Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, VN-Index tăng 16,8 điểm
Kết thúc phiên chiều 13/10, nhóm cổ phiếu ngân hàng duy trì được sắc xanh đã tạo động lực cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hoặc chỉ đẩy lệnh bán ở mức giá trên tham chiếu.
Tiền đổ vào chứng khoán tiếp tục ở mức thấp.
Tuy nhiên, tiền đổ vào chứng khoán trong phiên ngày 13/10 thấp kỷ lục, giảm 2.500 tỷ đồng so với phiên trước. Đây là phiên có giá trị thấp nhất kể từ tháng 11/2020 đến nay và chưa bằng 1/4 phiên giao dịch cao nhất trong năm nay.
Kết thúc phiên chiều 13/10, VN Index đã tăng số điểm tăng khá ấn tượng là 16,18 điểm, tương đương 1,56%, lên 1.051 điểm. Toàn sàn HoSE có 265 mã tăng, 74 mã giảm và 183 mã đứng giá tham chiếu. Dù số mã tăng lớn nhưng có hiện tượng đặc biệt là số mã giảm sàn nhiều hơn số mã tăng trần, với 17 mã so với 6 mã.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng khởi sắc đang nằm trong rổ VN30 như: VCB, ACB, STB, TCB, BID, CTG… Đặc biệt là mã ACB có thời điểm chạm giá trần, trước khi đóng cửa 6,7% lên 19.950 đồng/cổ phiếu và cũng là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm VN30; BID 6,6% lên 32.450 đồng/cổ phiếu; CTG 5,9% lên 22.400 đồng/cổ phiếu; STB 4,1% lên 17.650 đồng/cổ phiếu; VCB 3,9% lên 66.500 đồng/cổ phiếu; TCB 2% lên 25.300 đồng/cổ phiếu; MBB 1,4%, TPB và VIB tăng nhẹ, trong khi HDB và VPB về tham chiếu.
Kế đến là nhóm cổ phiếu có vốn hoá lớn như: HPG, SAB, BVH, GAS, VNM, VRE. Tuy nhiên, thanh khoản tiếp tục là điểm trừ của thị trường khi rơi xuống mức thấp nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây. Theo đó, chỉ có hơn 477 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên, tương đương giá trị giao dịch đạt vừa tròn 8.900 tỷ đồng. Các bluechip khác đáng chú ý khác là VRE 5,8% lên 24.600 đồng, HPG 4,3% lên 19.500 đồng, SAB 3,5% lên 190.000 đồng, VNM 3,1% lên 73.800 đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HoSE, 3/5 cổ phiếu đứng đầu về thanh khoản thuộc nhóm này gồm: TCB, STB, SSI với mức khớp lệnh dao động 220 – 280 tỷ đồng. Các nhóm khác như: Bất động sản, công nghiệp, nguyên vật liệu, tiêu dùng thiết yếu không hút mạnh dòng tiền dù nhiều cổ phiếu trụ hồi phục mạnh.
Sau chuỗi phiên giảm điểm sâu do tác động của nhiều thông tin không tích cực, mặt bằng giá cổ phiếu đã xuống mức rất thấp. Mặc dù hiện rất khó để dự báo cho xu hướng của thị trường ngắn hạn nhưng nhiều chuyên gia đang kỳ vọng các thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý III/2022 sẽ nhen nhóm cho việc thu hút dòng tiền trở lại thị trường.
Theo các chuyên gia kinh tế, GDP quý III/2022 đã tăng trưởng cao hơn 13% so với nền thấp của quý III/2021, điều này cho thấy kinh tế Việt Nam cũng đang hồi phục tích cực. Trong điều kiện đó, nhiều khả năng là KQKD quý III/2022 của doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng cũng sẽ hồi phục tốt so với cùng kỳ.
So sánh tương quan của một số thị trường trên thế giới và khu vực, hiện tại, mức định giá của TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là hợp lý và dự báo sẽ góp phần thu hút dòng tiền tham khi các rủi ro ngắn hạn dịu bớt. “Chúng ta có thể kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp niêm yết quý III/2022 vẫn ở mức trên 25%. Với việc thị trường đã giảm sâu và mùa báo cáo KQKD sắp tới đã cận kề thì rất có thể KQKD quý III sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút dòng tiền trở lại thị trường. Trong điều kiện mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm sâu, nhiều cổ phiếu đã về vùng định giá hấp dẫn thì sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trong đầu tư trung và dài hạn”, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho biết.
Ông Đỗ Bảo Ngọc dự báo: Những nhóm ngành duy trì được sự ổn định, ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý III và 9 tháng năm 2022; đồng thời đã có mức chiết khấu giá đủ sâu sẽ là điểm đến của dòng tiền trong giai đoạn sắp tới, như: Công nghệ, điện, hóa chất, thực phẩm, ngân hàng và bán lẻ…
Chứng khoán tiếp tục giảm điểm sau phiên 'bão lửa'
Nhiều công ty chứng khoán cho rằng sau phiên lao dốc hôm nay, khả năng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính giảm điểm trước khi tìm được vùng cân bằng mới.
Theo nhóm phân tích thuộc Chứng khoán Asean Securities (Asean SC), diễn biến thị trường ngày 28/9 cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Do đó, Asean SC cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính giảm điểm trước khi tìm được vùng cân bằng mới, nhất là khi thị trường đang thiếu vắng thông tin hỗ trợ.
"Dự báo trong phiên giao dịch tới, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.135 - 1.140 điểm và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.125 - 1.130 điểm. Tuy vậy sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày", báo cáo của Asean SC nêu.
Chứng khoán được dự báo tiếp tục lao dốc, nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch trong những phiên tới. (Ảnh minh họa)
Tương tự, các chuyên gia đến từ Chứng khoán Tân Việt (TVSI) dự báo áp lực trong phiên 29/9 vẫn lớn bởi dòng tiền yếu và tâm lý quá bi quan. Điểm tựa cho thị trường lúc này nằm ở số ít các cổ phiếu ngành chứng khoán đang nỗ lực xây vùng đáy của riêng mình.
"Theo kinh nghiệm của chúng tôi cần có thêm nhiều cổ phiếu vững vàng ở các phiên tới đặc biệt là những cổ phiếu có tầm ảnh hưởng về vốn hóa và tâm lý mới giúp thị trường tạo được vùng đáy", chuyên gia nhận định.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Đông Á cũng cho biết việc giảm điểm xuống dưới mốc 1.200 điểm đã đưa đồ thị kỹ thuật VN-Index chuyển sang trạng thái tiêu cực và mốc thử thách tiếp theo cần giữ là 1.150 điểm để có thể tích lũy lại nền giá mới. Khi nhà đầu tư tin rằng tin tức lãi suất tăng đã phản ánh xong vào giá cổ phiếu qua đợt giảm này, dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường tìm kiếm cơ hội trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022, vốn đã được dự báo tăng trưởng khá từ nền số liệu thấp năm ngoái.
"Nhà đầu tư ngắn hạn nên chờ đợi dấu hiệu phục hồi để giao dịch trên các nhóm cổ phiếu có độ nhạy cao với trang thái thị trường như thép, bất động sản, chứng khoán, xây dựng. Nhà đầu tư trung dài hạn, có thể chọn lọc mua tích lũy các nhóm cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh các quý cuối năm hưởng lợi nhờ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ như nhóm xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp...", chuyên gia của Chứng khoán Đông Á khuyến nghị.
Theo khối phân tích thị trường của Chứng khoán KBSV, lực cầu suy yếu kết hợp với áp lực bán tăng mạnh vào cuối phiên là nguyên nhân chủ yếu khiến cho chỉ số VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Vùng hỗ trợ sâu quanh 1.120 ( /-5) điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ gần nếu VN-Index tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, Chứng khoán KBSV khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh các quyết định bắt đáy tỷ trọng cao và chỉ giải ngân một phần tỷ trọng khi chỉ số rơi về vùng hỗ trợ đã đề cập.
Đồng quan điểm thị trường có thể tiếp tục quán tính giảm điểm, các chuyên gia của Chứng khoán BSC nhấn mạnh việc đồ thị ngày liên tục xuất hiện hai gap down (khoảng trống giảm giá) tính từ đầu tuần tới nay cho thấy tâm lý thị trường đang tiêu cực. Do đó nhà đầu tư "nên hạn chế giao dịch trong những phiên tới".
Mạnh tay thanh lọc những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường Hủy niêm yết chứng khoán là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn, nhưng giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch, thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường. Việc này còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư,...