Cổ phiếu ngân hàng đã tăng gấp đôi, vì sao vẫn được lựa chọn để dẫn dắt thị trường?
Trả lời riêng câu hỏi về giá cổ phiếu BIDV, Kinh tế trưởng của Ngân hàng này trả lời: “Tại thời điểm hiện nay, giá 39.000 đồng của BID thực ra chưa phản ánh hết kỳ vọng của câu chuyện tìm kiếm NĐT nước ngoài”.
Trong hơn 1 năm qua, với vai trò là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường chứng khoán, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều có sự tăng trưởng ấn tượng về giá với mức tăng trên 100%. Cùng với đó, chỉ số P/E của nhóm này đều không thấp hơn 15 lần. Thế nhưng dường như sức nóng của cổ phiếu vua chưa thể hạ nhiệt trong năm 2018 khi chúng vẫn tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường những tháng đầu năm.
Điều gì khiến cho cổ phiếu ngân hàng được ưa chuộng như vậy?
Tại buổi tọa đàm do Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Cấp cao của Đại học Hawaii tại Hà Nội (còn gọi là Chương trình VEMBA) đồng tổ chức, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một số lý do.
Các diễn giả tại buổi Hội thảo
Theo bà Lê Thị Lệ Hằng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM), ngân hàng là một ngành tốt để đầu tư trong năm nay. Lý do thứ nhất, Nhà nước vẫn đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành. Thứ hai, các Ngân hàng phải tăng vốn để tuân theo chuẩn mực Basel II để tăng năng lực và điều đó tạo nên câu chuyện hấp dẫn cho cổ phiếu ngành này. Thứ ba, trong năm ngoái đã có 3 ngân hàng lớn là Vietcombank (VCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã xử lý gần hết các trái phiếu đặc biệt của VAMC, giảm tỷ lệ nợ xấu. Bà Lệ Hằng đánh giá trong năm nay, xu hướng đó sẽ tiếp tục xảy ra với việc một số ngân hàng lớn xử lý hết trái phiếu VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tổng giám đốc của SSIAM nhắc đến một vấn đề vẫn được gọi là “con dao hai lưỡi” của các ngân hàng, đó là công ty tài chính tiêu dùng. Các công ty này có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng, mà VPBank là ví dụ điển hình. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng bày tỏ e ngại rằng các công ty tài chính tiêu dùng – với cách thức cho vay có phần đơn giản – có thể khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong 3-4 năm tới.
Dù vậy, bà Lệ Hằng cho rằng Việt Nam đã có bài học về quản lý tín dụng từ năm 2008 nên Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát tốt hơn vấn đề này.
Chuyên gia Cấn Văn Lực – Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cũng phát biểu: “Tôi cho rằng chưa cần lo về rủi ro tín dụng tiêu dùng”.
Video đang HOT
Dẫn số liệu thống kê, ông Lực cho biết, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng hiện tại khoảng 800.000 tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 20%, ở Úc là 36%, nhiều nước ở mức trên 35%. Tức là còn rất nhiều dư địa để phát triển tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra, theo ông Cấn Văn Lực, một số khoản như cho vay mua nhà, sửa nhà được tính vào tín dụng tiêu dùng và làm tăng quy mô dư nợ là chưa hợp lý vì nó nên được tính vào dư nợ cho vay bất động sản.
Một cơ hội khác với ngành ngân hàng là bancassurance. Bancassurance là sự kết hợp của hai thuật ngữ “Ngân hàng” và “Bảo hiểm”. Một cách tổng quát, hoạt động này là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance.
Hoạt động Bancassurance mới nở rộ hơn một năm nay nhưng đã đem lại lợi nhuận rất tốt cho ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là một điển hình. Do đó, bà Hằng đánh giá đây có thể trở thành “kho báu” mới của ngành ngân hàng.
Một khán giả đặt câu hỏi riêng về cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Việc giá của BID tăng gấp đôi trong năm qua dựa trên sự tăng trưởng lợi nhuận tích cực của ngân hàng nhưng đồng thời là câu chuyện bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc, liệu có xảy ra nguy cơ “rụng giá” của BID nếu việc bán vốn không thành công?
Kinh tế trưởng của Ngân hàng này trả lời: “Tại thời điểm hiện nay, giá 39.000 đồng của BID thực ra chưa phản ánh hết kỳ vọng của câu chuyện tìm kiếm NĐT nước ngoài. Trong trường hợp thông tin này được công bố gần hơn nữa thì giá cổ phiếu sẽ còn tăng”.
Ông Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh, với những lý do mà bà Lệ Hằng đã nêu, giá cổ phiếu của ngân hàng nói chung đều tăng tốt chứ không chỉ có riêng BID.
Cùng tham gia buổi hội thảo, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn nữa đến hệ số CAR bởi nó liên quan đến cách thức tăng vốn của NH.
Ông Cấn Văn Lực cho hay, một trong các hình thức tăng vốn đang được NHNN khuyến khích là bán cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Đây là lần đầu tiên NHNN cho phép bán ESOP của ngân hàng và thời gian gần đây đã có một số ngân hàng tích cực triển khai. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn hoặc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược.
Mai Linh
Theo Trí thức trẻ
Bất ngờ vụt dậy vào lúc 14h15, VN-Index băng băng vượt 1.130 điểm với cú "nổi loạn" của CTG
Dù không đến nỗi đóng cửa ở mức thấp nhất phiên nhưng PVD đã giảm 3,7%, PVS giảm 2,1% và GAS giảm 1%. PVD có lúc rơi xuống giá sàn.
Trải qua phần lớn thời gian giao dịch trong sắc đỏ ảm đạm, bất ngờ từ 14h15, cổ phiếu ngân hàng bật dậy và chỉ số băng băng vụt lên. Phiên ATC diễn ra trong cơn hưng phấn của dòng tiền và lệnh mua chất đống. VN-Index đã kết thúc tại 1.133,31 điểm - vượt đỉnh ngắn hạn sau 11 phiên "công thành" thất bại.
Dẫn đầu dòng ngân hàng vẫn là CTG. Khi lệnh mua ùn ùn kéo đến đẩy cổ phiếu này tăng 3%, rồi 4%, 5%, nhiều nhà đầu tư nói rằng "cơn điên" của CTG đã trở lại. Kết phiên, CTG tăng 6,7% và khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị. Cùng lúc đó, BID đảo chiều như chớp mắt từ giá đỏ lên giá xanh, tăng 1,6%. CTG, VIC và BID là những cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho cú vượt đỉnh của VN-Index. VIC tăng 2,6%.
Tuy vậy, vẫn còn những cổ phiếu đứng ngoài cuộc chơi như EIB, LPB và HDB.
Dầu khí cũng vậy. Dù không đến nỗi đóng cửa ở mức thấp nhất phiên nhưng PVD đã giảm 3,7%, PVS giảm 2,1% và GAS giảm 1%. PVD có lúc rơi xuống giá sàn.
Cổ phiếu chứng khoán cùng chung không khí với ngân hàng khi SSI tăng 2,9%, HCM tăng 5,5% và VND tăng 1,5%.
Một số gương mặt riêng lẻ có giao dịch nổi bật như SBT tăng trần sau thông tin mua hơn 83 triệu cổ phiếu quỹ hay APC tiếp tục giảm sàn phiên thứ 5.
Cùng với việc VN-Index vượt đỉnh 10 năm 1.130 điểm thì tất cả các hợp đồng tương lai đều đồng loạt tăng điểm. VN30F1803 đáo hạn ngày 15/03/2018 cũng bật tăng 4,2 điểm lên 1115. Tăng mạnh nhất là VN30F1804 đáo hạn ngày 19/04/2018 với mức tăng 7,7 điểm.
Lao dốc từ sau 10h và giảm tới 6 điểm, VN-Index lại vòng lên nhanh như cắt với đầu kéo VNM và CTG. Trong khi đó, GAS làm chỉ số "trĩu nặng" bởi cổ phiếu này 1.900 đồng.
VNM tạm kết phiên sáng với mức tăng 2.500 đồng, CTG tăng 600 đồng lên 34.050 đồng và đứng thứ 2 sàn HOSE về khối lượng với hơn 7,9 triệu cổ phiếu. Xếp sau đó là STB. Còn 2 "ngôi sao" trong phiên hôm nay vẫn là IDI và ASM bởi ASM vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu của IDI.
VIC cũng vẫn nỗ lực tăng 1.100 đồng. Ngoài ra, một cổ phiếu đầu cơ thuộc dòng bất động sản cũng trỗi dậy phiên hôm nay là HAR. HAR tăng trần và chất gần 3,3 triệu cổ phiếu dư mua giá trần.
Cổ phiếu GTN của GTNfoods sau nhiều ngày giảm sâu đã giữ vững được trên giá tham chiếu trong suốt phiên sáng. Đến đầu giờ chiều, cổ phiếu bứt phá mạnh mẽ tăng 3,7% lên 11.200 đồng/cp.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm gần 3 điểm với giá trị giao dịch gần 3.650 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,25 điểm, giao dịch gần 500 tỷ đồng. Số mã giảm giá đang chiếm ưu thế so với mã tăng giá và không khí vẫn khá thận trọng.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường trong phiên sáng ngày 13/03 mà nổi bật là CTG. Lệnh đổ vào CTG rất nhanh và chỉ chưa đầy 3 phút, cổ phiếu này đã khớp lệnh gần 1,6 triệu đơn vị. Giá chạm 34.000 đồng.
Dưới sự dẫn dắt của CTG, nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng bật lên sách xanh. VCB, MBB, SHB, STB tăng từ 0,3 - 0,9%. Trong khi đó, sắc đỏ vẫn phủ lên BID, EIB, VPB, LPB, HDB.
Cổ phiếu chứng khoán cũng rất khởi sắc với sắc xanh là chủ đạo. SSI có thông tin Daiwa Securities muốn mua thêm gần 23 triệu đơn vị, nhưng cũng mới chỉ tăng nhẹ vào sáng nay. Các cổ phiếu tăng mạnh hơn là HCM, VND, SHS, MBS. Riêng VIG tăng trần.
VIC sau phiên điều chỉnh về lại mốc 100.000 đồng trong phiên hôm qua, nay đã tăng 2,5% lên 102.500 đồng. Đây cũng là cổ phiếu đang tác động tích cực nhất đến chỉ số. Trong khi đó, VRE giằng co quanh tham chiếu. Một số cổ phiếu bất động sản tầm trung thu hút dòng tiền tốt như DXG, DIG, KBC.
Có thể thấy, dù VN-Index tăng điểm với số mã tăng nhiều hơn mã giảm nhưng tâm lý thận trọng vẫn bao trùm lên thị trường và dòng tiền chưa có sự thay đổi tích cực hơn. Trong những lúc thế này, ngoài một số cổ phiếu trụ làm nhiệm vụ kéo chỉ số thì các cổ phiếu penny có thị giá chỉ 1.000 - 2.000 đồng thi nhau tăng trần như nấm mọc sau mưa. Chính vì thế , sàn Hà Nội xuất hiện rất nhiều sắc tím như DPS, DCS, NHP...
Còn trên sàn HOSE, cặp đôi IDI và ASM đang dẫn đầu về thanh khoản. ASM tăng trần lên 10.800 đồng.
Tú Linh
Theo Trí thức trẻ
VPB và MBB xuất hiện nhiều thỏa thuận tại giá trần, ngân hàng và dầu khí nâng đỡ VN-Index lên 1.138 điểm HBC tăng tốc về cuối phiên và mặc dù không đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên nhưng vẫn tăng tới 6%, lên 45.700 đồng. Trong khi đó DXG, LDG, DIG tăng tốt đầu phiên lại đóng cửa trong sắc đỏ. VRE cũng giảm tới 4,1%. Trong khi CTG và BID điều chỉnh nhẹ thì các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt...