Cổ phiếu nông nghiệp đang hút dòng tiền, bộ đôi HAG-HNG tạo ’sóng’ do đâu?
Phiên 8/9, VN-Index tăng nhẹ 2 điểm sau khi giảm điểm sâu, nổi bật trong đó là cổ phiếu của nhóm nông nghiệp, thực phẩm, hơn hết nữa là giao dịch đột biến đến từ bộ đôi cổ phiếu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức).
Cổ phiếu HAG và HNG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) trở thành điểm sáng bất ngờ cả về giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu khớp lệnh. Tổng cộng đã có 24,3 triệu cổ phiếu HAG và 10,11 triệu cổ phiếu HNG, mức cao kỷ lục từ cuối năm 2018.
Đóng cửa phiên 7/9, cặp đôi cổ phiếu của bầu Đức đã tăng lần lượt 5,75% và 4,56%. Còn trong phiên, đa phần cổ phiếu được sang tay với mức giá kịch trần. Giá trị tài sản chứng khoán của bầu Đức tăng thêm 82,4 tỷ đồng.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc chuyển cổ phiếu HNG của HAGL Agrico từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 7/9. Lý do Công có lãi ròng 6 tháng đầu năm 2020 là 11 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2020 giảm về âm 2 tỷ đồng.
Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu HAGL Agrico vào mức 1.166 tỷ đồng, tăng 49%, chủ yếu là doanh thu cây ăn trái. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 10 tỷ, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ ròng hơn 751 tỷ đồng.
Năm 2020, HAGL Agrico đặt kế hoạch doanh thu 4.307 tỷ đồng, gấp 2,3 lần doanh thu đạt được năm 2019, tương ứng lãi trước thuế 566 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm Công ty đã lần lượt thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và khoảng 2% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, ban lãnh đạo HAGL Agrico chia sẻ tới thời điểm hiện tại, HNG đã trồng thêm được 3.000 ha chuối, 1.000 ha xoài và tổng diện tích cây ăn trái đạt khoảng 24.000 ha.
Công ty đang tập trung nhiều về chuối, bên cạnh đó là xoài. Về thị trường chuối ở Trung Quốc 1 năm tiêu thụ 17 triệu tấn, tháng 10 đến tháng 4 giá cực tốt, vào hè sản lượng tốt nhưng giá thấp do đó kéo theo kết quả kinh doanh 6 tháng chưa cao, tập trung vào tháng 10 và quý 4.
Video đang HOT
HNG cũng cho hay tuy sản lượng chưa lớn nhưng có thêt cạnh tranh để xuất khẩu sang Mỹ do chi phí nhân công, và thời gian vận chuyển ngắn. Các sản phẩm bưởi, sầu riêng, thanh long số lượng không nhiều so với chuối và xoài, năm nay Công ty đang tập trung xoài keo.
Sau thời gian tái cấu trúc quyết liệt với sự hỗ trợ của Thaco, HAGL Agrico bước đầu ghi nhận tín hiệu khả quan, những tín hiệu trên cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong mảng nông nghiệp của bầu Đức đã có những bước hồi phục đáng kể.
Còn với HAGL, lãi ròng sau soát xét của Công ty tăng đáng kể so với con số ghi nhận của báo cáo tự lập. Cụ thể, doanh thu thuần không biến động nhiều so với báo cáo tự lập, ghi nhận ở mức 1.471 tỷ đồng.
Thay đổi lớn nhất là doanh thu hoạt động tài chính khi giảm gần 75 tỷ đồng về mức 350 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính cũng giảm 153 tỷ đồng xuống 599 tỷ đồng.
Đáng nói là khoản lợi nhuận khác, trong khi báo cáo tự lập có lãi 21 tỷ đồng thì báo cáo soát xét chuyển sang lỗ 69 tỷ đồng.
Sau cùng, HAGL lỗ sau thuế 134 tỷ đồng, tuy nhiên do lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát lên tới 241 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lỗ 84 tỷ đồng) nên lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sau soát xét ghi nhận tới 107 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm gần 48 tỷ đồng.
HAGL có giải trình hoạt động kinh doanh thua lỗ do trong kỳ chi phí lãi vay và chi phí vận chuyển cao, song song tiếp tục đánh giá các tài sản không hiệu quả làm phát sinh lỗ khác. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ghi nhận dương 107 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số âm 48 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Tuy kết quả kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi, song HAGL cũng nhận về nhiều ý kiến của đơn vị kiểm toán. Theo đó, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu tại ngày 30/6, HAG đã ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị hơn 10.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của số dư nợ tồn đọng hơn 7.298 tỷ đồng (nằm trong số dư trên). Theo đó, phía kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến BCTC hợp nhất bán niên 2020 của HAGL.
Ngoài ra, kiểm toán còn nhấn mạnh rằng, khoản nợ ngắn hạn tại ngày 30/6 đã vượt quá tài sản ngắn hạn của HAG với số tiền hơn 1.372 tỷ đồng. Cùng với những vấn đề khác được nêu trong thuyết minh số 2.1 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Cả họ cổ phiếu nông nghiệp đều hút tiền?
Không chỉ bộ đôi cổ phiếu HAG-HNG tạo sóng mà các cổ phiếu nông nghiệp cũng thu hút được dòng tiền trên thị trường chứng khoán.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giá cổ phiếu nông nghiệp “sốt giá” trong bối cảnh tâm lý của nhà đầu tư lo ngại nhu cầu nông sản sẽ lên cao còn nguồn cung bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Trung Quốc, từ đó đẩy giá các mặt hàng này.
Mới đây, tờ Asia Nikkei cho hay, kể từ tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã phải đối mặt với một loạt trận lũ lụt kinh hoàng, kéo dài từ khu vực Tây Nam đến bờ biển phía Đông nước này. Giới chức Trung Quốc gọi đây là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 1981, với ước tính thiệt hại lên đến 25 tỷ USD và hàng triệu người buộc phải sơ tán.
Theo đó, trong tuần giao dịch 31/8-1/9, ở nhóm nông nghiệp, SJF ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 3 triệu đơn vị/phiên nhờ 2 phiên trần cuối tuần. Giá cổ phiếu này cũng tăng tới gần 17% trong tuần qua.
Có biến động thanh khoản tương tự như SJF song giá cổ phiếu TSC lại ngược chiều, giảm nhẹ gần 3% trong tuần qua. Trong khi đó, HSL cũng chịu cảnh giảm giá nhẹ dù khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 70% so với tuần trước.
Riêng trong phiên 8/9, cổ phiếu ngành nông nghiệp, lương thực, thực phẩm tiếp tục bứt phá mạnh mẽ với những cái tên đáng chú ý như SSN, VNH, ICF, ANV, TAC, SEA, CTP, AGM, FMC, TAR, KDC, ABT, SBT, DBC, VHC…
Giao dịch 2 mã cổ phiếu của bầu Đức tăng vọt
Cổ phiếu HAG và HNG cùng tăng mạnh với khối lượng giao dịch cao đột biến trong ngày VN-Index giảm 13 điểm.
Chỉ số VN-Index trượt nhẹ lên trên mốc tham chiếu ngay sau khi thị trường chứng khoán mở cửa phiên 7/9. Tuy nhiên, thị trường phân hóa mạnh khiến chỉ số đại diện sàn HoSE giằng co trong phiên sáng. Bước sang phiên chiều, áp lực bán đột ngột tăng mạnh, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu bluechip, khiến thị trường giảm sâu.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần 7/9, VN-Index giảm 1,5% (-13 điểm) về 888 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chứng khoán trong nước suốt hơn 1 tháng qua tính từ phiên 29/7 khi VN-Index mất 2,8%.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 273 mã giảm điểm và 135 cổ phiếu tăng giá. Trong nhóm VN30, ngoại trừ VNM (Vinamilk) tăng 1%, NVL (Novaland) và SAB (Sabeco) giữ nguyên mốc tham chiếu, 27 cổ phiếu cùng đóng cửa trong sắc đỏ.
Nhóm ngân hàng hôm nay đồng loạt giảm mạnh, tạo áp lực lớn nhất lên thị trường. 3 mã VCB (Vietcombank), BID (BIDV), CTG (Vietinbank) giảm 2-4%, nằm trong top 5 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất với VN-Index. Hai mã còn lại là VIC (Vingroup) giảm 3% và GAS (PV Gas) giảm 4%.
Ở chiều ngược lại, BCM (Becamex), VNM, PDR (Phát Đạt), HNG (HAGL Agrico), HAG (Hoàng Anh Gia Lai) là 5 cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index. Tuy nhiên, đà tăng của nhóm này bị lấn át hoàn toàn khi sắc đỏ áp đảo thị trường.
HAG và HNG cùng tăng mạnh, góp mặt trong top 10 cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản hôm nay. Ảnh: SSI.
Đáng chú ý, cổ phiếu 2 công ty của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) ngoài việc tăng mạnh 5-6% còn cùng nằm trong top 10 mã đứng đầu thị trường về khối lượng khớp lệnh. Trong đó, HAG chiếm vị trí số một với 24,3 triệu cổ phiếu được sang tay. Bộ đôi HAG, HNG cùng "nổi sóng" khi khối lượng giao dịch cao gấp 465% và 933% so với mức bình quân của 20 phiên trước.
Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán. Tổng giá trị giao dịch phiên 9/7 tiếp tục duy trì ở mức cao với thanh khoản gần 7.600 tỷ đồng trên sàn HoSE. Nhà đầu tư nước ngoài phát đi tín hiệu tích cực khi mua ròng 43 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo nhận định của BSC, việc dòng tiền chuyển sang trạng thái tiêu cực báo hiệu VN-Index có thể trở lại kiểm tra khu vực 880-885 điểm trong những phiên tới. Còn chuyên gia của MBS đánh giá việc thị trường chứng khoán điều chỉnh phiên 7/9 là điều bình thường. Sau hơn 5 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu tăng giá bình quân 20-30%, kích thích nhà đầu tư chốt lời.
Nhóm cổ phiếu nông nghiệp bất ngờ khởi sắc Sắc đỏ ngập tràn thị trường chứng khoán ngay từ phiên đầu tuần do thiếu lực đỡ từ nhóm cổ phiếu lớn. VN-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp. Đóng cửa phiên giao dịch 7/9, chỉ số VN-Index giảm 13,29 điểm (1,47%) xuống 888,25 điểm; HNX-Index giảm 0,57% xuống 125,43 điểm và UPCom-Index...