Cổ phiếu mía đường chưa hết vị “đắng”
Ngành đường thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn khiến giá bán bình quân liên tục giảm, trong khi lượng hàng tồn kho từ niên vụ trước có giá vốn cao, khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp giảm.
Lợi nhuận của SLS, LSS, KTS, SBT giảm mạnh
Tại khu vực miền Bắc, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (SLS) đạt 877,6 tỷ đồng doanh thu thuần trong niên độ tài chính 2018/2019 (1/7/2018 – 30/6/2019), tăng 46% so với niên độ trước, nhưng giá vốn tăng 71,3% khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh. Bên cạnh đó, chi phí tài chính (phần lớn là lãi vay) tăng 34,8%. Kết quả, Công ty chỉ thu về 63,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 45,6% so với niên độ trước, ghi nhận năm suy giảm lợi nhuận thứ hai liên tiếp.
Cuối niên độ 2018/2019, tổng tài sản của SLS giảm hơn 100 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản phải thu của khách hàng, nhưng mức giảm sâu của lợi nhuận khiến chỉ số hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) chỉ còn 4,8%, bằng phân nửa niên độ 2017/2018; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt 12,5%.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của SLS giảm là giá đường tiếp tục đi xuống, khiến biên lợi nhuận của mảng kinh doanh chính bị thu hẹp. SLS cho biết, trong quý II niên độ 2018/2019, giá bán đường bình quân chỉ đạt 9.911 đồng/kg, giảm 20% so với cùng kỳ niên độ trước và trong quý III, mức giá bán bình quân chỉ còn 9.478 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS) công bố doanh thu niên độ 2018/2019 tăng 36,2%, nhưng giá vốn tăng mạnh hơn, kéo lợi nhuận gộp đi xuống. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 6,1 tỷ đồng, giảm 45,5% so với niên độ trước, dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đã được Công ty nỗ lực tiết giảm.
Tại khu vực Tây Nguyên, Công ty cổ phần Mía đường Kontum (KTS) vừa báo lãi trước thuế trong niên độ 2018/2019 vỏn vẹn 4,8 tỷ đồng, giảm 52,9% so với niên độ trước, ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Riêng trong quý IV của niên độ tài chính vừa qua, KTS lỗ trước thuế 2,8 tỷ đồng (cùng kỳ niên độ trước lãi 3,1 tỷ đồng) do sản lượng tiêu thụ và giá bán của các sản phẩm kinh doanh chính là đường và mật rỉ đều giảm mạnh.
Tại khu vực miền Nam, tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT), một trong những doanh nghiệp có năng lực sản xuất, quy mô lớn nhất ngành đường cả nước, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ khó khăn chung của ngành.
Trong quý IV niên độ 2018/2019, SBT ghi nhận doanh thu thuần 2.856 tỷ đồng, tăng gần 37% so với cùng kỳ niên độ trước; trong đó, doanh thu bán đường tăng gần 48%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 54%, khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt hơn 197 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, SBT thu về 76,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 61,1% so với cùng kỳ, dù Công ty ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính đạt trên 336 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.
ơn giá bán bình quân thấp hơn so với cùng kỳ, trong khi lượng đường tồn kho vụ trước với giá vốn cao vẫn còn và tiếp tục chuyển qua vụ này; giá đường thế giới giảm mạnh và lượng đường nhập lậu qua biên giới tăng, làm giá đường trong nước liên tục giảm… là nguyên nhân trực tiếp được SBT lý giải về việc lợi nhuận giảm mạnh.
Lũy kế toàn niên độ 2018/2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tại SBT là 426,4 tỷ đồng, giảm 37,5% so với niên độ trước và chỉ hoàn thành 62,7% kế hoạch.
Triển vọng chưa sáng
Video đang HOT
Tại Hội nghị Hiệp hội Mía đường ông Nam Á lần 4 ngày 17/6/2019, ngành mía đường có dấu hiệu khả quan khi đại diện các nước ông Nam Á dự báo, thị trường đường thế giới sẽ chuyển sang tình trạng thâm hụt 1,9 triệu tấn trong niên vụ 2019/2020 so với thặng dư 2,55 triệu tấn của niên vụ 2018/2019. Sự thay đổi này một phần bởi dự báo sản lượng đường của Ấn ộ niên vụ mới sẽ giảm.
Dự báo thị trường đường chuyển sang tình trạng thâm hụt sau khi liên tiếp thặng dư trong các niên vụ trước được kỳ vọng sẽ giúp giá đường thế giới tăng trở lại, kéo theo sự hồi phục của giá đường trong nước, phần nào giúp giải quyết khó khăn cho các nhà sản xuất.
Thực tế cho thấy, tại thị trường trong nước, theo thống kê của AgroMonitor, đến giữa tháng 7/2019, giá đường RS tại các nhà máy bán ra từ 11.400 – 11.900 đồng/kg ở thị trường miền Bắc, 11.850 – 12.400 đồng/kg ở thị trường miền Trung và 13.800 – 13.900 đồng/kg ở thị trường miền Nam, tăng đáng kể so với mức giá chào bán cuối quý I/2019.
Tuy vậy, các dự báo đều đánh giá khả năng giá đường tăng mạnh sẽ khó xảy ra. Trên thị trường thế giới, sau khi có xu hướng tăng trở lại trong quý II/2019, giá đường có xu hướng giảm trở lại. Số liệu từ Bloomberg cho biết, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn New York (Hợp đồng số 11) phiên 9/8 ở mức 11,86 UScent/lb, giảm 2,1% so với đầu tháng. So với cuối tháng 6/2019, mức giá này thấp hơn khoảng 6%.
Diễn biến giá đường thô trên sàn New York.
Giá đường giảm khiến giá thu mua mía giảm. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong niên vụ 2018/2019, giá mía thu mua có lúc thấp nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây. Về trung và dài hạn, điều này sẽ khiến diện tích trồng mía thu hẹp, ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp.
áng lưu ý, từ ngày 1/1/2020, hạn ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ bị xóa bỏ và mức thuế nhập khẩu cũng giảm xuống theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). iều này được đánh giá sẽ khiến các doanh nghiệp mía đường trong nước chịu thêm áp lực cạnh tranh đáng kể.
Báo cáo ngành đường của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) mới đây nhận định, ảnh hưởng tiêu cực của ATIGA sẽ chủ yếu đến từ đường Thái Lan “do vị trí địa lý nằm gần Thái Lan (quốc gia sản xuất đường lớn thứ tư và xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới), đường nội địa sẽ gặp phải cạnh tranh lớn với đường Thái giá rẻ nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam, bên cạnh đường lậu nhập khẩu từ nước này”.
Diễn biến giá đường RS loại 1 tại các nhà máy (Đơn vị: đồng/kg).
FPTS ước tính, chi phí sản xuất đường từ mía của Việt Nam đang cao hơn 30 – 40% so với Thái Lan. Nguyên nhân chủ yếu là do giá mía của Việt Nam cao hơn giá mía của Thái Lan từ 60 – 62%, trong khi chi phí mía chiếm 75% cơ cấu chi phí sản xuất đường của các nhà máy. Trong khi đó, Thái Lan có năng suất và chất lượng mía cao hơn và các nhà máy đường có lợi thế về quy mô so với Việt Nam.
Sức ép lên thị giá cổ phiếu
Trên thị trường chứng khoán, phản ánh kết quả và triển vọng kinh doanh kém tích cực, thị giá các cổ phiếu ngành đường có diễn biến đi xuống trong một năm qua.
Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/8/2019, cổ phiếu SLS giảm 35,1% giá trị so với cùng kỳ năm trước và giảm 3/4 giá trị so với đầu năm 2018. Với cổ phiếu LSS, giá gần đây dao động quanh mức 5.000 đồng/cổ phiếu, giảm 50% so với đầu năm 2018 và là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này trong hơn 10 năm niêm yết. Thị giá suy giảm cũng là xu hướng chung của cổ phiếu SBT và KTS.
Giá cổ phiếu giảm nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nên định giá của các cổ phiếu ngành mía đường vẫn kém hấp dẫn. Trong khi KTS đang giao dịch tại hệ số giá trên thu nhập (P/E) lũy kế 4 quý gần nhất ở mức 22 lần, thì mức P/E của SBT và KTS lần lượt là 26 lần và 22 lần, cao hơn nhiều so với P/E của VN-Index.
Triển vọng kinh doanh niên độ tài chính 2019/2020 của các doanh nghiệp ngành mía đường chưa sáng khi vẫn có nhiều khó khăn từ cả giá bán và áp lực cạnh tranh. iều này sẽ tạo sức ép lên khả năng phục hồi của thị giá cổ phiếu.
Trong bối cảnh đó, kỳ vọng tín hiệu tích cực có thể xuất hiện là các doanh nghiệp sẽ tập trung kiểm soát tốt chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát triển khách hàng, mở rộng thị phần, qua đó cải thiện lợi nhuận trong ngắn hạn và đạt kết quả tốt hơn trong trung và dài hạn, nhất là khi giá bán đầu ra hồi phục.
Theo ĐTCK
Nhà đầu tư lớn xuất hiện trong thoái vốn tại Vinachem
Ngày 10/7/2019, Vinachem đã bán đấu giá thành công cổ phần tại NET, DCI...
Từ cuối tháng 5/2019 tới nay, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã thực hiện nhiều cuộc thoái vốn tại các công ty con, đơn vị thành viên. Một số cuộc gây sự chú ý trên thị trường khi có giá bán cao hơn nhiều lần so với thị giá cổ phiếu, hoặc xuất hiện các nhà đầu tư cá nhân mua khối lượng rất lớn với giá sát giá chào bán.
Nhà đầu tư cá nhân mua lớn
Khác với những giao dịch mua nhỏ lẻ, một số cuộc đấu giá bán cổ phần nhà nước gần đây có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân chào mua khối lượng lớn, thậm chí rất lớn cổ phần. Các nhà đầu tư này tham gia đấu giá có thể xuất phát từ thực lực tài chính mạnh, nhưng cũng có thể chỉ là đứng tên giúp cho những người mua đích thực, chưa muốn lộ danh tính vào thời điểm đấu giá.
Quy định hiện hành cho phép tất cả các nhà đầu tư đủ năng lực hành vi dân sự, có tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam là có thể tham gia đấu giá. Tuy nhiên, phía sau những nhà đầu tư cá nhân mua lớn này là ai, rất khó để nhìn rõ trên bề mặt các cuộc đấu giá cổ phần.
Theo công bố thông tin trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Vinachem muốn thoái 3,359 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Bột giặt NET với giá khởi điểm 30.900 đồng/cổ phần, cao hơn không đáng kể so với thị giá hiện nay là 28.500 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, ở mức thị giá hiện nay, cổ phiếu NET đã tăng giá 36% trong 1 năm qua.
Kết quả đăng ký tham gia đấu giá cho thấy, có 5 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 3.380.000 cổ phần NET, cao hơn số cổ phần mang ra đấu giá. Kết quả đấu giá, cả 5 nhà đầu tư đều trúng đấu giá với giá trúng bình quân là 30.900 đồng/cổ phần, bằng đúng giá khởi điểm. Đặc biệt, trong phiên đấu giá, 30.900 đồng/cổ phần là mức giá duy nhất được cả 5 nhà đầu tư cá nhân này đưa ra.
Diễn biến tại NET có phần tương tự với diễn biến tại phiên đấu giá cổ phiếu Cao su Sao Vàng (SRC) khi cuộc chào bán của SRC có 2 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua hết lượng cổ phần bán ra. Kết quả là cả 3 nhà đầu tư đều trúng đấu giá với giá đấu không xê dịch với giá chào bán.
Tại thời điểm 8/4/2019, NET có 3 cổ đông lớn gồm Vinachem nắm 51% vốn; 2 cổ đông ngoại là America LLC và Jom Silkkitie Asia Equity Investments Fund sở hữu lần lượt 8,9% và 5,3% vốn. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm trở lại đây không tích cực, khi lợi nhuận sụt giảm đáng kể, dù doanh thu có sự tăng trưởng.
Theo giới phân tích, một lợi thế lớn của NET là việc Công ty được giao quản lý quỹ đất với vị thế đắc địa như 60.000 m2 đất công nghiệp, thuê 50 năm, trả tiền hàng năm tại Khu công nghiệp Lộc An, Bình Dương, Đồng Nai; 2.045,5 m2 đất thương mại dịch vụ, thuê trả tiền hàng năm; 1.549 m2 đất thương mại dịch vụ tại số 617 - 629 Bến Bình Bông, quận 8, TP.HCM; 4.699 m2 đất thương mại dịch vụ tại km số 1, đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội...
Trái ngược với kết quả đấu giá cổ phần NET, đợt thoái vốn của Vinachem tại Công ty cổ phần Phân bón miền Nam (SFG) không thành công khi không có nhà đầu tư nào đăng ký. Theo phương án thoái vốn, Vinachem sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại SFG từ 65% (tương ứng nắm hơn 31 triệu cổ phần) về 36%. Theo đó, Tập đoàn sẽ bán ra gần 14 triệu cổ phiếu SFG, giá khởi điểm 31.072 đồng/cổ phiếu, cao gấp 3 lần thị giá.
Hoạt động kinh doanh chính của Phân bón miền Nam là sản xuất - kinh doanh phân bón NPK và phân Lân, đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận gộp mỗi năm (trong đó kinh doanh phân NPK chiếm khoảng 80% doanh thu và 75% lợi nhuận gộp). Tuy nhiên, năm 2018, SFG sụt giảm lợi nhuận đáng kể, mà nguyên nhân chính là lợi nhuận tài chính giảm mạnh so với các năm trước. Điểm nổi bật tại SFG là Công ty chia cổ tức bằng tiền mặt khá đều đặn qua các năm, với tỷ suất cổ tức ở mức 11 - 12%. Đây là điểm tương đồng ở các doanh nghiệp mà Vinachem góp vốn.
Thị giá "chết" trên sàn, giá đấu gấp nhiều lần thị giá
Một hiện tượng lạ khác là cuộc chào bán tại Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng (DCI). Vinachem công bố thoái toàn bộ 900.411 cổ phần (tương ứng 37,32% vốn DCI), giá khởi điểm 113.700 đồng/cổ phần. Trong khi đó, thị giá trên thị trường của DCI chỉ là 2.800 đồng/cổ phiếu.
Sau thông tin đấu giá này, thị giá DCI gần như không có biến động, mà nguyên nhân đến từ cơ cấu cổ đông rất cô đặc của Công ty. Cụ thể, ngoài Vinachem sở hữu hơn 37% vốn, thì hơn 54% còn lại do Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Đình Huỳnh và gia đình nắm giữ. Cổ phiếu DCI gần như chết thanh khoản vài năm qua.
Dù giá cao ngất ngưởng, vẫn có 2 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua tổng cộng hơn 1,2 triệu cổ phần DCI. Cùng ngày đấu giá với NET ngày 10/7/2019, kết quả đấu giá tại DCI cũng rất tích cực khi cả 2 nhà đầu tư đều trúng đấu giá với giá bình quân 113.700 đồng/cổ phần, bằng giá khởi điểm. Giá đặt mua cao nhất là 113.800 đồng/cổ phần, nhỉnh hơn giá khởi điểm 100 đồng/cổ phần.
Theo bản cáo bạch, hoạt động kinh doanh chính của DCI là sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; kho bãi và lưu giữ hàng hóa; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp... Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của DCI, Công ty ghi nhận doanh thu hơn 363 tỷ đồng và lãi ròng hơn 7 tỷ đồng. Cuối năm 2018, tổng tài sản đạt 214 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 50 tỷ đồng.
Năm 2019, DCI đặt kế hoạch doanh thu 300 tỷ đồng, giảm 17%; lãi ròng chỉ còn 5 tỷ đồng, giảm 30% so với năm trước đó. Nguyên nhân, theo Ban lãnh đạo doanh nghiệp là bởi tình hình ngành sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm phân bón tiếp tục khó khăn. Công ty chỉ duy trì hoạt động này theo quy mô hợp lý.
Đáng lưu ý, DCI đang quản lý sử dụng 4 khu đất trung tâm tại TP. Đà Nẵng với diện tích hơn 16 ha, bao gồm quyền sử dụng đất lâu dài với diện tích 1.362 m2 tại 53 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu; đất sản xuất - kinh doanh 3.805 m2 tại Đường Yết Kiêu, quận Sơn Trà; phần diện tích 81.788 m2 tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu và 75.272 m2 ở đường số 3 Khu công nghiệp Hòa Khánh.
Danh tính của 2 nhà đầu tư đăng ký mua DCI chưa rõ, nhưng dựa vào cơ cấu cổ đông như trên, nhiều phân tích trên thị trường đang nghiêng về khả năng, người có liên quan của Chủ tịch DCI tham gia đấu giá. Bởi lẽ, khó có khả năng nhà đầu tư bên ngoài tham gia đấu giá khi không nắm được quyền chi phối doanh nghiệp.
Theo Quy chế đấu giá, việc bán cổ phần lần đầu, thoái vốn nhà nước được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Thực hiện bán đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán (tại Sở giao dịch chứng khoán nếu khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên) hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian (nếu khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng).
Theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán, đối với nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá, điều kiện cần là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ 18 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự); có chứng minh nhân dân/hộ chiếu/giấy tờ tùy thân hợp lệ khác; có tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.
Bên cạnh đó, trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó. Nhà đầu tư cần xem quy chế đấu giá của từng cuộc đấu giá để biết thông tin cụ thể.
Theo Tinnhanhchungkhoan
Thành Thành Công Biên Hòa muốn thoái bớt vốn tại Mía đường Tây Ninh với 29.000 đồng/cổ phần CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar - mã SBT) vừa thông báo về việc thanh toán một phần số cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Mía đường Tây Ninh. Ảnh minh họa. Theo đó, trong tháng 6/2019, SBT sẽ bán ra 8 triệu cổ phần trên tổng số 11,5 triệu cổ phần đang nắm giữ của Mía đường Tây...