[Cổ phiếu nổi bật tuần] Thêm một tuần tăng, PVT đạt hiệu suất 47% trong vòng chưa đến 3 tháng
Cổ phiếu PVT của Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT) đang trong kênh tăng giá ấn tượng từ cuối tháng 7. Tuy nhiên, sau khi tăng tới 47%, các thử thách cũng đang khó hơn với PVT.
Ảnh minh họa.
Thêm một tuần tăng giá trong chuỗi tăng từ cuối tháng 7
Trong tuần qua, VN-Index chủ yếu vẫn loanh hoay quanh ngưỡng 910 điểm thì dòng tiền lại tìm cách lan tỏa vào các Midcap và Penny. Xu hướng này giúp nhiều cổ phiếu được hưởng lợi và đã có thành quả vượt trên mức tăng của VN-Index. Trong số này, cổ phiếu PVT tuần qua đã tăng tới 7,22% so với mức tăng 0,18% của chỉ số.
Tuy nhiên, đây là chỉ một tuần tăng trong chuỗi tăng giá liên tục của PVT đã kéo dài từ cuối tháng 7 và chỉ bị gián đoạn đúng một tuần vào đầu tháng 9. Từ mức giá 9.600 đồng/cổ phiếu, PVT đã có hiệu suất tăng 47% trong vòng chưa đến 3 tháng.
Video đang HOT
Hiện tại, thị giá của PVT đã chính thức khắc phục hết các thiệt hại do COVID-19 ảnh hưởng. Giá cổ phiêu sẽ khó duy trì được đà tăng mạnh như giai đoạn vừa qua khi nhiều chỉ báo kỹ thuật đang báo hiệu PVT vào vùng quá mua. RSI của PVT đã vượt mức 80 điểm trong khi đó trên kênh giá tăng, PVT cũng vượt ra khỏi xu hướng.
Do đó, cổ phiếu này rất có thể sẽ có những điều chỉnh trong ngắn hạn để đánh giá lại xu hướng. PVT hoàn toàn giữ được đà tăng nếu giá không để thủng ngưỡng hỗ trợ ở quanh 13.400 đồng/cổ phiếu.
Kết quả 2020 khó thoát khỏi ảnh hưởng của COVID-19 nhưng dài hạn tích cực
PVT là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lỏng lớn nhất tại Việt Nam với 55% thị phần chuyên chở dầu thô tại thị trường nội địa, bao gồm 100% sản lượng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (6,5 triệu tấn/ năm) và 25% sản lượng của nhà máy Nghi Sơn (10 triệu tấn/ Năm). Điều này kiến cho tổng sản lượng vận tải dầu thô của PVT đạt mức 9 triệu tấn/ năm khi cả 2 nhà máy chạy hết công suất.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của PVT đạt 3.395 tỷ (-16,9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ (-24,5%).
Được biết, giá thuê vận tải trong quý II/2020 thấp hơn khi so với cùng kỳ mặc dù nhu cầu có sự hồi phục sau tháng 4 giãn cách xã hội.
Đáng chú ý, trong quý II/2020 lợi nhuận tài chính của công ty tăng mạnh lên mức 88 tỷ đồng khi so với mức 22 tỷ trong quý I/2020 điều này giúp cho 6 tháng 2020 thu nhập tài chính tăng 3,7% nguyên nhân đến từ lãi tiền gửi tăng đạt mức 57 tỷ trong quý II/2020. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 7,4%, tuy nhiên nếu xét trong quý II chi phí tài chính giảm mạnh đáng kể từ mức 78 tỷ xuống còn 23 tỷ.
CTCK Mirae dự báo doanh thu trong năm 2020 đạt 7.880 tỷ (-1,5%) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 716 tỷ (-13%).
Sản lượng vận chuyển dầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất trong quý III sẽ giảm nguyên nhân để từ việc bảo dưỡng tổng thể từ ngày 12/8-1/10/2020 (51 ngày), và kỳ vọng phục hồi ở quý IV với việc chạy hết công suất nhà máy.
Cùng với đó, chi phí lãi vay vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp bởi những khoản đầu tư sẽ được dời lại cho tới năm 2021 khi giá dầu thế giới có sự phục hồi; và lợi nhuận tài chính tiếp tục duy trì ở mức cao và không có nhiều sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
EPS dự phóng ước đạt 2.131 đồng/ cổ phiếu (-13%), tương ứng với mức P/E đạt 6,4 lần đây là mức thấp so với trung bình 5 năm của doanh nghiệp.
Chứng khoán 29/9: Tiền nội kéo VNM trong ngày chốt trả cổ tức
Cổ phiếu VNM bị điều chỉnh giá do chốt trả tức và cũng đang bị khối ngoại chốt lời mạnh. Tuy nhiên, tiền nội lại đang cân lệnh và kéo VNM một cách mạnh mẽ.
Phiên hôm nay, VNM chốt trả cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 20% và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5:1. Khối ngoại đang có động thái chốt lời mạnh VNM với việc bán ra hơn 70 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tiền nội lại hấp thụ và kéo VNM ( 3,6%) tăng lên ấn tượng và động lực giữ lửa cho cả thị trường chung. Lúc này, nhóm Ngân hàng đều lình xình sau các diễn biến tăng mạnh vừa qua.
VCB (-0,3%), TCB (-0,4%), BID ( 0,1%), STB (-0,4%) đang biến động trái chiều và chỉ có VPB ( 2,15%) vẫn còn giữ được đà tăng. Vì vậy, vai trò của VNM hiện đang đặc biệt quan trọng.
Nhờ VNM, VN-Index chỉ võng nhẹ xuống tham chiếu và chưa hề chạm vào vùng giá đỏ. Tính đến 10h, chỉ số tăng lên 913,42 điểm.
Thị trường đang khá cân bằng về độ rộng và câu chuyện tích cực ở nhóm Midcap và Penny vẫn còn một số điểm nhấn. Trong sáng nay, FLC ( 5%), DCM ( 5,5%), HDC ( 6,65%), DRC ( 3,36%) vẫn hút được tiền vào.
Cổ phiếu TCH ( 2,15%) hiện đang được kéo lên sau khi có thông tin vợ chủ tịch HĐQT đăng ký mua 18 triệu cổ phiếu.
Trên HNX, giao dịch đang có sự đồng thuận hơn khi VCG ( 1,28%), PVS ( 1,44%) đang hậu thuẫn cho các mã thấp hơn nhận được tiền vào. NDN ( 3,6%), SLS ( 1,05%), DXP ( 9,65%), BVS ( 3,4%) đều đang có dấu hiệu khởi sắc. Chỉ số HNX-Index đang giao dịch tại 133,08 điểm.
Nhận định chứng khoán 16/9: Midcap và Penny có thể điều chỉnh Thị trường vẫn trong trạng thái lình xình đi ngang. Nhóm Midcap và Penny đang có dấu hiệu điều chỉnh nhưng nhờ có Bluechip đang giữ nhịp, khả năng giảm sâu khó xuất hiện. Tiếp tục đi ngang (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục biến động đi ngang với sự phân hóa mạnh...