[Cổ phiếu nổi bật tuần] Tăng gần 30%/tuần, VIS vẫn chưa gỡ lại một nửa thiệt hại từ đầu năm
Cổ phiếu VIS đã tăng gần 30% tuần qua. Tuy nhiên, giá vẫn chưa thể trở về mặt bằng cũ do tiếp tục thua lỗ và triển vọng kinh doanh đang phụ thuộc vào những toan tính của ông chủ người Nhật.
Ảnh minh họa.
Thị giá tăng gần 30% một tuần
Tuần vừa qua được xem là tuần chuyển mình mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ. Các mã cảng biển đã có 2 phiên tăng rất ấn tượng và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy vậy, xét về thành tích tăng, cổ phiếu tăng tốt nhất của nhóm này là DVP ( 16,45%) vẫn chưa thể sánh kịp với mã cổ phiếu ngành thép là VIS của CTCP Thép Việt Ý ( 29,27%).
Diễn biến giá cổ phiếu VIS. (Nguồn VNDIRECT)
Cổ phiếu này đã có 4/5 phiên tăng giá, đi lên từ 13.150 đồng/cổ phiếu và đóng cửa tuần tại 17.000 đồng/cổ phiếu. So với ông lớn đầu ngành là HPG ( 2,9%), mức tăng trên chắc chắn đem lại niềm vui cho nhà đầu tư nhỏ lẻ kịp mua vùng đáy.
Tuy nhiên trước đó, trong tháng 7 VIS cũng có tới tới 3 tuần giảm giá tiêu cực đánh mất tới gần 50% thị giá – vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu đi ngang trong nửa đầu năm 2019.
Như vậy, với các diễn biến tuần vừa qua, VIS vẫn chưa thể trở về mặt bằng giá cũ và mới chỉ khắc phục được gần 40% thiệt hại trước đó.
Kinh doanh vẫn thua lỗ sau khi về tay người Nhật
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư bán ra trong 3 tuần tháng 7 là kết quả kinh doanh của VIS vẫn tiếp tục gây thất vọng. Quý II/2019, doanh thu thuần đạt 1.333,55 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế vẫn âm 32,18 tỷ đồng, cải thiện hơn so với mức lỗ gần 68 tỷ đồng cùng kỳ.
Lượng hàng tồn kho tính đến ngày 30/6 lên tới 1.086 tỷ đồng, chiếm tới gần 40% tổng tài sản trong khi nợ phải trả toàn bộ là nợ ngắn hạn là 2.123 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu.
Tính chung 6 tháng, VIS đã lỗ 68 tỷ đồng, nhiều hơn mức lỗ 66,15 tỷ đồng năm ngoái. Như vậy, trong các quý còn lại VIS không được phép lỗ quá 24,5 tỷ đồng mới giữ được mục tiêu kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2019.
Được biết, Công ty đề ra kế hoạch doanh thu 4.862 tỷ đồng, lỗ trước thuế là 92,5 tỷ đồng. Đây cũng là kế hoạch phải có sự chấp thuận của ông chủ người Nhật, Kyoei Steel – đang nắm giữ trên 65% cổ phần VIS.
Video đang HOT
Doanh nghiệp Nhật Bản này đã thay thế Thái Hưng nắm quyền chi phối VIS kể từ 2018, đưa Công ty trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Tuy nhiên, sau khi xuất hiện ông chủ mới, khó khăn cũng ập đến với cả ngành thép nói chung và VIS nói riêng.
Nửa cuối 2018, ngành thép hụt hơi do chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và nhiều quốc gia khác liên tục mở các vụ điều tra áp thuế lên các sản phẩm thép của Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu thép kém tích cực, giá thép liên tục giảm.
VIS còn phải đối mặt với cạnh tranh về giá, bất ổn nguyên liệu đầu vào, tỷ giá. Đặc biệt nguyên nhân lớn nhất là chính sách hạn chế nhập khẩu phế liệu của Chính phủ, việc gia hạn giấy phép bị chậm trễ ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của Công ty.
Kết quả, năm 2018, doanh thu đạt 7.093 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch đề. Lợi nhuận trước thuế lỗ tới 326 tỷ đồng.
Những khó khăn này của VIS có lẽ không thể giải quyết trong “một sớm một chiều” và ngoài ra sẽ còn phụ thuộc vào những toan tính chiến lược từ ông chủ người Nhật.
Được biết tại Nhật Bản, Kyoei Steel giữ thị phần số 1 về thép cây, vật liệu đầu vào không thể thiếu cho xây dựng, thi công dân dụng trong nhà cao tầng, đường xá. Theo nhận định của Kyoei về thị thường thép, nhu cầu của Việt Nam là trên 10 triệu tấn/năm và dự báo sẽ còn tăng trưởng đặc biệt ở khu vực phía Bắc- miền Trung.
Với việc sở hữu Kyoei Steel Vietnam Co. Ltd (KSVC) và VIS, Kyoei đã nắm trong tay gần 9% thị trường mục tiêu là khu vực phía Bắc và miền Trung.
Nguồn báo cáo thường niên 2018 của Kyoei Steel.
Ngoài ra, Công ty còn có lý do để mua cổ phần VIS thay vì đầu tư thêm vào KSVC bởi chuỗi cung ứng mới sẽ đem lợi thế cho doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do KSVC không có lò điện để xử lý thượng nguồn và sẽ thuận lợi hơn khi mua phôi thép đầu vào từ VIS.
Hiện tại, sau khi sở hữu VIS, Kyoei Steel vẫn chưa triển khai những kế hoạch đầu tư mới. 2 dự án lớn của VIS vẫn đang bị trì hoãn để xem xét lại. Cụ thể, Dự án Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn/năm tại Hải Phòng đang tạm dừng dự án để nghiên cứu đề xuất phương án chuyển đổi công nghệ. Dự án đầu tư lò điện cảm ứng nâng cao nâng công suất luyện phôi lên 600.000 tấn/năm cũng phải đánh giá lại.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Nhận định chứng khoán 12/8: Thử thách vùng 970 điểm
VN-Index vẫn còn cần thời gian để thử thách ngưỡng 970 điểm. Các công ty chứng khoán vì vậy chưa thay đổi tâm lý thận trọng.
Tâm lý thận trọng ở mức cao (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BOS - ART)
Dòng tiền vẫn đang luân chuyển giữa các nhóm ngành được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, đây vẫn là dòng tiền ngắn hạn, tham gia lướt sóng nên thiếu sự bền vững. Do vậy, sự hồi phục của thị trường vẫn khá yếu ớt trong bối cảnh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn ở mức cao. Rủi ro giảm điểm trở lại về các ngưỡng thấp hơn vẫn cần được lưu ý ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi trong các phiên tăng điểm và ưu tiên quản trị rủi ro danh mục.
Biến động giằng co (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
Tuần tới, thị trường dự báo sẽ có biến động giằng co, đi ngang trong biên độ 965-983 điểm. VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 965-970 điểm trước khi quay lại quá trình hồi phục. Khối ngoại đang có xu hướng giảm bán ròng trong những phiên gần đây. Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sẽ tiếp tục giảm dần hoặc chuyển sang mua ròng nhẹ trong thời gian tới.
Xu hướng tăng của thị trường vẫn còn được duy trì (Tăng)
(Công ty chứng khoán MB - MBS)
Về kỹ thuật, thị trường đã lấp GAP thành công và đang gặp ngưỡng cản ở vùng 978 đến 980 điểm. Tổ hợp 4 nến vừa qua có thể tạo vùng trading cho thị trường nghỉ ngơi và tích lũy. Chừng nào mức thấp nhất của 4 nến không bị vị phạm thì xu hướng tăng của thị trường vẫn còn được duy trì. Kịch bản tích cực cho thị trường lúc này là dao động xung quanh ngưỡng hỗ trợ MA50 trước khi có xu hướng mới .
Tiếp tục chiến lược phòng thủ (Trung lập)
(Công ty chứng khoán VNDIRECT - VND)
Ở góc độ tích cực thị trường vẫn duy trì được thanh khoản tốt và sự phân hóa nhất định giúp cho tâm lý thị trường bớt u ám cũng như tồn tại các cơ hội. VND bảo lưu quan điểm thận trọng và rủi ro với thị trường ở giai đoạn hiện tại với khuyến nghị giữ tỷ trọng ở mức thấp để dự phòng cho các rủi ro cũng như cơ hội mua hấp dẫn có thể quay lại.
Tâm lý thận trọng (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BIDV - BSC)
Thị trường có phiên điều chỉnh nhẹ đi ngược với xu hướng chung trong khu vực. Thanh khoản có tín hiệu đi xuống cho thấy nhà đầu tư vẫn mang tâm lí thận trọng chờ đợi động thái tiếp theo từ phía Mỹ sau khi NHTW Trung Quốc tiếp tục hạ giá đồng NDT. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng trên cả ba sàn trong phiên hôm thứ Sáu.
Kiểm định lại ngưỡng 970 điểm (Trung lập)
(CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC)
VN-Index có thể kiểm định lại tính vững chắc của hỗ trợ MA5 tại 970 điểm và quan trọng hơn là hỗ trợ MA50, MA100 tại vùng 968-973 điểm. Nếu tiếp tục có thể đóng cửa trên mốc 973 điểm, chỉ số sàn HOSE có thể tiếp tục kỳ vọng hồi phục về vùng kháng cự ngắn hạn tại 982 điểm. Ngược lại, nếu đóng cửa dưới 968 điểm, nhịp hồi phục của thị trường sẽ đối diện với khả năng kết thúc.
Giữ trạng thái an toàn (Trung lập)
(CTCP Chứng Khoán Kiến Thiết Việt Nam -VNCS)
VNCS khuyến nghị nhà đầu tư giữ tài khoản ở trạng thái an toàn với tỷ trọng cổ phiếu thấp. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và chờ đợi, chưa vội giải ngân quay trở lại thị trường.
Rủi ro đảo chiều đang gia tăng (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Rồng Việt - VDSC)
Cả hai chỉ số đều chạm vùng kháng cự và suy yếu nhẹ vào cuối phiên. Có khả năng thị trường sẽ tiếp tục thử thách trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng rủi ro đảo chiều đang gia tăng. Do đó, nhà đầu tư tạm thời vẫn nên giữ tài khoản ở mức an toàn.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được BizLIVE trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định. BizLIVE và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn/
Giá vàng cuối tuần tuột dốc, chốt lại 1 tuần tăng giá kỷ lục Giá vàng hôm nay 10/8 giảm nhẹ nhưng vẫn trụ vững ở mốc cao. 6h45 sáng nay 10/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.497 USD/ounce, giảm 8 USD/ounce so với hôm qua. Như vậy, chỉ tính riêng trong tuần này, giá vàng đã tăng gần 100 USD, mức tăng kỷ lục của giá kim loại quý....