[Cổ phiếu nổi bật tuần] PVD: Cổ phiếu dầu khí bị “lãng quên” đã tăng hơn 12% tuần qua
Ngành Dầu khí vẫn chưa hoàn toàn tích cực nhưng tuần qua PVD đã tăng hơn 12% giúp cho nhóm ngành này không quá “bết bát” trong mắt nhà đầu tư cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Diễn biến giá của PVD trong tuần vừa qua
Tuần vừa, VN-Index tăng 5,39% nhưng các mã dầu khí lại giao dịch còn tích cực hơn. PVD đã tăng 12,35% lên 10.100 đồng/cổ phiếu leo lên ngay trên đường MA20.
Trong phiên ngày thứ Sáu, dù có gặp phải lực bán chốt lời, PVD cũng chưa hoàn toàn được coi là xấu khi thanh khoản cũng đồng thời giảm xuống dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất là 3,45 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu này đã có phiên giao dịch ngày thứ Năm được xem là khá bùng nổ khi đạt tới 8,81 triệu đơn vị, gấp hơn 2,5 lần bình quân 20 phiên.
Diễn biến giá PVD.
Nhìn chung, trạng thái của PVD vẫn sẽ là tích cực nếu còn giữ được đường MA20. Tuy nhiên, để đi xa hơn, PVD hay các cổ phiếu dầu khí đã bị thị trường “quên lãng” sẽ gặp không ít trở ngại.
Ngay ở mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu, PVD sẽ gặp ngưỡng kháng cự lớn khi cổ phiếu đã đi ngang quanh mức giá này suốt từ thời điểm giữa tháng 6.
Video đang HOT
Trung bình 2,4 giàn khoan hoạt động trong quý II/2020
PVD công bố KQKD quý II/2020 với doanh thu thuần là 1.464 tỷ đồng (tăng 45,7% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 61 tỷ đồng (giảm 44,3% so với cùng kỳ).
Nhờ đó, doanh thu nửa đầu năm 2020 là 3.139 tỷ đồng (tăng 64% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 85 tỷ đồng (tăng 290% so với cùng kỳ). PVD hoàn thành lần lượt 67% và 137% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thuần của Công ty. Công ty cũng đạt lần lượt 63% và 70% dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần của HSC.
HSC dự báo doanh thu năm 2020 của PVD là 5.048 tỷ đồng (tăng 15,6%) và lợi nhuận thuần là 125 tỷ đồng (tăng 27,3%).
Trong quý II/2020, giá cho thuê bình quân ngày là 63.000 USD/ngày, tăng 9% so với cùng kỳ. PVD có trung bình 2,4 giàn khoan hoạt động so với quý II/2019 không có giàn nào.
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần giảm do nhiều lý do. Như chi phí lao động, chi phí di chuyển và vận tải) do dịch COVID-19. Hiệu suất hoạt động của các giàn khoan tự nâng sở hữu bởi PVD giảm do các dự án bị hoãn trong cuối quý II/2020 (78% trong quý II/2020 so với 90% trong quý II/2019);
Hiện giàn khoan PVD II đang khoan cho Petronas theo hợp đồng từ 11/2019 tới 10/2020. Tuy nhiên, Petronas đã yêu cầu chuyển ngày bắt đầu hợp đồng sang tháng 7/2020 và tái khởi động vào đầu năm 2021. Trong lúc chờ đợi, PVD II hiện đang trong hợp đồng đấu thầu mới với Vietsopetro được kỳ vọng sẽ bắt đầu vào cuối tháng 9/2020. Tuy nhiên, quá trình đấu thầu vẫn đang diễn ra và do đó không có hợp đồng chính thức nào được xác nhận.
PVD III đang khoan cho Repsol Malaysia theo một hợp đồng dài hạn. Dự án cũng bị chuyển từ tháng 5/2020 và sẽ tái khởi động vào đầu năm 2021. Trong lúc đó, ban lãnh đạo PVD đã ký hợp đồng mới cho PVD III khoan tại Cam-pu-chia bắt đầu vào đầu tháng 9/2020.
Do đó, HSC dự báo PVD sẽ đối mặt với nửa sau năm 2020 đầy khó khăn do các giàn khoan PVD II, PVD III và PVD 11 không hoạt động trong thời gian dài.
Dự kiến khó khăn sẽ còn kéo dài đến 2021. Một vài hợp đồng khoan trong năm 2020 đã chuyển từ quý II/2020 sang thời gian khả thi nhất là đầu năm 2021. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự thiếu chắc chắn về thời gian hoạt động. Thêm vào đó, dù PVD đã nỗ lực để tìm những dự án mới, Công ty vẫn chưa được đảm bảo bất kỳ hợp đồng chính thức nào trong năm 2021.
Trong dài hạn, HSC kỳ vọng giá dầu thô sẽ hồi phục về mức ổn định là 55-60USD/thùng trong năm 2022 (theo EIA dự báo). Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động Thăm dò và Khai thác khi sẽ có nhiều công việc trong mảng thăm dò nhờ vào phát hiện mỏ khí mới tại Kèn Bầu từ năm 2022.
Thị trường chứng khoán: Lực cầu bắt đáy dần xuất hiện
Lực cầu bắt đáy dần xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu trong những phiên điều chỉnh của thị trường...
Ảnh: QH.
Lực cầu bắt đáy xuất hiện
Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sang phiên thứ 3 liên tiếp với áp lực giảm từ thị trường thế giới. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy dần xuất hiện ở nhiều nhóm cổ phiếu đã giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ và kết phiên ở gần mức tham chiếu. Thanh khoản giảm trong khi đo khối ngoại vẫn duy trì mạch bán ròng.
Kết thúc phiên giao dịch 14.7, chỉ số VN-Index giảm 0,61 điểm xuống còn 868,11 điểm, trong đo chỉ số VN30-Index giảm 0,8 điểm còn 805,37 điểm.
Đô rông thị trường nghiêng khá cân bằng, toan thị trường co 181 mã tăng/178 mã giảm, ở rổ VN30 co 11 mã tăng, 12 mã giảm va 7 mã giư tham chiếu.
Đáng chú ý, dòng tiền có sự dịch chuyển đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm lợi nhuận, nhom cổ phiếu vừa và nhỏ tăng lần lượt 0,5% va 0,2%.
Trên thị trường, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm điểm mạnh, trở thành trở ngại đối với VN-Index, tiêu biểu như SAB, TCB, MSN và NVL,...
Thanh khoản phiên này giảm tuy nhiên vẫn giư được ở mức cao với tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 4.066 tỉ đồng với hơn 239 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Tuy nhiên, một điểm không mấy tích cực khi khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 73 tỉ đồng trên sàn HOSE, tập trung chủ yếu vào VRE và MBB.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), phiên điều chỉnh 14.7 rất ổn về mặt kỹ thuật, giá hình thành mẫu hình nến "rút chân" ngay tại khu vực hỗ trợ quan trọng. Nhìn chung, nhịp điều chỉnh tính đến thời điểm hiện tại vẫn được xem là lành mạnh. Bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều bất ổn, công thêm khối ngoại tiếp tục bán ròng là rào cản lớn cho khả năng quay trở lại đa tăng của thị trường.
Tuy nhiên, MBS nhận định sức phản kháng của VN30 đang dần mạnh mẽ hơn, dòng tiền co xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và vốn hóa nhỏ, cho thấy dòng tiền vẫn chưa co dấu hiệu rút ra khỏi thị trường. Do đo, theo quan điểm của MBS, goc nhìn về thị trường trong tuần này là cẩn trọng, nhưng không bi quan.
Kỳ vọng đích đến của VN-Index quanh 888 điểm
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp sau khi đã xuất hiện nỗ lực hồi phục tương đối tốt từ vùng hỗ trợ 860-862 điểm. Về tổng thế, BVSC vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 8885 điểm trong ngắn hạn.
Theo BVSC, giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niếm yết. Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý II. Yếu tố này dự kiến có thế ảnh hướng không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi thị trường tiếp cận các vùng kháng cự mạnh.
Nếu xuyên thủng vùng 855 điểm, VN-Index có thể rơi về vùng 820-830 điểm. Ảnh: FireAnt.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, BVSC cho biết thị trường chịu áp lực giảm điểm trong toàn bộ phiên giao dịch 14.7, tuy nhiên về cuối phiên đã cho phản ứng hồi và thu hep mức giảm. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh thấp hơn mức trung binh 14 phiên cho thấy tâm ly có phần thận trọng của nhà đầu tư.
Thị trường tiếp tục dao động trong kênh giá song song hướng xuống hinh thành từ đầu tháng 6. Chỉ số vẫn đang trong xu hướng hướng xuống đường MA20 tại vung quanh 855 điểm, nếu xuyên thủng vung này, chỉ số có thể sẽ hướng xuống dải Bollinger Bands dưới tại vung quanh 820-830 điểm.
Trong bối cảnh này, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng danh mục ở mức 50-65% cổ phiếu. Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể canh các nhịp điều chỉnh của thị trường để mở các vị thế mua. BVSC cũng chỉ ra một số nhóm ngành đáng chú ý như ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, thép và phân bón,...
Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy' Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy." Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com) Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang...