Cổ phiếu ngành dược, y tế tăng trần giữa “tâm bão” Corona
Trong 2 phiên giao dịch ngày 30-31/1, thị trường chứng khoán “đỏ lửa”, nhưng cổ phiếu ngành dược, y tế vẫn giữ được sắc xanh nhờ dịch cúm Corona.
Cổ phiếu DHG- Dược Hậu Giang tăng trần giữa tâm bão cúm Corona
Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế đều có phản ứng tích cực trước đại dịch virus corona. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 30/1, khi thị trường chứng khoán trong nước giảm mạnh, toàn sàn “bốc” hơi hơn 5 tỷ USD, thì nhóm cổ phiếu dược phẩm, y tế lại tăng mạnh.
Trong đó, cổ phiếu CDP của CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha dẫn đầu nhóm cổ phiếu dược phẩm khi tăng kịch trần từ 7.000 đồng/cp lên 7.900 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu HDP của CTCP Dược Hà Tĩnh cũng tăng kịch biên độ 14,4% lên 14.300 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch ngày 31/1, cổ phiếu DVN của CTCP Dược Việt Nam đã tăng kịch biên độ 14,4% lên 12.700 đồng/cổ phiếu; Cổ phiếu CDP của CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha cũng tăng trần lên 9.000 đồng/cổ phiếu (tăng 13.9%); Cổ phiếu HDP của CTCP Dược Hải Dương cũng tăng trần 2 phiên liên tiếp lên 14.300 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu DNM của Công ty cổ phần Y tế Danameco cũng tăng mạnh 7,1% lên 10.000 đồng dù thanh khoản thấp. Đặc biệt, cổ phiếu JVC của CTCP Y tế Việt Nhật sau chuỗi ngày dài làm cổ phiếu “trà đá”, nay cũng tăng trần 7% lên 3.470 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Nhiều cổ phiếu dược phẩm lớn khác như DHG của CTCP Dược Hậu Giang tăng trần 7% cán mốc 99.000 đồng/cổ phiếu; Cổ phiếu IMP của Imexpharm tăng trần liên tiếp 2 phiên cán mốc 54.800 đồng/cổ phiếu; Cổ phiếu DCL của CTCP Dược Cửu Long tăng 26.000 đồng/cổ phiếu…
Theo ông Nguyễn Trung Hải- Đại diện môi giới sàn MBS, dịch cúm corona lan rộng toàn cầu nên nhiều doanh nghiệp trong ngành Dược và Y tế được hưởng lợi. Theo đó, cổ phiếu của các nhóm ngành này tăng trần trong 2 phiên liên tiếp vừa qua. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư vào các cổ phiếu này, bởi nhiều đại diện trong nhóm cổ phiếu này đang hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả.
Đặc biệt, có một số doanh nghiệp có ghi nhận doanh thu từ việc kinh doanh thiết bị y tế nhưng không rõ cơ cấu doanh thu từ các sản phẩm như khẩu trang, dụng cụ y tế hỗ trợ chữa bệnh cúm corona nhưng cổ phiếu của các doanh nghiệp này vẫn hưởng lợi. Điều này cho thấy, đà tăng của phần lớn các cổ phiếu dược, thiết bị y tế do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp dược, thiết bị y tế trước khi quyết định đầu tư cổ phiếu của các doanh nghiệp này.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 11h ngày 31/1, thế giới đã ghi nhận 9.832 trường hợp nhiễm virus corona, 213 trường hợp tử vong, 115 trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc.
Tại Việt Nam có 5 người nhiễm virus corona, trong đó có 2 bệnh nhân người Trung Quốc (1 người đã khỏi) và 3 người Việt Nam đang điều trị tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa và bệnh viện Nhiệt đới TƯ ở Đông Anh, Hà Nội. Hiện số trường hợp nghi nhiễm virus corona tại Việt Nam là 97 trường hợp, trong đó 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với virus corona và 32 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
Tỷ phú Việt mất ngàn tỷ vì dịch Corona, cổ phiếu ngành dược ngược dòng tăng giá
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Canh Tý (30/01/2020), tài sản của các tỷ phú Việt "bốc hơi" hàng nghìn tỷ đồng do VN-Index mất gần 32 điểm.
Dịch bệnh lây lan khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bao trùm trong sắc đỏ.
Bên bán đã hoàn toàn áp đảo bên mua trong phiên 30/1 khiến một loạt các cổ phiếu thuộc nhóm trụ cột chìm trong sắc đỏ như BID (-5%), SAB (-6,2%), VNM (-3,9%), VHM (-2,2%), GAS (-3,1%), CTG (-4,9%), TCB (-5,4%), VJC (-4,4%)...
Do "ăn theo" dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế thu hút được dòng tiền và đồng loạt tăng mạnh như JVC ( 6,9%), DNV ( 14,9%), DHG ( 5,7%), DBD ( 0,9%), AMV ( 6,4%), DCL ( 3,4%), IMP ( 2,6%)...
Đối với các mã cổ phiếu thuộc doanh nghiệp của những tỷ phú hàng đầu Việt Nam, VIC của Vingroup tiếp tục đứng giá phiên thứ tư liên tiếp mặc dù doanh nghiệp báo lãi khủng của năm 2019.
Trong khi đó, cổ phiếu VJC của Vietjet Air giảm sốc 6.500 đồng (4,4%) còn 140.000 đồng/cp. Mức giảm này khiến cho tài sản của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giảm mạnh 1.352 tỷ đồng ngay trong phiên giao dịch đầu năm Canh Tý. Hiện tổng giá trị cổ phiếu VJC và HDB do bà Thảo nắm giữ là 29.314 tỷ đồng.
Cũng trong phiên hôm qua, cổ phiếu MSN của Masan Group giảm giá 6,2% còn 50.100 đồng/cp khiến tài sản của bộ đôi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh giảm mạnh.
Sau phiên đầu năm, tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang giảm 844 tỷ đồng, còn 12.850 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh chứng kiến khối tài sản giảm 867 tỷ đồng, còn 13.289 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo Infornet.vn
Ai 'hưởng lợi' vì virus corona bùng phát? Nhiều cổ phiếu doanh nghiệp ngành dược phẩm, y tế đang có đà tăng mạnh trong khi hầu hết cổ phiếu đều phản ứng tiêu cực trước sự bùng phát của virus corona tại Vũ Hán (Trung Quốc). Trong khi thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa nghỉ Tết Nguyên Đán 2020, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã chịu...