[Cổ phiếu nổi bật tuần] Sóng ngầm tại CLG, giá tăng trần liên tiếp 20 phiên
Là một doanh nghiệp bất động sản khá lẹt đẹt, CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC (CLG) lại có liền 20 phiên tăng trần. Đằng sau diễn biến giá bất thường này, đang có một đợt sóng ngầm trong doanh nghiệp.
Ảnh minh họa.
CLG tăng trần liên tiếp 20 phiên CLG
Trong khi thị trường chỉ quan tâm tới câu chuyện các cổ phiếu được vào danh mục VN DIAMOND, VN FINSELECT, một cổ phiếu bất động sản bị thị trường lãng quên trong thời gian dài là CLG (CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC- CotecLand) lại có những chuyển động gây ngỡ ngàng.
Nhìn lại tuần qua, CLG đã tăng lên 5.490 đồng/cổ phiếu, qua đó thực hiện được mạch tăng trần tới 20 phiên. Thị giá của CLG hiện đã lên cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Tính từ đầu năm, CLG đã tăng tới 2,18 lần, lên mức 5.490 đồng/cổ phiếu dù đã có lúc giá cổ phiếu bị ép giảm về còn 1.450 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá CLG từ khi niêm yết trên HOSE.
Video đang HOT
Riêng phiên ngày thứ Sáu vừa qua, khối lượng giao dịch của CLG đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt 635 nghìn đơn vị, bằng 3% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Với một cổ phiếu có những thời điểm giao dịch chưa nổi 100 cổ phiếu, nội tại doanh nghiệp CLG chắc chắn đang có những biến động mạnh.
Doanh nghiệp bất động sản lẹt đẹt chuẩn bị có sự xuất hiện của nhóm cổ đông mới
Cùng có chung một khởi điểm với CotecCons, CotecLand cũng là một doanh nghiệp được Cotec Group cho ra đời và hoạt động trong mảng xây lắp và bất động sản. Tuy nhiên, trong khi CTD trở thành một cái tên hàng đầu trên thị trường thì CLG chưa bao giờ bước ra khỏi hình ảnh của một doanh nghiệp lẹt đẹt trên thị trường chứng khoán.
CLG chính thức niêm yết trên HOSE vào tháng 8/2010 và đây cũng là năm CLG có mức lợi nhuận gần như tốt nhất là 28,5 tỷ đồng. Trừ năm 2013 đạt lợi nhuận gần 30 tỷ đồng, các năm về sau của CLG chủ yếu là thời kỳ kinh doanh kém cỏi của doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản chứng kiến giai đoạn suy yếu từ 2010-2015 và kết quả kinh doanh của CLG cũng chạm đáy vào năm 2015 khi lợi nhuận chỉ đạt 605 triệu đồng. Tuy nhiên, kể cả khi thị trường hồi phục, tình trạng của CLG cũng không thể trở lại như trước.
Cùng thời gian này, CTD lại có những bước tiến thần tốc và có mức lợi nhuận lên tới 1.652 tỷ đồng vào năm 2017.
9 tháng đầu năm 2019, tình trạng doanh nghiệp còn trở nên bết bát hơn nhiều. Doanh thu hợp nhất chỉ đạt 34,94 tỷ đồng, giảm 82,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế âm tới 116,78 tỷ đồng, qua đó cuốn bay hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Tại BCTC soát xét 6 tháng, công ty kiểm toán VIETVALUES đã tiếp tục đưa ra các ý kiến loại trừ với việc chuyển nhượng đất thuê tại Khu công nghiệp Đồng An, phải thu về cho vay ngắn hạn cho các công ty thành viên.
Điều này có thể là sự lý giải hợp lý cho việc giá cổ phiếu CLG đã có lúc giảm 58% về mức giá thấp nhất lịch sử giao dịch là 1.450 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, có vẻ như đây chỉ là một phần của đợt sóng ngầm đang diễn ra tại CLG. Thực tế, nội bộ doanh nghiệp đã có những thay đổi lớn từ giữa năm 2018 khi “thuyền trưởng” doanh nghiệp, kiến trúc sư Đào Đức Nghĩa bị miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT vào 8/2018. 2 thành viên HĐQT khác là ông Đào Đức Cường, ông Đàm Quang Trực cũng rút khỏi HĐQT.
Và sau hơn một năm, vừa qua, CLG đã công bố triệu tập ĐHĐCĐ bất thường 2019 để miễn nhiệm toàn bộ thành viên HĐQT, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2015-2020 để bầu lại nhiệm kỳ 2015-2020. Ngày đăng ký cuối cùng là 3/12 tuy vậy ngày tổ chức cuộc họp bất thường vẫn chưa được công bố.
Hiện, vốn chủ sở hữu của CLG còn lại 121 tỷ đồng trong đó CTCP Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (Cotec Group) vẫn nắm gần 55% sở hữu. Công ty vẫn đang duy trì tỷ lệ đòn bẩy cao với nợ phải trả lên tới 632 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán 18/11: GAS tiếp tục "đỡ đạn" cho thị trường
Thông tin về VN DIAMOND, VN FINSELECT chưa có nhiều tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong ngày đầu tuần. Hiện, VNM đang tiếp tục bị khối ngoại bán ra và vẫn phải cần đến GAS ra tay.
Ảnh minh họa.
Thị trường đón nhiều thông tin tích cực trong ngày cuối tuần như Dow Jones tiếp tục lập kỷ lục, HOSE công bố danh mục của VN DIAMOND và VN FINSELECT.
Tuy nhiên, điều này chỉ giúp cho tâm lý có chút hứng khởi đầu phiên sáng nay. Thực tế, các mã sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong bộ 3 chỉ số mới của HOSE vẫn chủ yếu biến động lình xình như TCB (-0,4%), FPT (-0,3%), MBB ( 0,2%), MWG ( 0,4%), PNJ (0%), REE ( 0,5%), VPB (-0,7%).
Trong khi đó, vẫn có những áp lực nhất định từ bên bán như CTG (-0,7%) và đặc biệt là VNM (-1,1%). Dù đã thủng hẳn ngưỡng MA200, sáng nay, VNM vẫn đang bị khối ngoại bán ròng trên 130 đơn vị.
May mắn là thị trường vẫn có GAS ( 0,6%). Cổ phiếu này đang bước sang phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp và đã trợ giúp cho VN-Index không chịu ảnh hưởng từ VNM.
Tính đến 9h50, chỉ số VN-Index tăng 0,05% lên 1.010,5 điểm. Các cổ phiếu tăng giá vẫn đang xuất hiện xuất hiện khá nhiều ở nhóm còn lại như POW ( 1,1%), PHC ( 2,3%), D2D ( 2,77%), CTD ( 4,06%), TDH ( 1,12%), LCG ( 2,4%)...
Tại HNX, PVS ( 0,53%) chưa có hỗ trợ tốt như GAS tại HOSE. Điều này đang khiến chỉ số HNX-Index giảm 0,23% xuống 105,79 điểm. Nhân tố kéo chỉ số lại là MBG (-9,96%) và ACB (-0,41%).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
VN-Index mất hơn 1% trong tuần HOSE công bố danh mục VN DIAMOND, VN FINSELECT Tuần qua, thị trường có nhiều biến động khi VN-Index điều chỉnh khá mạnh, CTG bị khối ngoại bán ròng trên 600 tỷ đồng. Sự kiện nổi bật nhất phải kể đến là HOSE công bố danh mục VN DIAMOND, VN FINSELECT Mai Hương Theo Bizlive.vn