Cổ phiếu “neo” giá gần vùng đỉnh, thêm một lãnh đạo Dabaco (DBC) muốn giảm sở hữu
Cùng với đà tăng mạnh của cổ phiếu trên thị trường, nhiều cổ đông lớn và lãnh đạo của Dabaco đã liên tục có động thái bán ra nhằm giảm sở hữu.
Ảnh minh họa.
Ông Lê Quốc Đoàn, thành viên HĐQT của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco – mã DBC) mới đây đã đăng ký bán ra 800.000 cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, cá nhân ông Đoàn sẽ giảm sở hữu từ hơn 1,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,15%) xuống còn 403.480 cổ phiếu, tương đương 0,39% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn trong khoảng thời gian từ 21/09 – 20/10/2020.
Trên thị trường, sau giai đoạn tăng mạnh từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 6, cổ phiếu DBC liên tục lập đỉnh mới và có thời điểm đạt xấp xỉ 55.000 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 4 lần sau hơn 2 tháng. Hiện cổ phiếu này đã điều chỉnh và gần như đi ngang quanh mức 46.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, đi cùng với đà tăng mạnh của cổ phiếu trên thị trường, nhiều cổ đông lớn và lãnh đạo của Dabaco đã liên tục có động thái bán ra nhằm giảm sở hữu. Các tổ chức lớn như VinaCapital, quỹ Fraser Investment Holding Pte.Ltd, Chứng khoán SSI … đều đã bán ra số lượng lớn cổ phiếu DBC.
Video đang HOT
Mới đây nhất, trong tháng 8/2020, ông Nguyễn Khắc Thảo, Phó chủ tịch HĐQT đã bán ra 200.000 cổ phiếu DBC. Trước đó, ông Nguyên Văn Chuyện, em trai Chủ tịch HĐQT cũng đã bán ra 25.300 cổ phiếu hồi tháng 6/2020.
Về kết quả kinh doanh, Dabaco kết thúc nửa đầu năm 2020 với 4.605 tỷ đồng doanh thu, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ tiết giảm chi phí, lợi nhuận sau thuế của Dabaco tăng đột biến lên hơn 750 tỷ đồng, qua đó vượt 64% chỉ tiêu cả năm.
Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 8 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu 8.678 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước 1.011 tỷ đồng. Đây là mức lãi cao hơn nhiều so với các năm trước đó và vượt 121% kế hoạch năm. Với kết quả đạt được công ty quyết định tạm ứng 15% cổ tức bằng tiền cho cổ đông theo danh sách chốt ngày 17/9. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 30/9/2020.
Đại gia đình ông chủ Kido sắp nhận hơn 140 tỷ tiền mặt
Tập đoàn Kido sẽ chi gần 330 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền vào tháng 9. Nhóm cổ đông gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên hiện sở hữu hơn 90 triệu cổ phiếu Kido.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido chuẩn bị chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 16% (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông là 28/8. Ngày thanh toán cổ tức dự kiến vào 10/9.
Với gần 206 triệu cổ phiếu đang lưu hành, lượng tiền mặt Kido dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông sắp tới ước tính gần 330 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt 16% cao hơn mức bình quân 10-12% các năm trước.
Tại Tập đoàn Kido, hai nhà sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành cùng em trai Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên và các thành viên trong gia đình đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn nhất.
Anh em Chủ tịch Trần Kim Thành và Tổng giám đốc Kido Trần Lệ Nguyên. Ảnh: KDC.
Là người lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp nhưng ông Thành chỉ đứng tên trực tiếp 0,1% cổ phần Kido. Tuy nhiên, hai pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Kido và Công ty TNHH MTV PPK do doanh nhân này làm chủ tịch đều là cổ đông lớn tại Tập đoàn Kido khi nắm giữ tổng cộng 18,4% cổ phần.
Tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Vương Bửu Linh, vợ ông Trần Kim Thành tại Kido cũng chỉ là 1%. Tương tự chồng, bà Linh thông qua pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Vinh Linh quản lý thêm 5,3% cổ phần tập đoàn gia đình. Bà hiện là thành viên HĐQT Kido.
Khác với anh trai, CEO Trần Lệ Nguyên trực tiếp nắm giữ 15% cổ phần công ty, là cổ đông lớn nhất của Kido và không sở hữu gián tiếp thông qua các pháp nhân doanh nghiệp khác.
Nhưng đây mới chỉ là những cổ đông lớn liên quan gia tộc họ Trần ở Kido. Nhiều thành viên trong gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên còn sở hữu trực tiếp và gián tiếp dưới 5% vốn tập đoàn.
Tổng tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tại Kido của đại gia đình hai doanh nhân này lên tới 43,8%, tương ứng 90 triệu cổ phiếu. Như vậy, gia tộc ông chủ Kido sẽ thu về hơn 140 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức tới đây.
Ngoài nhóm cổ đông liên quan hai ông chủ Kido, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital cũng sẽ thu về 41 tỷ đồng trong đợt chia cổ tức này. Đây là cổ đông lớn với sở hữu 12,5% tại tập đoàn. Thời gian qua, nhóm VinaCapital liên tục mua vào cổ phiếu Kido.
Tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết của 2 nhóm cổ đônglớn ở KidoGia đình ông Trần KimThành, Trần Lệ NguyênGia đình ông Trần KimThành, Trần Lệ NguyênNhóm VinaCapitalNhóm VinaCapitalCổ đông khácCổ đông khácNhóm VinaCapital cổ phần: 12.5 %
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Kido hiện giao dịch ở thị giá 33.350 đồng. Mã này từng có giai đoạn tăng nóng từ vùng giá hơn 15.000 đồng hồi giữa tháng 4 lên gần 34.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6.
Năm nay, Kido có nhiều chuyển động lớn về chiến lược. Tập đoàn này sẽ sáp nhập các công ty con Kido trong ngành hàng kem, Tường An và Vocarimex trong lĩnh vực sản xuất dầu ăn để tăng quy mô công ty, tối ưu hóa nguồn lực, bộ máy quản trị, chi phí.
Kido đã bắt tay với Vinamilk, chuẩn bị thành lập liên doanh Vibev lấn sân sang lĩnh vực nước giải khát. Quý III năm nay, tập đoàn đồng thời quay trở lại ngành hàng bánh kẹo sau 5 năm bán thương hiệu Kinh Đô cho Mondelez.
Bánh kẹo chính là sản phẩm đưa Kido từ một công ty gia đình thành lập năm 1993 vào nhóm những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng sau hơn 2 thập kỷ.
VinaCapital không còn là cổ đông lớn của Dabaco VinaCapital đã bán thêm 300.000 cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn kể từ 4/6. Số cổ phiếu DBC còn lại mà VinaCapital nắm giữ có giá thị trường khoảng gần 290 tỷ đồng. Fraser Investment Holdings Pte. Ltd thông báo bán ra 300.000 cổ phiếu Tập đoàn Dabaco (HoSE: DBC) vào ngày 2/6 và không còn là cổ đông lớn...