Cổ phiếu May Sông Hồng lao dốc: Sếp lớn kẻ mua, người bán
Lãnh đạo May Sông Hồng liên tục mua vào, bán ra cổ phiếu MSH trong bối cảnh mã này lao dốc 22,2% từ đầu năm.
Chốt ngày giao dịch cuối tuần 9/10, mã MSH của Công ty cổ phần May Sông Hồng (May Sông Hồng) đứng mức 34.450 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 0,4%.
Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm (1/1 – 9/10), mã MSH giảm mạnh tới 22,2%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 9.850 đồng. Với hơn 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường May Sông Hồng cũng bị thổi bay khoảng trên 490 tỷ đồng.
Sếp May Sông Hồng liên tục mua vào, bán ra cổ phiếu MSH. (Ảnh: MSH)
Video đang HOT
Trong khi giá cổ phiếu liên tục trồi, sụt thì các sếp lớn tại May Sông Hồng công bố hàng loạt giao dịch khủng. Ngày 5/10, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị MSH mua vào 226.800 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu từ 23,45% lên 23,91% vốn điều lệ. Ở mức giá hiện tại, ông Thịnh ước chi khoảng 2,2 tỷ đồng cho thương vụ trên.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, ông Trần Chí Dũng, Phó Tổng giám đốc MSH vừa bán ra 226.800 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,45% về 0%.
Ngoài các giao dịch trên, ông Nguyễn Mạnh Tường, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc MSH cũng đăng ký mua vào 350.000 cổ phiếu MSH từ ngày 7/10 – 5/11. Nếu giao dịch thành công, ông Tường sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 1,13% lên 1,83% vốn điều lệ.
Trong diễn biến liên quan, bà Nguyễn Thị Bích Hải, vợ ông Tường đăng ký bán ra toàn bộ 327.000 cổ phiếu, để giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,65% về còn 0% vốn điều lệ MSH.
Báo cáo tài chính cho thấy doanh thu thuần hợp nhất quý II của MSH chỉ đạt 962 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm 13% nên lãi gộp giảm đến 34,4% xuống 156 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khi chi phí bán hàng giảm 38% xuống 23 tỷ đồng, chi phí quản lý lại tăng 42% lên 69 tỷ đồng. Do đó lãi sau thuế MSH đạt 58 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lãi MSH giảm 44% xuống 122 tỷ đồng.
Nửa đầu 2020, May Sông Hồng chịu cú sốc lớn khi RTW Retailwinds, công ty sở hữu gần 400 cửa hàng New York&Co tại 32 bang trên khắp nước Mỹ – đối tác lớn nhất của MSH nộp đơn xin phá sản.
Theo báo cáo, New York & Co là một trong 3 khách hàng truyền thống lớn của May Sông Hồng những năm gần đây – chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty) – lớn nhất trong số các khách hàng chính.
RTW Retailwinds phá sản có thể khiến May Sông Hồng chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT May Sông Hồng (MSH) vừa mua vào lượng cổ phiếu mà Phó tổng bán ra
Cổ đông nội bộ tại Công ty cổ phần May Sông Hồng (Mã chứng khoán: MSH - sàn HOSE) đã mua bán đang xen.
Theo đó, trong ngày 05/10, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 226.800 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu từ 23,45% lên 23,91% vốn điều lệ.
Ở chiều ngược lại, ông Trần Chí Dũng, Phó tổng giám đốc lại bán ra 226.800 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,45% về 0% vốn điều lệ.
Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Tường, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty đăng ký mua vào 350.000 cổ phiếu MSH từ ngày 7/10 đến 5/11. Nếu giao dịch thành công, ông Tường sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 1,13% lên 1,83% vốn điều lệ MSH.
Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thị Bích Hải, vợ ông Tường đăng ký bán ra toàn bộ 327.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công bà sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,65% về còn 0% vốn điều lệ MSH. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 07/10 đến 05/11.
Mới đây, HOSE thông báo mã cổ phiếu MSH không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2020 được soát xét của MSH có ý kiếm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/10, cổ phiếu MSH tăng 100 đồng lên 34.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu May Sông Hồng (MSH) bị cắt margin Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) công bố Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Cụ thể, theo HOSE báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2020 được soát xét của MSH có ý kiếm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. Như...