[Cổ phiếu nổi bật tuần] Phá đỉnh lịch sử về giá và khối lượng, BAX vẫn chưa hết “hot”
Giá và khối lượng đều đạt kỷ lục lịch sử
Ảnh minh họa.
Trong tuần giao dịch vừa qua, cổ phiếu BAX của CTCP Thống Nhất đã thiết lập mức giá lịch sử khi đóng cửa tại 70.000 đồng/cổ phiếu, tăng 16,7%. So với diễn biến tăng của cả VN-Index ( 2,67%) và HNX-Index ( 0,84%), BAX đã vượt mặt hoàn toàn và trở thành cổ phiếu ấn tượng của 2 sàn.
Diễn biến phá ký lục giá và khối lượng của BAX từ khi lên sàn.
BAX chính thức đưa 8,2 triệu cổ phiếu niêm yết trên HNX, với tổng giá trị đăng ký niêm yết đạt 82 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về khối lượng giao dịch, phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa qua cũng là phiên có mức thanh khoản cao nhất kể từ BAX chính thức niêm yết vào tháng 3/2017, đạt 93 nghìn đơn vị.
Tính xa hơn, từ đầu năm 2019, BAX tăng tới 152,82% và còn vượt trên cả những cổ phiếu khu công nghiệp nóng nhất trên HOSE trong giai đoạn vừa qua là SZC ( 90,91%) hay D2D ( 127,52%).
So sánh thành tích của một số cổ phiếu khu công nghiệp từ đầu năm với VN-Index.
Nếu như sóng tăng của nhóm khu công nghiệp vẫn tiếp tục trong thời gian tới, mức giá hiện tại của BAX có thể vẫn chưa phải giới hạn cuối cùng đặc biệt khi xét đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đang “hái ra tiền” từ mảng khu công nghiệp
Video đang HOT
CTCP Thống Nhất (BAX) được thành lập năm 2004 dưới sự góp vốn của 3 cổ đông sáng lập: Tổng công ty Tín Nghĩa, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. BAX quản lý và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Bàu Xéo với tổng diện tích 499,8657 ha tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, BAX đang triển khai thực hiện Khu Trung tâm Dịch vụ Khu Công nghiệp Bàu Xéo có diện tích 38,8 ha.
Theo báo cáo thường niên 2018, tổng mức đầu tư của Khu công nghiệp Bàu Xéo là 673 tỷ đồng và Khu Trung tâm dịch vụ là 654,97 tỷ đồng. So với mức vốn hóa hiện tại của BAX trên sàn là 574 tỷ đồng, tổng giá trị đầu tư của 2 dự án này đã gấp tới 2,31 lần. Còn nếu so tổng tài sản vào cuối ngày 31/3, giá trị đầu tư của 2 dự án cũng gấp 2 lần.
Tính đến ngày 31/12/2018, mức đầu tư của dự án Khu công nghiệp Bàu Xéo mới đạt 409,06 tỷ đồng và Khu trung tâm dịch vụ là 210 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù có trong tay 2 dự án lớn nhưng thực tế BAX đang vay nợ không đáng kể khi nợ ngắn hạn chỉ có 92,26 tỷ đồng thấp hơn nhiều so với mức vốn chủ sở hữu là 170 tỷ đồng.
Khoản nợ dài hạn trên BCTC nhìn qua dường như rất lớn lên tới 408,1 tỷ đồng nhưng thực tế đây toàn bộ lại đều là doanh thu chưa thực hiện dài hạn. Điều này đồng nghĩa, ở mảng khu công nghiệp, Công ty đã cung cấp dịch vụ cho các khách hàng và được nhận trước tiền thuê cho nhiều kỳ tài chính tiếp theo.
Đây chính là yếu tố giúp BAX ghi nhận lợi nhuận quý I/2019 tăng đột biến gấp 6,67 lần đạt 96,71 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 8,41 lần đạt 41,09 tỷ đồng.
So với chỉ tiêu kế hoạch đưa ra cho năm 2019, trong quý I, BAX đã hoàn thành gần 48% doanh thu và 51,5% lợi nhuận sau thuế.
Với kết quả này, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) quý I/2019 đã lên tới 5.011 đồng/cổ phiếu còn tiền mặt và tiền gửi của BAX đang có hơn 160 tỷ đồng.
Như vậy, ngay từ lúc này, BAX đã dư khả năng trả cổ tức cho cả năm 2019 (theo kế hoạch là 30%) khi số tiền phải bỏ ra chỉ là 24,6 tỷ đồng.
Với việc hiện trạng KCN Bàu Xéo vẫn chưa được đầu tư hết (mới chỉ giải ngân 60,77% so với dự kiến do vướng mắc bồi thường, giải phóng để thu hồi đất) cùng với khoản doanh thu đang treo, dư địa hạch toán mảng khu công nghiệp rõ ràng vẫn còn rất lớn trong các kỳ kế toán tới đây.
Trong một báo cáo gần đây của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu công nghiệp vẫn được đánh giá là mảng hoạt động có nhiều điểm sáng. Trong 326 khu công nghiệp được thành lập, có 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 66.200 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 74%. Dự kiến vẫn còn 75 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng với tổng diện tích khoảng 29.300 ha.
Bên cạnh mảng cốt lõi, BAX cũng đang triển khai đầu tư Khu trung tâm dịch vụ, hứa hẹn sẽ gia tăng thêm doanh thu. Theo BCTC quý I/2019, chi phí xây dựng cơ bản của BAX mới đang ở con số 201 tỷ đồng.
Do đó, bức tranh hoạt động kinh doanh của BAX vẫn đang rất tích cực ít nhất trong vòng 2 năm tới. Theo quan điểm của nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại William O’Neil, BAX có thể là một sai lầm khi “Không mua các cổ phiếu đang thiết lập đỉnh cao mới”.
Theo bizlive.vn
Làn sóng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc về Việt Nam tăng mạnh, cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp tăng trưởng "phi mã"
Mới đây, Tổng thống Mỹ D.Trump thậm chí đã đăng tải những thông điệp cho thấy xu hướng nhà đầu tư sẽ rời Trung Quốc, tìm đến Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.
Từ đầu năm tới nay, diễn biến các cổ phiếu thuộc nhóm hạ tầng khu công nghiệp như Viglacera (VGC), Sonadezi (SNZ), Nam Tân Uyên (NTC), Long Hậu (LHG), KCN Cao su Bình Long (MH3), D2D,...diễn ra khá tích cực với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, bất chấp thị trường chung không quá thuận lợi.
Tín hiệu tích cực của nhóm cổ phiếu này bên cạnh yếu tố kỳ vọng thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp, còn có yếu tố quan trọng từ dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào Việt Nam, tạo nên nhu cầu lớn về thuê đất hạ tầng khu công nghiệp.
Số liệu từ Tổng cục thống kê cho biết, trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI đăng ký lên tới 14,6 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Lượng vốn FDI giải ngân cũng tăng 7,5% lên 5,7 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, KQKD năm 2018, cũng như quý 1 của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phần lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng hàng chục phần trăm về lợi nhuận, thậm chí tăng bằng lần.
FDI 4 tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh (TCTK, SSI Research)
Theo báo cáo chuyên đề "Việt Nam, trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á" của Jones Lang Lasalle (JLL), trong hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335 ha đất dành cho các khu công nghiệp, đến năm 2018, Việt Nam đã có gần 80.000 ha đất công nghiệp.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ qua việc tập trung phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 16 hiệp đinh thương mại tự do (FTA), cũng như CPTPP cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như thu hút đầu tư mạnh mẽ.
Có thể thấy trong những năm gần đây, hàng loạt "đại gia" trên thế giới như Samsung, LG, Cannon, Foxconn...đều đã đầu tư lớn vào Việt Nam.
Cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp tăng "phi mã" trên sàn chứng khoán
Nằm ở vị trí chiến lược, hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc
Cũng theo JLL, Trung Quốc ngày nay dường như không còn là lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012 và điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Việt Nam và Indonesia. Sự thay đổi này có thể được lý giải bởi những yếu tố sau:
Chi phí hoạt động tăng ở Trung Quốc: Như một hệ quả tất yếu, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn sẽ xem Việt Nam là một lựa chọn thay thê trong nỗ lực cắt giảm chi phí, chẳng hạn như chi phí lao động, chi phí đào tạo và thuê giám sát.
Sự tăng trưởng của giá đất công nghiệp: Các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp tăng lên mức 180 USD/m2, cao hơn so với các thành phố Đông Nam Á khác, trong khi Việt Nam đang có mức giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức 100 - 140 USD/m2.
Định hướng ngành công nghiệp khác nhau: Các nhà máy ở Việt Nam hiện đang chuyên về các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang dịch chuyển lên trong chuỗi giá trị, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tiêu thụ nội địa, tập trung phát triển dịch vụ và xuất khẩu mặt hàng có giá trị cao hơn. Điều này đã định hướng lại dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với các ngành dựa trên cơ sở lao động, đất đai và các yếu tố khác.
Ngoài ra, Việt Nam có vị trí chiến lược nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260 km bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam là một trong những thị trường có khả năng hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc.
Một yếu tố nữa là việc hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng có thể mang đến sự dịch chuyển của các công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Mới đây, Tổng thống Mỹ D.Trump thậm chí đã đăng tải những thông điệp cho thấy xu hướng nhà đầu tư sẽ rời Trung Quốc, tìm đến Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.
"Thuế nhập khẩu có thể hoàn toàn tránh được nếu các bạn mua hàng từ một nước không bị áp thuế nhập khẩu, hoặc mua hàng từ nước Mỹ. Không có thuế nhập khẩu ở đây. Nhiều công ty bị áp thuế nhập khẩu cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc để chuyển tới Việt Nam và các nước tương tự ở châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại muốn chốt thỏa thuận với Mỹ như thế" ông Trump viết trên tweeter.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới đã mình chứng khá rõ nét cho xu hướng dịch chuyển FDI về Việt Nam.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán tuần từ 8- 12/7: Đà phục hồi có bền vững? Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phục hồi tích cực cuối tuần qua, và đà phục hồi này có thể tiếp diễn, nhưng các nhà đầu tư cũng cẩn trọng áp lực chốt lời. Vn-Index tăng 2,67% lên mức 975,34 điểm trong tuần qua Câu chuyện quý 2/2019 cho thấy sự nản lòng của nhà đầu tư quá lớn và giá...