Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index vượt mốc 870 điểm
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường giúp cổ phiếu ngập sắc xanh, đặc biệt cổ phiếu ngân hàng nổi “sóng” tạo động lực mạnh mẽ để VN-Index vượt mốc 870 điểm.
Các thị trường chứng khoán trên khắp châu Á; trong đó có thị trường Việt Nam đã tăng điểm trong phiên đầu tháng 6, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không áp đặt các biện pháp mạnh lên Trung Quốc như lo ngại, trong khi việc các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng đã hỗ trợ các thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6, VN-Index tăng 14,2 điểm (1,64%) lên 876,67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 476,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 7.354,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 286 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 99 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 4,33 điểm (3,94%) lên 114,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 86,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 937,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 114 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 58 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 29 mã tăng giá và chỉ còn 1 mã giảm giá. Các mã tăng mạnh có thể kể đến như VHM tăng 3,3%, SSI tăng 2,7%, MWG tăng 1,7%, NVL tăng 2,4%, BVH tăng 1,5%, VRE tăng 1,1%…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay giao dịch rất tích cực. Trong nhóm cổ phiếu này chỉ NVB là giảm giá 1,2%. Các mã còn lại hầu hết có mức tăng rất mạnh, thậm chí ACB còn tăng tới 9,6% lên mức giá trần 25.100 đồng/cổ phiếu.
VPB cũng tăng 5,1%, CTG và STB đều tăng 4,4%, MBB tăng 3,8%, VIB tăng 3,7%, HDB và TPB đều tăng 3,1%…
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng tốc với PVD tăng 2,8%, PVB tăng 2,1%, PVC tăng 1,9%, PVS tăng 1,6%, GAS tăng 1,2%, POW tăng 2%, PLX tăng 0,3%…
Không chỉ khối nội tích cực giải ngân, khối ngoại hôm nay mua ròng cổ phiếu là điểm cộng cho thị trường.
Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 93,98 tỷ đồng. Mã FUESSVFL thuộc Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD được mua ròng nhiều nhất, đạt 47,4 tỷ đồng. Tiếp đến là VNM (hơn 36,6 tỷ đồng) và VHM (hơn 24,7 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 26,75 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh nhất sàn này là SHB (hơn 20,7 tỷ đồng), SHS (hơn 5,7 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 32,1 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là ACV (hơn 26,4 tỷ đồng), VIB (hơn 4,1 tỷ đồng) và KDF (hơn 1,6 tỷ đồng).
Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tương đồng với thị trường chứng khoán thế giới.
Các thị trường chứng khoán trên khắp châu Á, dẫn đầu là Hong Kong, lên điểm trong phiên 1/6, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không áp đặt các biện pháp mạnh lên Trung Quốc như lo ngại, trong khi việc các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng đã hỗ trợ các thị trường.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong chốt phiên tăng 3,36%, hay 771,05 điểm, lên 23.732,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 2,21%, hay 63,08 điểm, lên 2.915,43 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng lên điểm, nhờ hy vọng sẽ có thêm các doanh nghiệp mở cửa trở lại khi thủ đô Tokyo của nước này dỡ bỏ lệnh cấm đối với các cửa hàng bán lẻ và các hoạt động khác. Chỉ số này tăng 0,84%, hay 184,5 điểm, lên 22.062,39 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,75%, hay 35,48 điểm, lên 2.065,08 điểm./.
SAB của tỷ phú Thái Lan tăng phiên thứ 12 liên tiếp
Thị trường chứng khoán phiên sáng 16/4 khởi động cùng hoạt động chốt lãi ngắn hạn của nhà đầu tư kéo chỉ số VN-Index đã giảm nhẹ hơn 4 điểm, dù vậy về cuối phiên VN-Index dần quay về mốc tham chiếu.
Kết phiên sáng 16/4, VN-Index tăng nhẹ 0,01% lên mức 777,23 điểm, HNX-Index tăng 0,11 điểm lên mức 108,44 điểm.
Nhóm VN30 vẫn gây áp lực lên VN-Idnex, nhưng mức độ giảm dần. Trong rổ có 8 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và đến 22 mã giảm giá. Cổ phiếu ROS sớm xanh trở lại chỉ vài phút sau ATO.
Nhìn chung trong nhóm giảm giá, hầu hết giảm dưới 1,5%, trừ VPB. Những cổ phiếu chuyển sang sắc xanh sau đó có thể kể đến là VJC và GAS.
Các đại gia ngân hàng vẫn giảm trên dưới gần 1%, nhưng cổ phiếu ngân hàng nhỏ đang có xu thế hồi sớm hơn. TPB, VIB, BAB, KLB hay cả ACB cũng đã quay về tham chiếu. Các biệt có STB và LPB chuyển sắc xanh.
Khi thị trường chung giằng co gần vùng kháng cự mạnh, cổ phiếu SAB trở thành "trụ đỡ" của chỉ số, giúp cân bằng lại áp lực bán.
Đến 11h, SAB là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm bluechip với biên độ hơn 5%, đánh dấu phiên thứ 12 liên tiếp không giảm. Tổng biên độ tăng từ cuối tháng 3 đến nay của mã chứng khoán này đạt gần 40%, giúp thị giá SAB vượt trên 160.000 đồng/cp so với đáy gần nhất là 115.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu chăn nuôi MML, DBC, VLC, VSN giao dịch sôi động khi giá heo đang tăng phi mã trở lại, hiện đã vượt mốc 90.000 đồng/kg.
Thị trường giao dịch thận trọng sau khi mở cửa khi các chỉ số chính lùi nhẹ dưới tham chiếu. Đến 9h30, VN-Index giảm 0,49% xuống 773,42 điểm. VN30-Index giảm 0,66% xuống 718 điểm, HNX-Index và UPCOM-Index giảm hơn 0,3%.
Sắc đỏ giữ thế chủ động đầu phiên với 187 mã giảm trên HoSE, 69 mã đứng tham chiếu và 79 mã tăng. Trong nhóm VN30, 25/30 mã bluechip giảm giá.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 15/4 đồng loạt sụt giảm khi số liệu vĩ mô tiêu cực và lợi nhuận của nhiều ngân hàng sa sút làm dấy lên lo ngại về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 445 điểm, tức 1,9%, và kết phiên ở 23.504 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt mất khoảng 2,2% và 1,4%. Đây là phiên giảm mạnh nhất của cả Dow Jones và S&P 500 kể từ ngày 1/4 trở lại đây.
Anh Nhi
Chứng khoán 16/4: VN-Index vượt qua nhịp rung lắc, trở lại mức 777 điểm Thêm nhiều cổ phiếu thoát khỏi tâm lý chốt lời để tăng về cuối phiên sáng. Tổng số mã tăng tại HOSE lên 178 mã trong đó 22 mã tăng trần. Nhiều cổ phiếu đã nhanh chóng vượt qua tâm lý chốt lời của phe bán. Nhóm tăng trần có thêm một số mã như BMI, ITA, BFC, PVT bên cạnh mã tăng...