Cổ phiếu một hãng quần áo bảo hộ y tế tăng 5.000%
Cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất đồ dùng y tế tăng trưởng ngoạn mục do nhu cầu tăng vọt trên toàn cầu. Trong đó, giá cổ phiếu của một công ty Đài Loan đã tăng 5.000%.
Theo Bloomberg, đầu năm nay, trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, giá cổ phiếu của Medtecs International Corp., công ty sản xuất đồ bảo hộ y tế có trụ sở tại Đài Bắc (Đài Loan), chỉ tăng chưa đến 1 USD trên sàn chứng khoán Singapore. Tuy nhiên, đến nay, giá cổ phiếu này đã tăng gần 5.000%.
Nhu cầu tăng vọt với quần áo bảo hộ y tế, bảo hộ lao động đã giúp lợi nhuận ròng của Medtecs International Corp., tăng gấp 100 lần trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu đồ dùng bảo hộ y tế trên toàn cầu tăng vọt khi đại dịch bùng phát. Ảnh: Getty Images.
Medtecs cũng trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại Singapore và nằm trong top cổ phiếu y tế toàn cầu năm 2020.
“Với lượng đơn hàng hiện tại, lợi nhuận trong nửa sau năm 2020 của chúng tôi sẽ còn tốt hơn nửa đầu năm”, William Yang, CEO của Medtecs, chia sẻ. Ông cũng cho biết Medtecs đang giúp chính phủ Philippines xây dựng kho thiết bị bảo hộ và đàm phán để cung cấp hàng cho một số cơ quan tại Mỹ và châu Âu.
Từ khi đại dịch bùng phát, giá cổ phiếu của nhiều công ty đồ dùng y tế đồng loạt tăng vọt. Giá cổ phiếu hãng sản xuất găng tay dùng một lần UG Healthcare Corp. (của Singapore) đã tăng gần 1.800% từ đầu năm. Trong khi đó, cổ phiếu công ty găng tay Top Glove Corp. (của Malaysia) cũng tăng 477% giá trị.
Tuy nhiên, theo Justin Tang, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại United First Partners (Singapore), dù các cổ phiếu y tế tăng trưởng ngoạn mục, trước khi mua vào, các nhà đầu tư nên đánh giá tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh và khả năng vaccine Covid-19 sớm được tung ra.
“Các nhà đầu tư nên thận trọng, bởi một khi có vaccine, những thứ như khẩu trang, găng tay và đồ dùng y tế sẽ trở nên dư thừa”, Tang nhận định.
Video đang HOT
Tuần trước, Nga tuyên bố đã phát triển thành công vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Trong khi đó, hãng dược sinh học Moderna Inc., có trụ sở tại Massachusetts (Mỹ), tuyên bố đạt được một thỏa thuận với Chính phủ Mỹ về việc cung cấp vaccine thử nghiệm tại nước này.
Triển vọng về vaccine ngừa Covid-19 đã khiến nhiều cổ phiếu y tế hạ nhiệt. Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới như Top Glove, Hartalega Holdings Bhd. và Supermax Corp. đều đã trượt khỏi mốc kỷ lục thiết lập đầu tháng này.
“Một khi có vaccine, cơn sốt cổ phiếu của các công ty này sẽ chấm dứt”, Tang nhận định.
Chi ngàn tỷ chia lãi, đại gia tự tin sống qua mùa dịch bệnh
Doanh nghiệp bắt đầu báo lãi và ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận trong quý 1 nhưng tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nhiều công ty mua cổ phiếu quỹ và cổ phiếu Việt đấu giá vẫn hấp dẫn trên thị trường.
CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa có báo cáo ước tính kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2020 - giai đoạn nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Theo đó, ước tính lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hà Đô đạt 200 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ. Cũng trong báo cáo, một tín hiệu đáng mừng là HDG dự kiến doanh thu và lợi nhuận tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2022, với cổ tức dự kiến chia tối thiểu 30%.
Hơn thế, doanh thu trong quý 1/2020 ước tính thậm chí còn tăng nhẹ 2%.
Như vậy, đây là doanh nghiệp đầu tiên công bố công bố ước tính kết quả kinh doanh quý 1 với số liệu không đến nỗi u ám như nhiều người lo ngại. Các nhà đầu tư đang chờ kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực chịu nhiều thiệt hại như hàng không, du lịch...
Gần đây, một số doanh nghiệp phát đi tín hiệu lạc quan cho dù có thể chịu tác động của dịch Covid-19.
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) vừa công bố thông tin cho biết sắp chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.500 đồng. Thời gian thanh toán vào 28/4/2020.
Với hơn 93,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành như hiện tại, Năm Bảy Bảy sẽ chi khoảng 233,3 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Nhiều tỷ phú Việt mất tiền do cổ phiếu giảm giá. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hồi phục lại nhanh chóng sau dịch.
Động thái này như một tín hiệu cho thấy, tình hình tài Năm Bảy Bảy khá tốt và doanh nghiệp này có thể không chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19.
Cũng ngay trước đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX) cũng đã chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% trong bối cảnh cổ phiếu này đã giảm khoảng 35% từ đầu năm 2020 đến nay.
Với hơn 1,17 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PLX sẽ phải chi ra một khoản tiền trả cổ tức rất lớn: khoảng 2,34 ngàn tỷ đồng. Đây cũng là một tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp ở tâm bão ảnh hưởng của dịch Covid-19 là Saigon Cargo Service (SCS) vừa đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 đạt hơn 500 tỷ đồng, chỉ giảm 7% so với năm trước cho dù ngành hàng không đang rất khó khăn và năm 2019 SCG đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
TÀI TRỢ
Cụ ông 80 tuổi tiết lộ bí quyết "giữ lửa yêu" với vợ kém 52 tuổi. Tìm hiểu ngay!Tin tài trợ
Nhựa Hà Nội (NHH) cũng lên kế hoạch doanh thu đạt 1,86 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng trong năm 2020, tăng tương ứng 49% và 157% so với năm 2019. Cổ tức dự kiến trả 20% tiền mặt.
Trong khi đó, một số phiên đấu giá cho thấy, sức hấp dẫn của cổ phiếu Việt vẫn khá lớn.
Theo Sở GDCK TP.HCM, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP - Genco3 (PGS) sẽ đưa ra đấu giá 63 triệu cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (tương đương 30,6% vốn điều lệ). Mức giá khởi điểm được đưa ra khá cao, gấp 1,7 lần thị giá.
Thông tin này đã khiến cổ phiếu VSH tăng mạnh trong 2 phiên 18-19/3.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số VN-Index giảm nhẹ khoảng 4 điểm xuống 72 điểm.
Chứng khoán Việt Nam vẫn chịu áp lực giảm giá trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới và nhiều trường hợp từ nước ngoài về Việt Nam xét nghiệm dương tính với virus này. Giới đầu tư lo ngại dịch bệnh sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong năm tài chính 2020.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo MBS, thi trương vân dao đông ơ vung hô trơ sau nhip giảm sâu. Ap lưc tư thi trương thê giới cung mach ban rong cua khối ngoai co thê lam nha đâu tư trơ nên thân trong hơn. Đâu la đay cua thi trương sau đơt giảm manh nay la câu hoi kho, tuy vây nha đâu tư co thê tâp trung vao cac cổ phiêu riêng le cho chiên lươc đâu tư tư 3 đên 6 thang tới.
Trong khi đó, Vietinbank Securities dự báo thị trường có thể tạo đáy vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 khi thời tiết nóng và ẩm đặc trưng của mùa hè. Dấu hiệu dịch bệnh kiểm soát - xuất hiện nước được WHO xóa khỏi vùng nhiễm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/3, VN-Index giảm gần 22 điểm về 726 điểm; HNX-Index giảm 0,85 điểm xuống 100,99 điểm.
V. Hà (Vietnamnet.vn)
Chứng khoán 20/3: Nhóm Bluechips phân hóa rõ rệt, VN-Index về sát mốc 720 điểm Sau những phút hưng phấn đầu phiên, thị trường nhanh chóng hạ nhiệt, chỉ số VN-Index cũng quay đầu giảm điểm. Ảnh minh họa. Nhóm Bluechips có sự phân hóa rõ rệt khi VNM ( 1,12%), GAS ( 3,25%), PLX ( 2,24%), BVH ( 0,54%), SAB ( 0,79%), HVN ( 1,51%)... tăng điểm, trong khi bên bán chiếm ưu thế trên MSN (-1,63%),...