[Cổ phiếu nổi bật tuần] Không thuần túy là cổ phiếu Dệt may, GIL “vọt” nhanh hơn cả TCM, TNG, MSH
Trong khi các mã TNG, MSH còn khá chật vật với nhiệm vụ lấy lại mặt bằng giá đầu năm, GIL đã tăng giá “thần tốc” và đang leo lên sát vùng đỉnh lịch sử.
Cổ phiếu GIL ấn tượng nhất nhóm Dệt may
Tuần qua, cổ phiếu GIL của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh đã đi ngược cả diễn biến VN-Index (-3,72%) để tăng 11,21% lên 30.750 đồng/cổ phiếu. Đây là diễn biến hoàn toàn ngược chiều của GIL và vượt trội hơn so với phần lớn các cổ phiếu trên sàn.
Đồng thời, so với các cổ phiếu Dệt may, GIL thật sự là gương mặt ấn tượng nhất khi nhìn chung các cổ phiếu như TNG, MSH vẫn đang chật vật trở lại mặt bằng giá trước đợt bùng phát COVID-19 vào tháng 3. Ngay cả, cổ phiếu hàng đầu ngành Dệt may là TCM tăng lại 123,5% – sự hồi phục rất tốt so với mức giá đóng cửa ngày 31/3 nhưng cũng thua GIL.
Sau phiên thứ Sáu vừa qua, GIL đã tăng 126,77% và đang giao dịch ở vùng giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Hiện GIL không đơn thuần là một cổ phiếu ngành Dệt may mà còn đang mở rộng sang mảng Khu Công nghiệp. Các yếu tố này sẽ dẫn đến việc định giá GIL có sự pha trộn của một cổ phiếu Dệt may và Khu công nghiệp.
Dù vậy, với việc đang giao dịch ở vùng đỉnh, nhà đầu tư sẽ cần đặc biệt thận trọng trong giải ngân. GIL vẫn có thể phá mức đỉnh lịch sử 35.000 đồng/cổ phiếu. Trong trường hợp điều chỉnh lấn lướt, nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý về mốc hỗ trợ 28.500 đồng/cổ phiếu.
Tham vọng lấn sân mảng Khu Công nghiệp
Video đang HOT
Gilimex sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may: sản phẩm trong gia đình, túi xách, balo, đồ dùng ngoài trời, quần áo. GIL đang có 36 dây chuyền may ở hai nhà máy Bình Thạnh & Thạnh Mỹ. Ngoài ra, GIL có hệ thống gia công 36 dây chuyền khác. Mục tiêu của GIL là phát triển hệ thống dây chuyền may nội bộ lên 37 trong năm 2020 và tăng số lượng dây chuyền gia công bên ngoài lên mức 58.
Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (MAS) cho biết hai đối tác lớn nhất của GIL là Amazon và IKEA. Đây là những doanh nghiệp tài chính mạnh, vẫn đang hoạt động kinh doanh ổn định với hướng kinh doanh online là chủ đạo trong thời gian vừa qua. Điều này giúp GIL tránh được áp lực trong năm 2020, khác với các doanh nghiệp dệt may trong ngành.
Doanh thu và lãi ròng 9 tháng đạt 2.545 tỷ và 190 tỷ đồng, lần lượt tăng 45% và 110% so với cùng kỳ. Cụ thể, biên lợi nhuận tăng mạnh lên mức 16,7% so với mức 14,5% cùng kỳ còn doanh thu tài chính đạt 44 tỷ đồng, tăng 55% trong khi chi phí lãi vay giảm 25%, dừng ở mức 11 tỷ đồng.
Năm 2021, GIL kỳ vọng tiếp tục nhịp tăng trưởng mảng xuất khẩu sản phẩm dệt may truyền thống nhờ sự tăng trưởng từ mảng online.
Đáng chú ý, GIL dự kiến sẽ triển khai dự án khu công nghiệp Phú Bài 4 theo tiêu chuẩn Singapore với vốn góp là 255 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Quy mô dự án ở mức 420 ha giai đoạn 1, và thêm 87 ha ở giai đoạn 2. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến ở mức 3.000 tỷ đồng.
MAS cho rằng doanh thu và lãi ròng năm 2020 có thể đạt 3.425 tỷ và 253 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 34,9% và 57,5% so với cùng kỳ.
Doanh thu và lãi ròng năm 2021 ước đạt 3.840 tỷ và 297 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 12,1% và 17,5% so với cùng kỳ. Mảng khu công nghiệp kỳ vọng ghi nhận doanh thu mới đạt 244 tỷ đồng, tương ứng 30ha cho thuê với mức giá cho thuê giả định đạt 35 USD/m2. Còn mảng hàng hóa dệt may thông thường kỳ vọng mức doanh thu tăng 5% và biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 17,9% chủ yếu đóng góp từ mảng khu công nghiệp.
Chứng khoán ngày 30/6: Thị trường đang ở đáy, đây là những cổ phiếu nên mua
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 30/6.
Ngưỡng kháng cự của PLP trong ngưỡng 11.500-12.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : PLP vẫn đang ở trong quá trình tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay tuy nhiên đã có sự điều chỉnh ngắn hạn trong thời gian gần đây. Thanh khoản cổ phiếu đang có chiều hướng giảm dần.
Phiên 29/6, sự hưng phấn đã đẩy giá PLP tăng kịch trần, qua đó giúp cổ phiếu tiếp tục dao động trong vùng tích lũy 10.500-12.500 đồng/cp. Các chỉ báo kỹ thuật hiện chưa có được sự đồng nhất trong trạng thái.
Tuy chỉ báo động lượng RSI vẫn đang ở trên giá trị 50 nhưng chỉ báo MACD vừa xuất hiện Death Cross nên cổ phiếu có thể chưa trở lại đà tăng của mình trong ngắn hạn.
Ngưỡng kháng cự gần nhất của PLP nằm tại khu vực 11.500-12.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại đỉnh cũ ở ngưỡng 13.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu vùng giá xung quanh 9.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho PNJ
CTCK Bản Việt (VCSC) : Duy trì khuyến nghị mua cho PNJ khi cho rằng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của PNJ sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận gia tăng sau năm 2020 - đặc biệt các rủi ro gián đoạn kinh doanh đến từ dịch COVID-19 hiện đã suy yếu tại Việt Nam - dù khả năng tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong nước hạ nhiệt.
VCSC điều chỉnh giảm tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 4% do dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ thấp hơn khi môi trường vĩ mô hiện chưa rõ ràng dẫn đến chuyển đổi nhu cầu từ các mặt hàng trang sức đá quý có biên lợi nhuận cao hơn sang mặt hàng trang sức có hàm lượng vàng cao.
Tuy nhiên, chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 18% do loại bỏ mức chiết khấu định giá 30% đã áp dụng trước đây trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, phần nào bù đắp bởi dự báo lợi nhuận thấp hơn cũng như chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: mức phục hồi thấp hơn dự kiến trong chi tiêu không thiết yếu sau năm 2020; tiến độ mở rộng cửa hàng chậm hơn dự kiến; cạnh tranh gia tăng.
Khuyến nghị mua TCM với giá 22.800 đồng/cp
CTCK Mirae Asset : Xuất khẩu ngành dệt may gặp nhiều khó khăn trong năm 2020, nguyên nhân đến từ việc phong tỏa diện rộng ở nhiều nước trên thế giới bởi dịch Covid-19, điều này đã tác động tới giá trị xuất khẩu trong tháng 5 đạt 3,5 tỷ USD (giảm 12% so với cùng kỳ) và lũy kế 5 tháng đạt 19 tỷ USD (giảm 12%).
Tuy nhiên trong tháng 5, Mirae Asset thấy sự hồi phục của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) có phần vượt trội hơn so với tình hình chung của ngành.
Đơn hàng ở các mặt hàng truyền thống giảm do nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu giảm. Trong khi đó, TCM nhận đơn hàng khẩu trang, dụng cụ y tế trong giai đoạn qua.
Từ tháng 4/2020, TCM đã sản xuất được vải kháng khuẩn để phục vụ các đơn hàng của TCM cũng như cung ứng cho các doanh nghiệp may gia công khác. Nhóm các đơn hàng này đóng góp khoảng 50% vào tổng doanh thu của TCM, bù đắp 1 phần thiệt hại do thiếu hụt đơn hàng truyền thống.
Nhiều nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang và các trang phục bảo hộ sang Mỹ bởi các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng. TCM là doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc với các đối tác ở Mỹ trước đây nên đã tạo điều kiện cho TCM nhận và xuất đơn hàng khẩu trang và dụng cụ y tế.
Mirae Asset dự phóng doanh thu của TCM năm 2020 sẽ giảm 7% so với cùng kỳ.
Theo kỳ vọng của Mirae Asset, sức mua của người tiêu dùng sẽ có chuyển biến phục hồi từ cuối năm 2020. TCM tiếp tục tận dụng lợi thế từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh, và TCM sẽ khai thác được cơ hội mới từ hiệp định EVFTA.
Qua đó, Mirae Asset khuyến nghị mua TCM với giá mục tiêu 22.800 đồng/cp.
Thị trường chứng khoán chìm sâu trong sắc đỏ Thị trường chứng khoán vừa có phiên giảm điểm rất mạnh với thanh khoản ở mức rất cao. VN-Index vẫn có khả năng sẽ xuất hiện sự hồi phục tăng điểm trở lại. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 32,2263 điểm (3,63%) xuống 867,37 điểm; HNX-Index giảm 3,83% xuống 116,06 điểm và UPCom-Index giảm 2,72% xuống 55,75 điểm. Thanh khoản...