Cổ phiếu nào tăng ấn tượng nhất trên HOSE tuần qua?
Cổ phiếu VID của CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông đã có trọn vẹn 5 phiên hiện sắc tím trong tuần qua với giá trị tăng gần 40%.
Đồ thị diễn biến giá cổ phiếu VID trong những phiên gần đây. Nguồn: Vietstock
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 5/6, cổ phiếu VID của CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông ( HOSE: VID) chốt tại mức giá 7.160 đồng/CP. Đáng chú ý, đây là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE trong tuần vừa qua.
Cụ thể, VID đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần trong tuần từ mức giá 5.130 đồng/CP lên 7.160 đồng/CP (tương đương 39,57% giá trị). Tính rộng ra, mã này đã có 11 phiên hiện diện sắc tím liên tiếp nhưng thanh khoản không quá cao, chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.
Về kết quả kinh doanh, tại BCTC hợp nhất quý I/2020, công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 173 tỷ đồng, giảm 14,12% so với quý I/2019 do đầu năm 2020, thị trường biến động bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu bán hàng giảm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn đạt 9,29 tỷ đồng, tăng 357,78% so với cùng kỳ năm trước do trong quý I/2020, công ty có thoái vốn khoản đầu tư và ghi nhận khoản lợi nhuận 6,8 tỷ đồng.
Về kế hoạch, định hướng trong năm 2020, HĐQT công ty cho biết sẽ tập trung các nguồn lực của công ty, công ty con, các công ty liên kết để phát triển kinh doanh, lành mạnh hoá tài chính, tạo cơ sở phục hồi giá cổ phiếu VID.
Được biết, CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông (trụ sở chính tại 806 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM) hoạt động chính trong lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm từ giấy; Đầu tư tài chính; Giáo dục các bậc tiểu học, THCS, THPT; Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (không hoạt động tại trụ sở); Giáo dục hướng nghiệp tâm lý học đường.
Video đang HOT
Ngày 25/12/2006, công ty chính thức được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn giao dịch HOSE) với mã chứng khoán VID.
Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ hơn 280,7 tỷ đồng và có một công ty con là CTCP Giấy Toàn Lực nắm giữ 51,03% vốn.
Tính đến ngày 31/3/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 941,516 tỷ đồng, tăng gần 35 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 534,961 tỷ đồng.
Đầu tư vào Coteccons hơn 500 tỷ đồng từ 8 năm trước, khoản đầu tư của Kusto giờ ra sao?
Dù cổ phiếu CTD đã đi xuống trong một thời gian dài nhưng khoản đầu tư vào Coteccons vẫn là khoản đầu tư thành công nhất của Kusto tại thi trường Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons là một trong những cái tên thu hút sự quan tâm nhất của giới đầu tư thời gian gần đây. Sau 2 phiên giảm sâu liên tiếp do thông tin mâu thuẫn nội bộ, cổ phiếu này bất ngờ tăng kịch trần trong phiên ngày 4/6 về mức 72.000 đồng/cổ phiếu trong tình trạng "trắng bên bán".
Trước khi mâu thuẫn nội bộ lên đến đỉnh điểm khiến lãnh đạo và cổ đông lớn đều đưa ra tuyên bố cứng rắn, cổ phiếu CTD đã có nhịp hồi tương đối mạnh từ vùng đáy cuối tháng 3/2020. Cổ phiếu này đã tăng đến 72% sau 2 tháng qua đó leo lên mức cao nhất từ đầu năm 2020.
Trên thực tế, dù cổ phiếu CTD đã đi xuống trong một thời gian dài nhưng khoản đầu tư vào Coteccons vẫn là khoản đầu tư thành công nhất của Kusto tại thi trường Việt Nam.
Năm 2012, Kusto quyết định rót 520 tỷ đồng vào Coteccons để đổi lấy 25% cổ phần với mức giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Đây được xem là thương vụ M&A ngành xây dựng lớn nhất thời điểm bấy giờ.
Khoản đầu tư của Kusto đóng vai trò quan trọng trong bước phát triển vượt bậc của Coteccons những năm sau đó với đỉnh cao là giai đoạn 2016 - 2017. Ở chiều ngược lại, Coteccons cũng mang lại cho cổ đông ngoại này những lợi ích đến từ cổ tức bên cạnh sự gia tăng giá trị của cổ phiếu CTD.
Sau 8 năm với vai trò là cổ đông chiến lược, chỉ tính riêng cổ tức bằng tiền Kusto nhận được đã chiếm phân nửa số tiền nhà đầu tư nước ngoài này chi ra để mua cổ phần Coteccons. Ngoài ra, nếu chiếu theo thị giá cổ phiếu CTD hiện tại, vốn hóa của Coteccons vào khoảng 5.557 tỷ đồng tương ứng giá trị thị trường của số cổ phần Kusto trực tiếp nắm giữ lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, gấp đôi so với số tiền đầu tư ban đầu.
*Lịch sử chi trả cổ tức và chia thưởng của Coteccons
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, sau khi rót vốn Kusto tiếp tục âm thầm mua gom cổ phần của Coteccons để thực hiện cho mục đích gia tăng sở hữu tại nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam thông qua Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công.
Đến thời điểm hiện tại, nhóm những nhà đầu tư liên quan đến Kusto đang nắm giữ ít nhất gần 35% quyền biểu quyết của Coteccons bao gồm Kustocem nắm giữ 18,2%, Kinh doanh và Đầu tư Thành Công nắm giữ 14,6% và ông Talgat Turumbayev, thành viên HĐQT nắm giữ 2,1%.
Về phía Coteccons, Ban lãnh đạo Coteccons tìm đến phương án sáp nhập các công ty con điển hình là Unicons và Ricons một mặt nhằm tận dụng thế mạnh của nhau để tối đa hóa lợi ích công ty đồng thời có thể pha loãng tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại. Động thái này khiến Kusto rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Mâu thuẫn giữa Kusto với Coteccons trở nên gay gắt hơn từ năm 2017 khi cổ đông ngoại này bất ngờ can thiệp vào HĐQT Coteccons yêu cầu thay đổi chính sách ESOP cho cán bộ công nhân viên Coteccons. Ngoài ra, Kusto cũng phản đối quyết định sáp nhập Ricons (công ty mà Coteccons chiếm giữ 15% cổ phần) sau khi đã sáp nhập thành công Unicons trước đó.
Đỉnh điểm vào năm 2019, Kusto đã yêu cầu tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ĐHĐCĐ), kiểm toán các công ty thành viên. Lý do mà Kusto đưa ra là có sự xung đột lợi ích giữa các nhà quản trị điều hành của Coteccons với các công ty thành viên trong tập đoàn.
Ngày 02/06/2020, Kusto một lần nữa đòi triệu tập ĐHĐCĐ bất thường và yêu cầu thay nhà sáng lập kiêm chủ tịch Coteccons và toàn bộ ban điều hành từ chức để bầu HĐQT mới. "Chúng tôi yêu cầu họ ngay lập tức từ chức khỏi tất cả các vị trí trong Coteccons", văn bản do Kusto gửi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM và Sở GDCK TP.HCM (HoSE) viết.
Sau đó, phía Coteccons cũng có những phản ứng gay gắt. Thông cáo báo chí phát đi ngày 3/6, lãnh đạo Coteccons cho rằng, những cáo buộc vô căn cứ trong văn bản của Kusto đã và đang gây tác động tiêu cực đến các cổ đông khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cổ phiếu CTD cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh công ty (tâm lý làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên và các chủ đầu tư đang hợp tác với Coteccons).
Hai cá nhân bị phạt hơn 100 triệu đồng vì lỗi giao dịch cổ phiếu PGT và VHC UBCK vừa ban hành các quyết định về việc xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong những ngày đầu tháng 6 đối với bà Phạm Thanh Thục Nguyên và ông Phan Ngọc Minh với tổng mức phạt hơn 100 triệu đồng. Theo đó, bà Phạm Thanh Thục Nguyên, cổ đông lớn của CTCP...