Cổ phiếu phân bón kỳ vọng đến đâu?
Lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón sẽ tăng trưởng mạnh khi thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% được áp dụng, nếu giá phân bón cũng tăng tương ứng.
Theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ năm 2015, khi phân bón được xếp vào mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng, mỗi năm, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã DCM) không được khấu trừ gần 350 tỷ đồng tiền thuế.
Tổng công ty Phân bón và hóa c hất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã DPM) từ năm 2015 đến nay không được khấu trừ 1.637 tỷ đồng tiền thuế.
Các đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) không được khấu trừ khoảng 3.646 tỷ đồng tiền thuế: năm 2015 là 825 tỷ đồng; năm 2016 là 588,8 tỷ đồng; năm 2017 là 755,5 tỷ đồng; năm 2018 là 767,7 tỷ đồng; năm 2019 là 708,8 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2015 – 2019, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ đã giảm từ 1.393 tỷ đồng xuống 467 tỷ đồng, của Phân bón Bình Điền (mã BDF) giảm từ 421 xuống 127 tỷ đồng. Đạm Cà Mau dù được hỗ trợ giá khí nhưng hàng bán ở cửa nhà máy mới có lời. Còn nếu vận chuyển ra miền Trung hay miền Bắc không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Malaysia.
Nếu áp dụng hoàn thuế phân bón 5% thì số thuế được hoàn của các doanh nghiệp trong ngành có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, giúp gia tăng đáng kể lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Nhưng việc sửa đổi Luật thuế 71, nội dung liên quan đến mức thuế mặt hàng phân bón không được hồi tố. Vì vậy, chuyện các doanh nghiệp phân bón tăng trưởng lợi nhuận, trở lại mức cao như trước năm 2015 vẫn là kỳ vọng thì tương lai, dù tính khả thi khá cao.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu giá bán không thay đổi, theo lý thuyết thì toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ sẽ không hạch toán vào chi phí nữa nên doanh nghiệp sẽ giảm chi phí phần này.
Tuy nhiên, đồng thời doanh nghiệp cũng phải giảm doanh thu do giá bán sản phẩm không đổi, tương ứng thuế giá trị gia tăng đầu ra 5%. Trong trường hợp này, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có thể tăng nhưng không đáng kể.
Video đang HOT
Nếu giá bán tăng 5%, tương ứng với phần tăng của thuế giá trị gia tăng thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp phân bón tăng tương ứng với phần thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu hoàn.
Giả định áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng 5% trong 6 tháng đầu năm với Đạm Cà Mau thì thuế giá trị gia tăng đầu vào là 197 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng đầu ra là 142 tỷ đồng, số thuế được hoàn là 55 tỷ đồng.
Trong điều kiện thuận lợi, theo đánh giá của chuyên gia am hiểu ngành, thời gian đầu áp dụng thuế, giá phân bón sẽ tăng giúp các doanh nghiệp hưởng lợi, nhưng sau đó giá bán sẽ điều chỉnh lại theo cung – cầu.
Bản tin Nhà đầu tư quý III của Đạm Phú Mỹ cho biết, biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục diễn ra khốc liệt trong năm 2020, khô hạn kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, thời tiết có nhiều diễn biến cực đoan như giông, lốc xoáy, mưa đá, mưa a xít gây thiệt hại chưa từng có tại khu vực miền Bắc.
Tình hình hạn hán xảy ra tại khu vực Bắc Trung bộ, miền Trung và xâm nhập mặn kéo dài trên diện rộng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã làm giảm diện tích canh tác, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cây trồng và trực tiếp làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón của bà con nông dân từ 18 – 25% so với mọi năm.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trong nước năm 2020 gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Tình hình dịch bệnh dẫn đến tình trạng “cấm biên”, hạn chế giao thương làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản, làm cho giá nông sản giảm mạnh tại một số thời điểm, kéo theo suy giảm về đầu tư cho sản xuất, trong đó có phân bón.
Những khó khăn này vẫn ảnh hưởng kéo dài cho đến cuối năm.
Trong khi đó, do mất lợi thế cạnh tranh với phân bón nhập khẩu vì chi phí đầu vào tăng khi không được khấu trừ thuế, các doanh nghiệp phân bón vẫn rất khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ, trong 9 tháng đầu năm 2020, trong 9 doanh nghiệp phân bón niêm yết thì chỉ có ba doanh nghiệp là Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ và Phân bón Bình Điềncó lợi nhuận tăng trưởng.
Các doanh nghiệp còn lại đều bị sụt giảm lớn về lợi nhuận so với năm 2019, thậm chí thua lỗ nặng.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nếu chính sách thuế không sửa đổi kịp thời, dự báo sang năm 2021, các doanh nghiệp phân bón sẽ tiếp tục gặp khó khăn rất lớn. Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có lãi tăng trưởng là nhờ hưởng lợi từ giá dầu giảm, dẫn đến giá khí đầu vào giảm.
Vì thế, theo các doanh nghiệp, ảnh hưởng chắc chắn và dài hạn của việc sửa đổi thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón là giúp doanh nghiệp phân bón cạnh tranh bình đẳng với phân bón nhập khẩu và khuyến khích đầu tư mới khi doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư mới đối với sản phẩm là phân bón, mà không phải ghi tăng giá trị tài sản như hiện nay.
Mặt khác, điểm nhà đầu tư cần lưu ý là, trong tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi Luật thuế 71 Chính phủ, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phân bón phải thực hiện các giải pháp giảm giá thành để hỗ trợ chi phí đầu vào cho nông dân.
Vì thế, con số lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón tăng trưởng ở mức độ nào khi chính sách thuế giá trị gia tăng với phân bón 5% áp dụng phụ thuộc vào biến số là giá bán.
Tuy nhiên, kỳ vọng ở mức độ lợi nhuận tăng 10 – 20% so với mức lợi nhuận ghi nhận khi không được hoàn thuế, trong điều kiện giá đầu vào và cung – cầu phân bón không có biến động lớn so với thời điểm hiện nay là khả thi cao.
Ngành phân bón gánh 3.000 – 4.000 tỷ đồng thuế không được khấu trừ mỗi năm
Ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam
Do tỷ trọng giá trị các mặt hàng phân bón chủ yếu tập trung trong nước, do đó, thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa lớn đối với các đơn vị trong ngành.
Ước tính, với quy mô ngành phân bón trên 100.000 tỷ đồng hàng năm và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5% thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu 3.000-4.000 tỷ đồng/năm. Đây là con số lớn, nếu xem xét đến lợi nhuận sau thuế của các đơn vị trong ngành trong giai đoạn 5 năm qua.
Khi không được khấu trừ thuế, các đơn vị sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh và về lâu dài sẽ lâm vào tình trạng giải thể, phá sản và trên hết, thị phần phân bón trong nước sẽ giảm và rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Do đó, việc tháo gỡ khó khăn với ngành sản xuất – kinh doanh phân bón thông qua áp dụng mức thuế giá trị gia tăng sẽ giúp đơn vị trong ngành nâng cao nội lực, giảm giá bán thông qua hạ giá thành sản phẩm, giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, canh tác. Từ đó, giúp củng cố, phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Đây là sự cộng sinh cần thiết giữa nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng.
Cổ đông DCM sắp được nhận 317 tỷ đồng cổ tức
Đạm Cà Mau dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông vào ngày 23/11 với tỷ lệ 6%.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) thông báo sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông năm 2019 với tỷ lệ 6%, theo đó mỗi cổ đông sẽ được nhận 600 đồng cho mỗi cổ phiếu. Với 529,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Đạm Cà Mau sẽ chi hơn 317 tỷ đồng để chi cổ tức.
Công ty thông báo ngày đăng ký cuối cùng là 29/10, tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/10. Theo đó, ngày thanh toán dự kiến là 23/11.
Đạm Cà Mau trả cổ tức 6% bằng tiền mặt.
Về kết quả kinh doanh, Đạm Cà Mau cho biết lợi nhuận 8 tháng ước đạt hơn 424 tỷ đồng, gấp 8 lần kế hoạch năm. Riêng quý 3, Công ty đã xuất hơn 120.000 tấn ure đi các nước có nền nông nghiệp phát triển như Thái Lan, Ấn Độ, Brazil... Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ 9 tháng tăng 30% so với cùng kỳ năm trước đạt 697.194 tấn.
Trong tháng 8, nhà máy Đạm Cà Mau đã thực hiện dừng máy để bảo dưỡng cơ hội. Sau bảo dưỡng, nhà máy Đạm Cà Mau đạt công suất tối đa khá nhanh. Công ty dự kiến nâng công suất thêm 2% lên 112% công suất để tăng lượng tiêu thụ khí.
Đạm Cà Mau cho biết đã tham gia các phiên đấu thầu quốc tế cùng các nhà phân phối lớn, thu về hàng chục triệu USD doanh thu, góp phần trực tiếp giảm áp lực tồn kho. Doanh nghiệp cũng chuẩn bị sẵn 200.000 tấn phân bón phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long vụ đông xuân và các khu vực khác.
DPM có thể tiết kiệm 250 tỷ/năm nếu được miễn thuế VAT đầu vào, lãi 9 tháng vượt tới 29% kế hoạch năm Nếu đề xuất đưa phân bón vào nhóm các sản phẩm được miễn trừ thuế VAT đầu vào, DPM có thể tiết kiệm tới 250 tỷ VAT mỗi năm. Theo báo Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã trình báo cáo lên các Bộ ngành và Hiệp hội Phân bón Việt Nam về đề xuất đưa phân bón vào nhóm các sản phẩm...