Cổ phiếu PVD đảo chiều tăng ngắn hạn?
Theo Yuanta Việt Nam, cổ phiếu PVD của Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí có tín hiệu đảo chiều tăng ngắn hạn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/11, cổ phiếu PVD đóng cửa ở mức 16,600đ/cp
PVD đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với doanh thu thuần đạt 1.069 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu dịch vụ giảm 25% xuống mức 502 tỷ đồng do giàn số 11 của PVD ngừng hoạt động. Trong quy 3/2018, doanh nghiệp này co doanh thu tư gian thuê Hakuryu 5 cho Premier Oil, nhưng trong quý 3 năm nay không ghi nhân phat sinh doanh thu từ gian khoan này. Ngoài ra, hiêu suât sư dung gian Jackup giam nhe xuống 91% so với mức 94% của cung ky năm ngoái, do co thơi gian di chuyên gian khoan PV Drilling II va VI tư Viêt Nam sang Malaysia va ngươc lai.
Trong khi đó, PVD phải hoàn nhập dự phòng đối với các khoản nợ của PVEP ở mức 50 tỷ đồng, so với mức 200 tỷ đồng của cùng kỳ và lợi nhuận từ các liên doanh giảm mạnh khi ghi nhận mức lỗ 4,2 tỷ đồng trong kỳ. Do đó, kết thúc quý 3, lợi nhuận sau thuế (LNST) của PVD chỉ đạt 27,1 tỷ đồng, giảm 75,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, PVD đã ghi nhận doanh thu đạt 2.980 tỷ đồng, giảm 27% và LNST đạt 49 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, kế hoạch doanh thu năm 2019 của PVD đặt ra là 3.850 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ và đặt mục tiêu không lỗ trong năm nay. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, PVD sẽ không gặp nhiều khó khăn với kế hoạch lợi nhuận, tuy nhiên việc thu hồi nợ từ PVEP không như dự kiến trong 9 tháng đầu năm cũng khiến cho kỳ vọng về lợi nhuận của PVD trong năm 2019 giảm sút.
Các chuyên gia kỳ vọng vào năm 2020, PVD sẽ có khởi sắc. Đầu tiên là hiệu suất các giàn jack-up tăng lên nhờ các giàn có hợp đồng khoan trong suốt năm 2020 tại Malaysia, và ở trong nước, giá thuê cũng dự kiến sẽ tăng lên khoảng 65.000 USD/ngày so với mức 59.000 USD/ngày trong năm 2019.
Video đang HOT
Ông Đỗ Danh Rạng – Phó TGĐ phụ trách tài chính của PVD cho biết, bắt đầu từ tháng 11 năm nay, toàn bộ 4 giàn tự nâng của PV Drilling sẽ thực hiện các hợp đồng dài hạn tại thị trường Malaysia. Bên cạnh đó, để tiếp tục duy trì thị phần cung cấp dịch vụ khoan trong nước, PVD đã tiến hành thuê lại giàn khoan tự nâng HAKURYU-11 của Japan Drilling (JDC) và IDUN của Borr Drilling để cung cấp cho Idenmitsu tại mỏ Sao Vàng Đại nguyệt với 5 giếng chắc chắn & 01 giếng gia hạn, và cung cấp cho Hoàng Long Hoàn Vũ tại mỏ Tê Giác Trắng với 02 giếng chắc chắn & 02 giếng tùy chọn. Cả hai giàn được đưa vào hoạt động trong tháng 11 năm nay.
Ngoài ra, PVD đã ký được hợp đồng dài hạn cho giàn TAD, bắt đầu từ tháng 4/2021 và kéo dài 6 năm, kèm với điều khoản gia hạn mỗi 2 năm, 2 lần gia hạn, giá thuê vào khoảng 90.000 USD/ngày. Đây là thông tin tích cực cho PVD, giúp cải thiện triển vọng dài hạn của cổ phiếu PVD.
Theo Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, mức Stock Rating của PVD ở mức 73 điểm, đây là mức đánh giá trung tính cho sự tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, trong ngắn hạn, đồ thị giá của PVD có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh và xác nhận mô hình đảo chiều ngắn hạn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở vùng giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
Theo phân tích kỹ thuật, đường MA50 vẫn đang cắt lên trên đường MA 100 và MA200 cho thấy tín hiệu tích cực. Dù MACD đã cắt lên trên đường tín hiệu, nhưng vẫn nằm ở dưới đường zero, trong khi các chỉ số ADX, Stochastic, RSI… vẫn chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng. Do đó, nếu cổ phiếu PVD sẽ chỉ đảo chiều tăng thực sự khi vượt qua và trụ vững trên 18.000đ/cp, kế tiếp là vùng 18.000- 20.000đ/cp. Trường hợp bị đẩy xuống dưới 16.000đ/cp, thì PVD có thể xuống 14.000- 15.000đ/cp.
Diễm Ngọc
Theo Enternews.vn
Khó gỡ "nút thắt" tín dụng
Các NHTM có vốn Nhà nước chiếm hơn 50% thị phần tín dụng. Nếu các ngân hàng này không tăng được vốn điều lệ, sẽ buộc phải thu hẹp tăng trưởng tín dụng.
Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM có vốn Nhà nước đã cải thiện tích cực, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cần phải tăng vốn điều lệ mới có thể đáp ứng được chuẩn Basel II.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các khối ngân hàng thương mại.
An toàn vốn tốt hơn
Theo NHNN, đến cuối tháng 8/2019, CAR của khối NHTM có vốn Nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, CBBank, Ngân hàng Xây dựng, GPBank và OceanBank) lại tăng từ mức 9,52% cuối năm 2018 lên 9,65% vào cuối tháng 8/2019.
Có được kết quả này là do vốn tự có của khối NHTM Nhà nước tăng nhanh hơn so với tổng tài sản. Cụ thể đến cuối tháng 8, tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước là 5.123.339 tỷ đồng, tăng 5,35%, trong khi vốn tự có đạt 285.735 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cuối năm 2018. Thế nhưng, vốn điều lệ của khối này chỉ tăng 0,78% lên 149.047 tỷ đồng.
Việc vốn điều lệ tăng chậm hơn tổng tài sản cho thấy, CAR của các NHTM Nhà nước được cải thiện chủ yếu nhờ tăng vốn cấp 2 và cơ cấu lại tài sản.
Quả vậy, theo SSI, trong 9 tháng đầu năm 2019, trong tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 155.306 tỷ đồng (không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do HNX không công bố) thì ngân hàng thương mại chiếm hơn 75.936 tỷ đồng (49%).
Đơn cử VietinBank vừa công bố phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó, có 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
"Áp lực gia tăng vốn cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, để được tính vào vốn cấp 2, trái phiếu phát hành phải có kỳ hạn trên 5 năm", TS. Cấn Văn Lực cho biết.
Giải pháp tình thế
Tuy nhiên theo giới chuyên gia, việc phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 chỉ là giải pháp tình thế khi mà thời hạn Basel II đã cận kề. Bởi theo quy định của NHNN, bắt đầu từ năm thứ 5 trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.
Hơn nữa, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính, nếu lạm dụng phát hành trái phiếu sẽ tạo ra rủi ro cho ngân hàng trong tương lai, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, bởi huy động vốn trung - dài hạn thường có lãi suất cao. Chưa kể, đến thời điểm trái phiếu đáo hạn, ngân hàng sẽ đối mặt với áp lực huy động trái phiếu lớn để tiếp tục duy trì vốn cấp 2.
Giải pháp lâu dài
Tăng vốn điều lệ vẫn là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng nói chung để tuân thủ Basel II. Đối với các ngân hàng quốc doanh, việc tăng vốn điều lệ còn có vai trò quan trọng hơn rất nhiều khi các ngân hàng này chiếm hơn 50% thị phần trong huy động và tín dụng của hệ thống.
Trong báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, NHNN cũng cho biết, việc mở rộng tín dụng của các NHTM Nhà nước bị hạn chế do phải đáp ứng chuẩn Basel II, đặc biệt là đối với Agribank và Vietinbank.
Bởi vậy, NHNN đang đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 hoặc ban hành một Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.
Đồng tình quan điểm này, nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, không nên cào bằng cấp vốn mà dựa trên nền tảng lợi nhuận của ngân hàng.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, nếu cổ đông Nhà nước vẫn nắm giữ tối thiểu 65% vốn tại các NHTM nhà nước thì hầu như không cổ đông chiến lược nào mặn mà. Bởi vì, việc bỏ vốn mà không nắm quyền chi phối chỉ mang tính đầu tư tài chính. Do đó, Chính phủ nên hạ thấp tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước để các nhà đầu tư chiến lược có thể nắm giữ ít nhất 51% vốn của NHTM Nhà nước.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Room ngoại cho Fintech nên ở mức nào? Mặc dù NHNN đã có bước nới hơn khi đề xuất tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các Fintech là 49%, nhưng vấn đề này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều. NHNN đề xuất room ngoại cho Fintech là 49% Room ngoại dự kiến cho Fintech Tại Dự thảo Nghị định quy...