Cổ phiếu ngành tiêu dùng giảm giá mạnh nhất trong tháng 7
Giá cổ phiếu ngành tiêu dùng trong tháng vừa qua giảm 8,39%, gấp hơn 2 lần mức điều chỉnh giảm chung của VN-Index.
Cổ phiếu tiêu dùng, năng lượng, tài chính bất động sản là 3 nhóm ngành điều chỉnh giảm mạnh trong tháng 7.
Theo dữ liệu tổng kết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2020, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 798,39 điểm, giảm 3,24%; VNAllshare đạt 719,58 điểm, giảm 3,68% và VN30 đạt 740,73 điểm, giảm 3,87% so với cuối tháng 6/2020.
Các ngành biến động nhiều nhất gồm ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) giảm 8,39%, ngành năng lượng (VNENE) giảm 7,26% và ngành tài chính – bất động sản (VNFIN) giảm 4,79%.
Giao dịch trong tháng 7 ở nhóm ngành hàng tiêu dùng xuống thấp nhất nửa năm – Nguồn: HOSE.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong tháng 7 ghi nhận sự sụt giảm so với tháng trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 4,53 nghìn tỷ đồng và khối lượng giao dịch đạt trên 271 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 32% và 37,49%.
Video đang HOT
Trong tháng 7, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 26,81 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,86% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị hơn 786 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm PLX (493,3 tỷ đồng), KDC (256,6 tỷ đồng), VHM (203,8 tỷ đồng), VRE (122,9 tỷ đồng), và CTG (108,3 tỷ đồng).
NĐTNN bán ròng chủ đạo trong 7 tháng qua – Nguồn: HOSE.
Sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 6,02 triệu CW, với giá trị giao dịch đạt khoảng 8,34 tỷ đồng/phiên, tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 24,93% và 14,44% so với tháng 6.
Tính đến hết ngày 31/07, trên HOSE có 382 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 5 chứng chỉ quỹ ETF, 71 chứng quyền có bảo đảm và 44 trái phiếu niêm yết; tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 89,72 tỷ cổ phiếu.
Tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 2,79 triệu tỷ đồng, giảm 2,81% so với tháng trước và đạt khoảng 38,69% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
Về hoạt động niêm yết mới và đấu giá, trong tháng 7, HOSE đã đưa 2 cổ phiếu mới lên giao dịch gồm cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings và cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.
Đối với CW, HOSE ghi nhận 6 mã CW mới giao dịch với tổng khối lượng niêm yết mới đạt 16 triệu CW. Tính từ khi ra mắt, HOSE đã cấp quyết định niêm yết và giao dịch cho 171 mã CW trên 22 cổ phiếu cơ sở của 8 tổ chức phát hành.
Trong tháng, HOSE đã tổ chức thành công 1 buổi đấu giá chào bán cạnh tranh cho CTCP Chăn nuôi Tiền Giang với tổng khối lượng bán được là 4.968.600 cổ phần, tương đương giá trị cổ phần bán được đạt hơn 102 tỷ đồng.
An Phát Holdings sẽ nâng sở hữu các công ty con lên tối thiểu 65%
Đánh giá một số công ty thành viên có hoạt động kinh doanh tốt nhưng định giá P/E thấp, HĐQT APH cho biết, sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên này lên khoảng 65%.
Ngày 28/7/2020 tới đây, hơn 132,56 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát (APH) sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.500 đồng/CP.
Chia sẻ tại buổi roadshow trước thềm niêm yết diễn ra cuối tuần trước, ông Nguyễn Lê Trung, Phó chủ tịch HĐQT APH cho biết, hiện Tập đoàn đang sở hữu 55% vốn tại Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội (NHH), 48% vốn tại Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA), và có các công ty thành viên khác như Công ty cổ phần An Tiến Industries (HII)...
Vào đầu tháng 7 vừa qua, APH đăng ký bán 1.000 chứng quyền mua cổ phiếu AAA, giá không thấp hơn 15 triệu đồng/chứng quyền, tương đương tổng giá trị giao dịch 15 tỷ đồng. Một chứng quyền được mua 10.000 cổ phiếu AAA với giá 14.000 đồng/CP. Điều này đồng nghĩa, nhà đầu tư bỏ ra 15.500 đồng để mua 1 cổ phiếu AAA phát hành thêm.
Thị giá cổ phiếu tại ngày công bố thông tinh khoảng 12.450 đồng/CP, thấp hơn 11% so với giá phát hành thực hiện chứng quyền. Đóng cửa phiên 24/7, cổ phiếu AAA tiếp tục giảm, xuống 11.850 đồng/CP. Hết phiên sáng nay (27/7), cổ phiếu AAA tiếp tục giảm sàn xuống 11.050 đồng/CP.
Nếu giao dịch thành công, An Phát Holdings còn nắm giữ 3.000 chứng quyền. Phương thức giao dịch là chuyển nhượng quyền qua thành viên lưu ký, thời gian thực hiện từ 9/7 đến 7/8.
Vì sao APH lên kế hoạch nâng sở hữu tại AAA lên 65%, nhưng lại bán bớt chứng quyền mua cổ phiếu AAA phát hành thêm là câu hỏi được nhà đầu tư đặt ra tại buổi roadshow.
Trả lời câu hỏi này, ông Trung cho biết, APH sẽ nâng sở hữu tại AAA vào năm 2021 lên 65%. Đâylà kế hoạch 2 năm, bước đầu tiên đã làm là nâng sở hữu từ 48% lên 53% thông qua việc chuyển đổi chứng quyền 30 triệu cổ phiếu AAA vào giữa tháng 7.
Lý giải rõ hơn, lãnh đạo APH cho biết, 4.000 chứng quyền này là toàn bộ số chứng quyền AAA đã phát hành ngày 8/11/2018 kèm 400 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (1 chứng quyền được mua 10.000 cổ phiếu, giá 14.000 đồng/CP) và được Tập đoàn mua lại trong thời gian 9 - 15/11/2019. Tại thời điểm mua trái phiếu kèm chứng quyền, APH nắm gần 80 triệu cổ phiếu AAA, tương đương tỷ lệ sở hữu 46,62% vốn. Nếu chuyển đổi toàn bộ lượng chứng quyền trên, APH sẽ nắm 120 triệu cổ phiếu, tương ứng 54,54% vốn AAA.
Vào ngày 16/7 vừa qua, AAA công bố thông tin về việc phát hành 40 triệu cổ phần để thực hiện chứng quyền, giá phát hành 14.000 đồng/CP, thời gian đăng ký thực hiện chứng quyền là 16/7 - 20/7/2020, thời gian nộp tiền mua chứng quyền là 26/7-30/7/2020.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông, HĐQT AAA có trình kế hoạch mua cổ phiếu quỹ để bán cho nhà đầu tư chiến lược và đạt được thỏa thuận nhất định là sẽ bán trước cho họ gần 5%, thông qua việc bán 1.000 chứng quyền mà APH sở hữu, tức về cơ bản họ bỏ ra 15.500 đồng/CP để mua cổ phiếu AAA. Mức giá này cũng phản ánh giá trị sổ sách của AAA và đã bán được cao hơn giá thị trường.
Do đó, sau khi phát hành 40 triệu cổ phiếu thực hiện chứng quyền, số lượng cổ phiếu AAA mà APH được phân phối là 30 triệu cổ phiếu, theo đó, nâng sở hữu tại AAA từ 48% lên 53,18%.
Ông Trung cho biết, đang tiếp tục đàm phán nhà đầu tư để họ nâng sở hữu lên 15% tại AAA, bởi PE của AAA đang thấp so với tiềm năng, phải đến khi AAA phản ánh giá trị thực thì cổ phiếu APH mới được đánh giá tốt hơn.
Trả lời thêm thắc mắc cổ đông về tỷ lệ nắm giữ của HĐQT, Ban điều hành tại APH, ông Trung cho biết, sở hữu của HĐQT trong APH hiện nay chính danh không nhiều, nhưng các thành viên sáng lập thì cam kết luôn luôn nắm tối thiểu APH sau niêm yết.
Đừng quên dành tiền cho tuần mới, có hơn 260 triệu cổ phiếu chào sàn HoSE Trong đó có 1 "tân binh", và một mã chứng khoán chuyển sàn từ HNX. Tuần này, sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón thêm 2 "tân binh" với gần 262 triệu cổ phiếu chào sàn. Trong đó có một cái tên hoàn toàn mới là Tập đoàn An Phát Holdings với mã chứng khoán APH, và một...