Cổ phiếu POW – Tâm điểm đầu tư
Vừa qua, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP ( PV Power, mã chứng khoán: POW) đã đứng trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2019 do Tạp chí Forbes bình chọn. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của PV Power sau 1 năm kể từ khi chính thức trở thành công ty cổ phần.
Nhiều điểm sáng
Trong suốt 1 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, PV Power đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là phải bảo đảm được lợi ích cổ đông là những quỹ đầu tư lớn danh tiếng như VinaCapital, Dragon Capital. Với sự nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết đối với cổ đông, PV Power luôn duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh khả quan. Mới chuyển sang sàn HOSE được nửa năm, nhưng PV Power đã thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng, tổ chức, quỹ hoán đổi danh mục và POW được đưa vào danh mục đầu tư của các quỹ ETF như MSCI, FTSE Việt Nam, VNM ETF, phản ánh sự đánh giá cao cổ phiếu POW của các tổ chức đầu tư uy tín.
Cổ phiếu POW – Tâm điểm đầu tư
Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của PV Power đạt 18.315 tỉ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018 và vượt 109% kế hoạch 6 tháng. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện từ mức 13,87% lên 14,61%, giúp lợi nhuận gộp tăng 8,24% so với cùng kỳ năm 2018, lên 2.677 tỉ đồng. Biến động tỷ giá thuận lợi hơn cũng như việc trả bớt nợ vay hằng năm đã giúp PV Power giảm mạnh chi phí từ 893,01 tỉ đồng xuống còn 714,78 tỉ đồng. Với lợi nhuận đạt được, PV Power cũng đẩy mạnh việc chi trả nợ vay. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng dư nợ vay tài chính đã giảm gần 1.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay tài chính dài hạn giảm từ 13.303 tỉ xuống còn 10.866 tỉ đồng…
Video đang HOT
Một điểm sáng nữa là chi phí quản lý doanh nghiệp vốn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi phí đã được PV Power kiểm soát tốt hơn nhờ giảm chi phí nhân công, trích lập dự phòng và giảm các chi phí mua ngoài khác.
Điểm mạnh từ các nhà máy điện
Là doanh nghiệp sản xuất điện lớn thứ hai sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PV Power có tiềm năng tăng trưởng khi các nhà máy điện ở Cà Mau sẽ hết khấu hao trong giai đoạn 2019-2020 và tiếp tục triển khai đầu tư vào các nhà máy phát điện lớn mới. PV Power có điểm mạnh từ các nhà máy điện khí như Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Cà Mau 1, Cà Mau 2. Theo kế hoạch năm 2019, PV Power đặt mục tiêu sản lượng điện thương phẩm 21,6 tỉ kWh, tăng 1,4% so với năm 2018.
Cổ phiếu POW với đặc tính của cổ phiếu nhóm ngành phòng thủ sẽ vẫn là tâm điểm của dòng tiền đầu tư và là một trong số ít lựa chọn tối ưu bổ sung vào danh mục đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn đầu năm 2019, PV Power đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất điện như: Nguồn cấp khí từ bể Cửu Long bị gián đoạn; nguồn than phát điện cho nhà máy Vũng Áng cũng như điều kiện thủy văn không thuận lợi. Tuy nhiên, PV Power vẫn nỗ lực cân đối nguồn phát giữa các nhà máy điện để hoàn thành kế hoạch sản lượng.
Lũy kế 7 tháng năm 2019, tổng công suất các nhà máy điện của PV Power đạt 13.283 triệu kWh, hoàn thành 61% kế hoạch năm. Hầu hết các nhà máy đều vận hành hết công suất, đặc biệt là các nhà máy điện khí, để bù đắp sản lượng cho các nhà máy thủy điện và điện than. Nhà máy Điện Cà Mau 1, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 đều hoàn thành hơn 100% kế hoạch tháng, sản lượng lũy kế 7 tháng đạt lần lượt 4.360 triệu kWh, 1.750 triệu kWh và 2.774 triệu kWh, vượt lần lượt 111%, 110% và 108% kế hoạch.
Các cổ phiếu tiện ích, điện, nước luôn được sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ và các quỹ ETFs. Cổ phiếu POW với đặc tính của cổ phiếu nhóm ngành phòng thủ sẽ vẫn là tâm điểm của dòng tiền đầu tư và là một trong số ít lựa chọn tối ưu bổ sung vào danh mục đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Minh Châu
Theo petrotimes
Chứng khoán châu Á tăng sau khi Trung Quốc kích thích kinh tế
Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngân hàng để kích thích kinh tế. MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ nhật Bản tăng 0,3%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,3%, với hầu hết thị trường chứng khoán lớn trong khu vực đều tăng điểm.
Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt tăng 0,4% và 0,7%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite tăng 0,3% và Shenzhen Composite tăng 0,6%. Tại Nam Á, ASX 200 tăng chưa tới 0,1%.
Ở chiều ngược lại, Hang Seng của Hong Kong giảm 0,2% và NZX 50 giảm 0,2%.
Trung Quốc tăng kích thích kinh tế, chứng khoán châu Á tăng điểm. Ảnh: Getty Images.
Tâm lý trên thị trường chứng khoán tích cực sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 6/9 thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối ngân hàng. Động thái trên đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế số hai thế giới.
Cục Hải quan Trung Quốc ngày 9/9 cho biết xuất khẩu giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8, trái ngược với dự đoán tăng 2% của giới chuyên gia. Trong đó, xuất sang Mỹ giảm mạnh 16% do tác động từ cuộc chiến thương mại. Với tình hình này, thị trường cho rằng chính phủ sẽ tăng cường kích thích kinh tế trong tương lai.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tại Mỹ, thị trường việc làm cho thấy sự tăng trưởng trì trệ khi tạo ra thêm 130.000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn con số dự báo là 158.000. Thu nhập bình quân theo giờ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,3% hồi tháng 7. Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục hành động phù hợp để duy trì tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tại Nhật Bản, chính phủ vừa điều chỉnh lại tăng trưởng GDP quý II về 1,3% từ mức sơ bộ 1,8%, cũng cho thấy tình trạng tăng trưởng trì trệ.
Theo Thanh Long/CNBC, Reuters/ndh.vn
Bamboo Capital (BCG) thu 500 triệu/ngày từ nhà máy điện mặt trời Công ty cổ phần Bamboo Capital (BCG) cho biết, sau gần 2 tháng làm lễ khánh thành, Nhà máy năng lượng mặt trời BCG - CME Long An 1 có công suất 40,6 MWp đã hoạt động ổn định mang lại doanh thu khoảng 500 triệu đồng/ngày. Nhà máy điện mặt trời Long An 2 có công suất 100 MWp dự kiến sẽ...