Cổ phiếu Nước sạch Sông Đà ‘bay’ hơn 127 tỷ đồng vốn hóa sau sự cố nước nhiễm bẩn
Mã chứng khoán VCW của Viwasupco lao dốc mạnh trong ngày giao dịch 16/10 khiến giá trị vốn hóa bị thổi bay hơn 127 tỷ đồng.
Cổ phiếu VCW của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Nước sạch Sông Đà – Viwasupco) khép lại ngày giao dịch 16/10 đứng mức 33.000 đồng, giảm 4,9%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 1.700 đồng. Với 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Nước sạch Sông Đà bị cuốn trôi 127,5 tỷ đồng.
Viwasupco dính nhiều tai tiếng nhưng vẫn đạt doanh thu và lãi khủng nhờ nhu cầu dùng nước sạch của người dân tăng cao. (Ảnh: VCW)
Trong 12 ngày giao dịch của tháng 10, với diễn biến không mấy lạc quan của thị trường cộng luồng thông tin tiêu cực liên quan đến sự cố nước nhiễm dầu, cổ phiếu VCW đã mất 5,7%, tương ứng mất 2.000 mỗi cổ phiếu.
Mã VCW dù có giá khá cao song đang gặp vấn đề thanh khoản, nhiều phiên liên tiếp không có giao dịch. Trong 7 ngày gần đây, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày của cổ phiếu Viwasupco chỉ khoảng 940 đơn vị. Con số này giảm còn 482 đơn vị nếu tính trong 30 ngày gần nhất.
Dù cổ phiếu giao dịch ảm đạm song Viwasupco có kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Báo cáo tài chính soát xét cho thấy, nửa đầu 2019, Viwasupco đạt doanh thu gần 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ đồng. Doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo, năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 230 tỷ đồng.
Đáng nói, dù dính nhiều bê bối về chất lượng nước và hạ tầng công trình nhưng Viwasupco vẫn là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm ba quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm…
Theo báo cáo thường niên, năm 2018, trung bình mỗi ngày đêm, Viwasupco cung cấp gần 250.000 m3 nước cho thị trường. Tổng quy mô cung cấp nước cả năm đạt hơn 91 triệu m3, tương đương 101% kế hoạch.
Tai tiếng gần nhất của Viwasupco xảy ra cách đây vài ngày, sau khi người dân một số quận Hà Nội như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… phản ánh nước có mùi khét nồng nặc kèm váng dầu đen. Nguyên nhân sau đó được xác định do việc đổ nhớt thải khu vực đầu nguồn, các mẫu nước có hàm lượng styren cao hơn giới hạn cho phép.
Được biết, Viwasupco hiện có hai cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex sở hữu 60,46% và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) sở hữu 35,95%.
HOÀNG HƯNG
Theo VTC.vn
Nước sạch Sông Đà lãi hơn 700 triệu đồng mỗi ngày
Từ hoạt động cung cấp nước sạch cho khu vực Tây Nam Hà Nội, 4 năm gần nhất Công ty Nước sạch Sông Đà ghi nhận hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu, và xấp xỉ 700 tỷ đồng lãi ròng.
Hiện nay, hoạt động cung cấp nước sạch cho khu vực nội đô đang được giao cho 5 đơn vị chính gồm Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco); Công ty CP nước mặt sông Đuống; và Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco).
Trong đó, Viwasupco là đơn vị cấp nguồn nước mặt từ nhà máy nước mặt Sông Đà và một số nhà máy nước quy mô nhỏ khác cho hầu hết công ty nước sạch còn lại. Đây cũng là doanh nghiệp đang gặp sự cố về chất lượng nước sạch cho người dân một số khu vực thành phố.
Viwasupco hiện là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội, gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, và một số quận nội thành cùng một số khu vực thuộc Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.
Công ty nước sạch Sông Đà đang vướng sự cố về chất lượng nước sạch cung cấp cho người dân một số khu vực Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Nhờ hoạt động này, mỗi năm Viwasupco đều ghi nhận hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Mảng kinh doanh nước sạch của công ty cũng có biên lợi nhuận gộp lên tới 57,2% trong năm gần nhất (2018). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cung cấp nước sạch khác ở TP.HCM như nhà máy Thủ Đức, Nhà Bè, Gia Định với biên lãi gộp dưới 40%/năm.
Trong 4 năm gần nhất, mỗi năm Viwasupco đều đạt trên 400 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận ròng sau thuế xấp xỉ 150 tỷ đồng. Riêng năm 2018, công ty này ghi nhận 219 tỷ đồng lãi ròng, tăng 29% so với năm 2017. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp lợi nhuận của công ty tăng trưởng kể từ khi hoạt động kinh doanh có lãi vào năm 2012.
Tính từ năm 2012 đến nay, doanh thu của công ty này đã tăng gần 1,7 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gấp hàng trăm lần (năm 2012 công ty chỉ lãi 215 triệu đồng).
Nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của Viwasupco tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Trong đó, công ty đạt 264 tỷ đồng doanh thu, tăng 23%. Hiệu quả kinh doanh cũng được nâng lên khi biên lãi gộp đạt 56,8%, cao hơn mức 54,9% của năm trước.
Tính riêng 6 tháng, Viwasupco thu về 127 tỷ đồng lãi ròng sau thuế, tăng 31%. Bình quân mỗi ngày, công ty nước sạch này lãi hơn 700 triệu đồng.
Số liệu trong báo cáo thường niên của công ty cũng cho biết, năm 2018, công ty này cung cấp khoảng 249.421 m3 nước ra thị trường mỗi ngày/đêm, tương đương hơn 91 triệu m3 nước trong cả năm. So với năm 2017, lượng cung cấp nước năm 2018 của công ty đã tăng 13,3%.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho biết công ty có thể gặp một số rủi ro hoạt động vì nhu cầu đăng ký sử dụng nước của khách hàng rất lớn, và ngày càng gia tăng, tuy nhiên khả năng cung cấp nước của công ty bị hạn chế do nhà máy đã khai thác hết công suất của tuyến ống truyền tải nước sạch.
Ngoài ra, 90% lượng nước sản xuất của công ty đang bán cho 3 khách hàng gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông nên những thay đổi bất thường trong nhu cầu của ba khách hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Viwasupco cũng lo ngại việc xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh có tiềm lực có thể đe dọa đến khả năng tăng trưởng, thậm chí giảm sản lượng của công ty trong những năm sau này.
Theo News.zing.vn
TGĐ Tốn chỉ là người làm thuê, chủ tịch 8X mới là người chi phối nước sạch Sông Đà Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện (Gelex) sở hữu nhiều thương hiệu lớn, hoạt động đa ngành, sở hữu chi phối CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà. Tuy nhiên, sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu, dư luận quan tâm đến DN này với nhiều bức xúc. Ban lãnh đạo hiện tại của Gelex. Ảnh: Gelex. Thông qua công...