Cổ phiếu Nhà máy nước sạch Sông Đà ra sao nếu công ty phải bồi thường?
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, dù cổ phiếu của Nhà máy nước sạch Sông Đà thời gian qua giảm hơn 127 tỷ đồng nhưng do ở thế độc quyền nên điều này không đáng ngại. Nếu trường hợp doanh nghiệp này phải bồi thường cho người dân sau sự cố nước bị nhiễm dầu nhớt thì khả năng giảm sâu sẽ xảy ra.
Sụt giảm
Trong thời gian qua, cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà ( VCW) giảm hơn 127 tỷ đồng. Ngày 16/10, cổ phiếu VCW đã giảm 4,9%, tương đương 1 cổ phiếu mất 1.700 đồng.
Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân phân tích, nguyên nhân do nguồn nước sạch của công ty này đang bị thanh tra nên giao dịch cổ phiếu trên thị trường bị ngừng lại. Nhà đầu tư lo ngại đến việc kinh doanh, tài chính của công ty.
Đó là nguyên nhân khiến cổ phiếu VCW giảm liên tiếp ở các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Cho đến ngày 16/10, mã VCW chỉ còn 33.000 đồng/cổ phiếu.
Trên biểu đồ mã VCW có hiện tượng giảm từ ngày 25/9 nhưng cũng có tăng. Về cân đối toàn diện thì không giảm sâu tính tới khi phát hiện ra sự việc Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà bị thải nhớt gây ô nhiễm nguồn nước.
Cho đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án và bắt 2 đối tượng xả thải dầu nhớt vào nguồn nước của Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà nhưng vẫn chưa có kết luận.
Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân đánh giá, trong 9 tháng đầu năm, Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà báo cáo tài chính với lợi nhuận tốt.
Theo Tiến sĩ Nhân, nếu nói việc xả thải nhớt vào nguồn nước sạch của công ty này khiến cổ phiếu VCW giảm cũng chưa hẳn là đúng.
Video đang HOT
Về hiện tượng, nhà đầu tư vẫn có những lo ngại khi giao dịch mã VCW trên thị trường và sẽ khiến cổ phiếu này gặp nhiều hạn chế trên sàn.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán những phiên gần đây cho thấy, mã VCW có dấu hiệu chững lại nhưng không có nghĩa là đứng yên. Cổ phiếu VCW giao dịch chậm lại và không đáng kể.
Tiến sĩ Nhân đặt vấn đề, cũng có thể nhà đầu tư đang chuyển hướng vào mã cổ phiếu của các ngành nghề khác đang dẫn dắt thị trường. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ không cầm cự được nên đã “chốt lời” sau thời gian dài đầu tư vào cổ phiếu này.
Chuyên gia Lê Bá Trí Nhân lưu ý với các nhà đầu tư rằng, mã VCW hiện nay chưa bị đưa vào diện kiểm soát đặt biệt do giảm sâu. Do đó, tình trạng cổ phiếu của công ty này giảm do lo ngại của nhà đầu tư về thông tin xả thải nhớt bẩn vào nguồn nước của Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà là tất yếu.
Nói đúng hơn, theo chu kỳ biến động thì mã VCW giảm cũng là bình thường. Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu VCW chưa có dấu hiệu bị bán tháo trên sàn chứng khoán.
Tiến sĩ Lê Bá Trí Nhân.
Nhận định từ chuyên gia kinh tế
Tiến sĩ Nhân lưu ý một vấn đề, nếu người dân không sử dụng nước của Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà thì sử dụng của công ty nào?
Vì vậy, nhà máy này vẫn sẽ bán nước sạch mặc dù đã xảy ra sự cố nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Sau khi xảy ra sự cố thì cơ quan chức năng phải xử lý. Xử lý xong rồi thì nhà máy tiếp tục bán nước sạch trở lại cho người dân.
Khi hoạt động trở lại bình thường, tức là việc cấp nước sạch được cung cấp trở lại thì Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà vẫn phát sinh lợi nhuận. Công ty đã có lợi nhuận thì mã VCW lại tăng giá mạnh trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân khẳng định, với cơ chế độc quyền về cung cấp nước cho người dân thì người tiêu dùng không có sự lựa chọn. Điều này tương tự như việc cung cấp điện hay xăng dầu.
“Vấn đề độc quyền đã khiến các mã cổ phiếu này luôn có tính hấp dẫn và tăng trưởng ổn định trên sàn chứng khoán”, Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nói.
Cong nhân tiến hành thau rửa bể nước tại các tào nhà có nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy nước sạch Sông Đà.
Thế nhưng, nếu trường hợp công tác thanh kiểm tra cho thấy Công ty cổ phần đầu tư Nhà máy nước sạch Sông Đà gây ra hậu quả và phải bồi thường thì khi có nhiều khả năng cổ phiếu VCW sẽ giảm rất sâu. Bởi lẽ, khi đó, Công ty này phải trích lợi nhuận ra để bồi thường thiệt hại cho người dân. Điều đó đồng nghĩa với lợi nhuận ít đi hoặc không có, thậm chí thua lỗ.
“Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị bán tháo trên thị trường đối với mã VCW”, Tiến sĩ Nhân nhận định.
Giang Cư
Theo Phunuvietnam.vn
Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Nước sạch Sông Đà gồm những ai?
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco, mã chứng khoán VCW) được thành lập năm 2009 với tên gọi Công ty TNHH MTV nước sạch Vinaconex, trực thuộc Tổng Công ty Vinaconex.
Doanh nghiệp này từng dính bao tai tiếng với kỷ lục 12 lần vỡ đường ống nước Sông Đà do sử dụng vật liệu sản xuất đường ống không phù hợp, dẫn đến một loạt lãnh đạo công ty và Vinaconex phải hầu tòa.
Sau khi được mua lại vào năm 2018 bởi hai "ông lớn" Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (60,46%, tương đương 45.348.000 cổ phần) và CTCP Cơ điện lạnh - REE (35,95%, tương đương 26.960.000 cổ phần), công ty chính thức được đổi tên thành CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) như hiện nay.
Địa bàn cung cấp nước của Viwasupco hiện nay là toàn bộ phía Tây Nam TP Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, và một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị "Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông".
Viwasupco hiện do ông Lưu Viết Thịnh làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Văn Tốn làm Tổng giám đốc.
Danh sách HĐQT của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 của công ty gồm 5 thành viên: Ông Lưu Viết Thịnh, Chủ tịch HĐQT. Các thành viên HĐQT gồm: ông Nguyễn Văn Tốn (TGĐ), ông Phạm Mạnh Hà, ông Nguyễn Trọng Hiền, và ông Nguyễn Ngọc Thái Bình.
Ngoài Tổng giám đốc Tốn, Ban Tổng giám đốc của công ty gồm 03 Phó TGĐ: ông Nguyễn Quang Hưng, ông Bùi Đăng Khoa, ông Vũ Đức Toàn, và Kế toán trưởng Hoàng Văn Anh. Trong đó, TGĐ Nguyễn Văn Tốn là kỹ sư xây dựng ngành Cấp thoát nước, có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Danh sách Ban TGĐ của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm trước, với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động cấp nước hơn 57%. Lợi nhuận trước thuế duy trì đà tăng gấp đôi doanh thu và đạt hơn 230 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Nửa đầu năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu gần 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Thù lao của HĐQT, BKS và Ban TGĐ. Nguồn: Báo cáo thường niên công ty.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Đại gia nào đang đứng sau Công ty nước sạch Sông Đà? Nhiều khu vực tại Hà Nội đang vật lộn với việc nước nhiễm bẩn từ hệ thống nước cấp của Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco) và mọi người dân đang tập trung chỉ trích tổng giám đốc công ty này đã không làm hết trách nhiệm trong sự cố này. Tuy nhiên không nhiều người biết, những vị đại gia đứng...