn đề nhân sự. Theo đó ngày 9/6/2020 công ty đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Đạt – Chủ tịch HĐQT của CTCP KCN Dầu khí Long Sơn – làm Giám đốc. Đồng thời ĐHCĐ thường niên năm 2020 HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025 đã được bầu mới với những cán bộ trẻ, có năng lực và kinh nghiệm tạo niềm tin cho các cổ đông vào sự phát triển của công ty.
Tuy nhiên, ngay sau khi công bố bản giải trình, phiên ngày 17/6/2020 cổ phiếu PXT đã giảm sàn sau 15 phiên tăng trần liên tiếp.
Trước đó ngày 16/6/2020 công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Đại hội đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần đạt gần 106 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2018, đồng thời ghi nhận lỗ 21,8 tỷ đồng trong năm, trong khi cùng kỳ lãi gần 2 tỷ đồng.
Năm 2020 công ty đặt mục tiêu đạt 137 tỷ đồng doanh thu và không đưa ra kỳ vọng về chỉ tiêu lợi nhuận.
Cao su Sao Vàng (SRC): Em gái và vợ Chủ tịch liên tục đăng ký thoái vốn
Theo thông tin từ HOSE, bà Nguyễn Thị Hằng Nga và bà Phạm Ngọc Hà, lần lượt là vợ và em gái ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Cao su Sao Vàng (mã chứng khoán SRC) đều muốn rút vốn tại SRC nhằm mục đích giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.
Cụ thể, từ ngày 22/6 đến ngày 21/7/2020, bà Nguyễn Thị Hằng Nga đăng ký bán toàn bộ 882.250 cổ phiếu SRC, tỷ lệ 3,14%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Tương tự, cũng trong khoảng thời gian trên, bà Phạm Ngọc Hà cũng đăng ký bán hết hơn 1,4 triệu cổ phiếu SRC nắm giữ, tương ứng tỷ lệ 4,999%.
Nếu giao dịch thành công, ngoài ông Phạm Hoành Sơn, các cá nhân liên quan đến ông Sơn cũng sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu SRC nào. Hiện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn là cổ đông lớn nhất của SRC với việc sở hữu hơn 10,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 36%; tiếp theo là ông Nguyễn Tiến Ngọc nắm giữ 2,36 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,42%.
Cũng như phần lớn doanh nghiệp trên sàn, Cao su Sao Vàng cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 tại ĐHCĐ thường niên vừa qua với các chỉ tiêu cùng sụt giảm, đáng kể là lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 16,8 tỷ đồng, giảm 59,4% so với kết quả đạt được năm 2019.
Kết thúc quý I/2020, SRC ghi nhận doanh thu 194,79 tỷ đồng, giảm 15,52% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ, đạt 7,37 tỷ đồng và đã hoàn thành 43,87% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, cổ phiếu SRC đang tăng 1,9% và tạm đứng tại mức giá 16.500 đồng/CP trong phiên sáng nay 17/6.
Bến xe Miền Tây (WCS) gây bất ngờ với tỷ lệ trả cổ tức 516% cho năm 2019 Trước đó Bến xe Miền Tây đã trả cổ tức năm 2018 tổng tỷ lệ đến 400%. Ngày 25/6 tới đây CTCP Bến xe Miền Tây (mã chứng khoán WCS) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Những thông tin trong tài liệu vừa được công bố càng khiến cho cổ đông công ty khấp khởi vui mừng. Kế...