Cổ phiếu niêm yết HNX tháng 11: Chỉ số và thanh khoản đều tăng trên 9%
Chỉ số HNX-Index đạt 147,7 điểm vào ngày cuối tháng 11, tăng 9,1% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường cổ phiếu niêm yết HNX đạt hơn 939,7 tỷ đồng/phiên, tăng 9,5% so với tháng trước.
Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), tháng 11/2020, trên HNX có 1 doanh nghiệp niêm yết mới và có 1 doanh nghiệp hủy niêm yết, đồng thời có 9 doanh nghiệp niêm yết bổ sung cổ phiếu với số lượng niêm yết bổ sung đạt 1 tỷ cổ phiếu. Tổng số doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên HNX tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng là 353 doanh nghiệp, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 123 nghìn tỷ đồng.
Diễn biến chỉ số HNX-Index tháng 11/2020 theo chiều hướng tăng và điểm chỉ số cao nhất tháng đạt 148,4 điểm tại ngày 26/11. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, HNX-Index đạt 147,7 điểm, tăng 9,1% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 259,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với thời điểm cuối tháng 10.
Diễn biến chỉ số HNX-Index trong tháng 11/2020.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết đạt 1,28 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt hơn 19,7 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân, giá trị giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết đạt hơn 939,7 tỷ đồng/phiên, tăng 9,5% so với tháng trước, tương ứng khối lượng giao dịch đạt hơn 61,1 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 0,4% so với tháng trước.
Trong tháng 11/2020, tổng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 đạt hơn 18,7 nghìn tỷ đồng (tăng 26,3% so với tháng trước), tương ứng với khối lượng giao dịch đạt hơn 1.225 triệu cổ phiếu (tăng 37% so với tháng trước), chiếm tỷ trọng 95,17% giá trị giao dịch và 95,5% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Chỉ số giá cổ phiếu các ngành hầu hết đều tăng điểm, chỉ số ngành tài chính tăng 19,61 điểm (7,6%) đạt 277,75 điểm; ngành xây dựng tăng 6,99 điểm (4,62%) đạt 158,2 điểm, chỉ số ngành công nghiệp tăng 6,65 điểm (3,45%) so với tháng trước đạt 199,18 điểm. Chỉ số LargeCap tăng 20,23 điểm (9,6%) so với tháng trước đạt mức 231,01 điểm tại thời điểm cuối tháng 11/2020 và chỉ số Mid/SmallCap tăng 11,37 điểm (6,43%) đạt 188,31 điểm.
Tháng 11/2020, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 536,1 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 6.686 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch mua vào đạt hơn 3.097 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt hơn 5.486 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 11, trên thị trường cổ phiếu niêm yết HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 2.389 tỷ đồng./.
Dòng tiền đầu cơ xoay vòng các trụ
Sự rung lắc của thị trường chứng khoán là diễn biến khó tránh khỏi sau giai đoạn tăng nóng. Thị trường có thể đi vào trạng thái tích lũy ngắn hạn, với sự phân hóa của dòng tiền đầu cơ. Chiến lược giao dịch trong biên độ (trading range) nhiều khả năng sẽ được phát huy.
Video đang HOT
Yếu tố cơ bản: VN-Index có tín hiệu phân kỳ với xu hướng của TTCK toàn cầu
Trong góc nhìn liên thị trường, tuần qua, TTCK toàn cầu tiếp tục đà tăng, với tâm lý lạc quan của giới đầu tư, bất chấp tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Giá vàng có dấu hiệu chững lại đà tăng phần nào cho thấy mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu tư là không lớn.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index có dấu hiệu phân kỳ so với mặt bằng chung của TTCK quốc tế. Những thời điểm VN-Index bắt đầu có tín hiệu phân kỳ cũng là lúc mở ra giai đoạn tích lũy, thay vì tăng mạnh như trước đó, để chờ đợi một động lực tăng mới.
TTCK toàn cầu tiếp tục tăng điểm.
Về giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài, khối này tập trung mua ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn, bán ròng các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Sự quay trở lại mua ròng của khối ngoại là chất xúc tác cần thiết vào thời điểm mà diễn biến tích cực của TTCK quốc tế không còn là động lực kích thích mạnh mẽ dòng tiền bên mua.
Cụ thể, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 2 chứng chỉ quỹ FTF là VNDiamond và VNFinlead, lần lượt 675 tỷ đồng và 165 tỷ đồng trong tháng 5. Hoạt động mua bán trên sàn cũng khởi sắc trở lại trong vài phiên gần đây.
Yếu tố kỹ thuật: VN30 vẫn giữ được đà tăng
TTCK vừa có một tuần đi ngang, tăng vào đầu tuần nhưng suy yếu vào các phiên cuối tuần. Sự rung lắc với cường độ vừa phải của thị trường sau giai đoạn tăng nóng không phải là điều bất ngờ.
Độ lệch giữa phái sinh và cơ sở tăng dần theo chiều âm.
Tâm lý của dòng tiền đầu cơ dường như cũng chuẩn bị cho khả năng điều chỉnh của VN30 khi độ lệch giữa phái sinh và cơ sở có hiện tượng bung dần ra theo chiều âm ở các phiên cuối tuần.
Bức tranh kỹ thuật của VN30 là chưa xấu, đà tăng được duy trì với vùng hỗ trợ tại 760 - 770 điểm, nhưng khó có thể tiếp tục bứt phá trong ngắn hạn khi tâm lý nhà đầu tư đang dần có sự thận trọng sau các nhịp rung lắc mạnh.
Dòng tiền đầu cơ có sự chuyển dịch trọng tâm.
Chỉ số tuần qua giữ được đà tăng vẫn là nhờ sự linh hoạt xoay vòng của dòng tiền đầu cơ cũ tham gia vào thị trường, còn bản chất sự tăng thêm của dòng tiền mới là không đáng kể (diễn biến này đã tồn tại vài tuần gần đây). Sự luân chuyển của dòng tiền đầu cơ dù chậm hơn và có dấu hiệu chuyển trọng tâm sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, nhưng vẫn bám theo đà tăng của thị trường.
Đà lan tỏa duy trì đà tăng.
à lan tỏa của các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục được neo cao, đây được xem là tín hiệu tốt cho đà tăng hiện tại của VN30, vì dòng tiền duy trì được sự lan tỏa tốt ở các trụ dẫn dắt. Nếu đà lan tỏa kết thúc trạng thái quá mua (gãy nền giá tại 70%) thì đó được xem là tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của chỉ số.
Vòng quay ở các trụ chưa có dấu hiệu dừng lại.
Sự vận động của các trụ bài bản và linh hoạt. Sự xoay vòng từ ngân hàng, thực phẩm - đồ uống và bất động sản qua từng phiên giúp thị trường giữ được "nhiệt". Nhìn chung, dòng tiền đầu cơ vẫn len lỏi vào nhóm các cổ phiếu trụ, dù không còn nhanh và mạnh như những tuần trước.
Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: Giao dịch trong biên độ
Sự rung lắc của thị trường là diễn biến khó tránh khỏi sau giai đoạn tăng mạnh, quá trình "hạ nhiệt" được xem là diễn biến cần thiết để chỉ số tiến lên mức cao hơn. Dòng tiền đầu cơ vẫn ở lại thị trường bằng cách xoay vòng các trụ, dù tốc độ xoay vòng chậm hơn so với các tuần trước đó khi dòng tiền cũng có sự phân bổ sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Điểm số VN30F2006 đang ở khoảng giữa của biên độ.
Trạng thái mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài trong 2 phiên cuối tuần qua có thể được xem là động lực mới dành cho thị trường trong bối cảnh sự lan tỏa tích cực từ TTCK quốc tế không còn được phản ánh một cách mạnh mẽ.
Nhưng thị trường có thể đi vào trạng thái tích lũy ngắn hạn trên nền tảng đà tăng đang có với sự phân hóa của dòng tiền đầu cơ. Do đó, chiến lược giao dịch trong biên độ (trading range) có thể sẽ được phát huy tốt trong tuần giao dịch mới.
Cụ thể, vị thế Long (Mua) sẽ được ưu tiên hơn nếu chỉ số phái sinh VN30F2006 quay về nền giá trước đó quanh 760 - 770 điểm. Trong khi đó, vị thế Short (Bán) sẽ được cân nhắc nếu giá tiếp cận đỉnh cũ quanh 800 - 810 điểm.
Các quỹ ETFs nội hút ròng lượng vốn lên tới gần 800 tỷ đồng trong tháng 5 Các quỹ ETFs nội đã hút ròng lượng vốn lên tới 763 tỷ đồng trong tháng 5. Dòng vốn tập trung vào các quỹ mới thành lập như VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN Lead. Tiếp nối đà hồi phục từ tháng 4, TTCK Việt Nam vừa trải qua tháng 5 đầy tích cực khi chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 12,4%...