Cổ phiếu nông nghiệp: Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức tăng mạnh
Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức nối tiếp đợt sóng và tăng mạnh, HAG ( 2,3%), HNG ( 2,0%), giao dịch sôi động với thanh khoản tương ứng ~7,9 triệu cp và ~ trên 2 triệu cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 21.3, thị trường chứng khoán đã có một phiên giao dịch rất sôi động và tích cực. Hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng đều đã bứt phá cả về mặt giá cũng như khối lượng giao dịch. Chỉ số VN-Index tăng 1,11 điểm (0,15%) lên mức 716,18 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,1 điểm (1,23%) lên 90,13 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 287 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch trên 5.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 800 tỷ đồng.
Giao dịch của khối ngoại trong phiên hôm nay cũng diễn ra rất sôi động. Khối ngoại đã mua vào hơn 24,47 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 590 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 8,57 triệu cổ phiếu, trị giá 258,4 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 15,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 331,6 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 315 tỷ đồng, gấp đôi so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 14,7 triệu cổ phiếu.
Việc khối ngoại trên HOSE mua ròng mạnh như trên là nhờ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB và NVL. Trong đó, EIB được khối ngoại mua thỏa thuận hơn 13,65 triệu cổ phiếu, trị giá 163,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NVL cũng được mua thỏa thuận hơn 880 nghìn cổ phiếu, trị giá gần 60 tỷ đồng. Tính cả giao dịch khớp lệnh, EIB và NVL được khối ngoại đã mua ròng lần lượt 163,8 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM được mua ròng hơn 69,7 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, ROS tiếp tục là mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 32,25 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 16,48 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 1,1 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại trên HNX mua ròng mạnh nhất mã PVS, đạt hơn 8,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VGC tiếp tục được mua ròng hơn 4,3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, MAS và VND là hai cổ phiếu hiếm hoi bị khối ngoại trên HNX bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Riêng về cổ phiếu nông nghiệp, nhóm cổ phiếu ngành đường vẫn tiếp tục đà tăng của phiên hôm trước BHS ( 0,4%), LSS ( 1,4%), SBT ( 0,2%). Trong khi đó lại xuất hiện sự phân hóa tại nhóm phân bón, BFC (-1,7%), DCM (- 0,9%) giảm điểm trong khi DPM đóng cửa giá xanh cuối phiên, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ 0,2%.
Bộ đôi cổ phiếu Bầu Đức cũng tiếp nối đà tăng với thanh khoản cao. HAG ( 2,3%), HNG ( 2,0%) giao dịch sôi động với thanh khoản tương ứng ~7,9 triệu cp và ~ trên 2 triệu cổ phiếu.
P/E nhóm ngành nông nghiệp
Sắc đỏ bao trùm nhóm cổ phiếu cao su như PHR (-2,2%), TRC (-2,0%), DPR (-1,1%). Tuy nhiên, thanh khoản chỉ tập trung ở mã PHR với khối lượng giao dịch đạt gần 1 triệu cổ phiếu trong phiên. Trong năm 2017, PHR đặt kế hoạch về kết quả kinh doanh khá thận trọng.
Theo đó, giá bán dự kiến đạt 35,69 triệu đồng/tấn ( 16%) và sản lượng tiêu thụ đạt 29.500 tấn. Tổng doanh thu ước tính đạt 1.327,84 tỷ đồng ( 4%) và lợi nhuận trước thuế đạt 271,31 tỷ đồng (-13,6%).
Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên cuối năm 2016 và đầu năm 2017 tăng mạnh trở lại giúp triển vọng của PHR khả quan hơn. Bên cạnh đó, PHR sở hữu quy mô vườn cây lớn (15.000 ha tại Việt Nam và 7.000 ha tại Campuchia) và vùng thu mua ổn định, nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp được đa dạng, giúp tận dụng tối ưu công suất từ hệ thống nhà máy hiện có.
Ngoài ra, do cơ cấu vườn cây già (60% là vườn cây thuộc năm cạo thứ 16-24), hoạt động thanh lý giúp đem lại nguồn thu ổn định ~150 tỷ đồng/năm cho công ty.
Theo Danviet
Cổ phiếu nông nghiệp: Khối ngoại bán ròng, cổ phiếu Bầu Đức vẫn tăng
Bất chấp việc bị khối ngoại bán ròng mạnh trong phiên, hai cổ phiếu HNG và HAG của Bầu Đức vẫn tiếp tục tăng điểm, hiện tại đang giao dịch quanh mệnh giá.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, ngày 17.3, hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đóng cửa trái chiều nhau. Diễn biến của thị trường hôm nay chịu ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động cơ cấu danh mục của hai ETF lớn là FTSE ETF và VNM ETF (MVIS).
Giống như những đợt cơ cấu gần đây, các cổ phiếu được các ETF thêm vào danh mục như ROS, NVL, DXG đều giảm mạnh trong phiên cơ cấu (chỉ có HBC tăng nhẹ), trong khi những mã bị loại hoặc bị giảm tỷ trọng lại có diễn biến tích cực hơn như SSI, KDC, MSN,..., thậm chí có mã còn tăng mạnh như PDR, HQC.
Điểm đáng chú ý nữa đó là nhiều khả năng các quỹ ETF đã sử dụng các giao dịch thỏa thuận để thực hiện việc tái cơ cấu, chúng tôi quan sát thấy các giao dịch thỏa thuận lớn liên quan tới các cổ phiếu như ROS, DXG, PDR, NVL.
Ở những lần tái cơ cấu trước, theo chúng tôi các ETF cũng sử dụng các giao dịch thỏa thuận để thực hiện việc tái cơ cấu nhưng ít thấy những giao dịch nào có khối lượng lớn như trong phiên hôm nay.
Nguyên nhân có thể là do những cổ phiếu trên đang có những đặc tính về cung/cầu khá đặc biệt, nên vì vậy, để đảm bảo việc cơ cấu danh mục diễn ra suôn sẻ, các ETF đã sử dụng nhiều hơn các giao dịch thỏa thuận.
Về cổ phiếu nông nghiệp, tuần này, các ETF thực hiện giao dịch tái cơ cấu danh mục đầu tư. Các mã cổ phiếu DPM, HVG, HAG, SBT bị khối mạnh bán ra mạnh tương ứng 2,8 triệu cổ phiếu; 3,2 triệu cổ phiếu; 3,6 triệu cổ phiếu và 3,7 triệu cổ phiếu.
Hai cổ phiếu HAG và HNG của Bầu Đức tiếp tục tăng điểm, HAG tăng 2,6% bất chấp việc bị khối ngoại bán ròng mạnh trong phiên. Nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào câu chuyện tái cơ cấu nợ của HAGL và diễn biến khả quan của giá cao su, giá của cả hai cổ phiếu trên đã tăng rất mạnh kể từ đầu năm và hiện tại đang giao dịch quanh mệnh giá.
Về thông tin ngành, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2017/NĐ-CP quy định thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2016.
Theo Nghị định này, gia cầm sống gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô; lúa gạo; thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác; bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa cacao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wefer, bánh đa và các sản phẩm tương tự... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2017 đạt giá trị hơn 120 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ và EU là 2 trong số những thị trường nhập khẩu chính chiếm 32% tổng giá trị cũng giảm mạnh nhập khẩu, lần lượt là 40,9% và 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn đạt 17,7 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc tăng từ 24,2 - 88,7%/năm. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường năm 2016 đạt gần 305 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015 và tăng gấp 4,17 lần so với 5 năm trước đó (năm 2012).
Theo Dantri
Cổ phiếu nông nghiệp: Cổ phiếu Bầu Đức "nổi loạn" trước thông tin giá cao su tăng Trước thông tin lượng cao su xuất khẩu đạt 102.000 tấn, với giá trị đạt 193 triệu USD và giá cao su dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới đã đẩy nhóm cổ phiếu nông nghiệp, điển hình là nhóm cổ phiếu ngành cao su tăng mạnh. Hai mã cổ phiếu HAG và HNG của Bầu Đức vẫn tiếp tục khối...