Cổ phiếu LPB tăng giá gần 5% trong phiên chào sàn, thanh khoản đứng ở top 5 toàn thị trường
Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã có phiên chào sàn HOSE khởi sắc cùng giao dịch sôi động khi đứng ở vị trí thứ 5 cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất trên toàn thị trường.
Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 9/11, cổ phiếu LPB đứng tại mức giá 12.350 đồng/CP, tăng 4,66% so với giá tham chiếu (11.800 đồng/CP) với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,6 triệu đơn vị.
Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, việc đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là việc làm cần thiết trong quá trình phát triển của các công ty đại chúng nói chung và là bước đi tất yếu đối với LienVietPostBank nói riêng.
“Ngay từ những ngày đầu thành lập, LienVietPostBank đã xây dựng lộ trình đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng. Năm 2017, cổ phiếu LienVietPostBank được đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM. Sau đó, chúng tôi đã có kế hoạch chuyển sàn từ sớm”, ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn chính nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt này mà LienVietPostBank trở thành ngân hàng đầu tiên được chấp thuận niêm yết chính thức trên HOSE trong năm 2020. Qua đó nâng tầm thương hiệu và giá trị của LienVietPostBank đối với các nhà đầu tư, giúp nâng cao thanh khoản của cổ phiếu, từ đó đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông của Ngân hàng.
Mặc dù vậy, ông Sơn cho biết, việc niêm yết trên sàn HOSE ngày hôm nay chỉ là bước khởi đầu cho một chặng đường mới của LienVietPostBank. Phía trước dẫu còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng với ý thức trách nhiệm của mình trước các cổ đông, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, ông Sơn cam kết:
“Sẽ tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình trong quá trình hoạt động nhằm củng cố uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng, mang lại những giá trị tối ưu, đích thực nhất, xứng đáng với sự tin tưởng, đồng hành của cổ đông, khách hàng và các đối tác trong nhiều năm qua”, ông Sơn nói.
Được biết hơn 12 năm hoạt động, LienVietPostBank đã từng bước vượt qua những biến động của nền kinh tế và khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những bước tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, lợi nhuận, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế và các chỉ số đánh giá hiệu quả, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động qua các năm được đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong hành trình phát triển của mình, LienVietPostBank luôn kiên định với chiến lược bán lẻ, tận dụng và phát huy thế mạnh là Ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất Việt Nam để đưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà dư địa cho phát triển ngân hàng còn rất lớn, từng bước xây dựng LienVietPostBank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Đặc biệt, về mặt quản trị hệ thống, LienVietPostBank đang nỗ lực để hoàn thành đầy đủ 3 trụ cột của chuẩn mực quốc tế Basel II trong quý IV/2020, điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông và các cơ quan quản lý, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn – bền vững của Ngân hàng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: FLC và HTN bùng nổ
Các chỉ số chính tăng điểm trở lại nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng hồi phục, nhưng thanh khoản thị trường lại suy giảm mạnh. Dòng tiền ưu ái vào các mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao như FLC, HSG, OGC, EVG, và đáng kể khác tại HTN với thông tin chia cổ tức.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 12,82 điểm ( 1,39%), lên 938,29 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 25,5% xuống 30.372 tỷ đồng, khối lượng giảm 26,3% xuống 1.539 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 3,96 điểm ( 2,93%), lên 139,31 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 28,8% xuống 2.676 tỷ đồng, khối lượng giảm 25,7% xuống 198,5 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại hỗ trợ thị trường với VCB ( 2,4%), CTG ( 4,3%), BID ( 1,4%), TCB ( 1,2%), MBB ( 1,1%), HDB ( 3,72%), STB ( 0,38%), EIB ( 0,58%), TPB ( 2,85%), ACB ( 4,1%), SHB ( 4,5%)...
Các cổ phiếu lớn khác phân hóa với đà tăng từ VRE ( 1,19%), VJC ( 4,4%), VNM ( 0,7%), MSN ( 7%), GAS ( 0,57%), NVL ( 0,16%), trong khi mất điểm có VIC (-1,31%), VHM (-0,39%), HPG (-0,49%), SAB (-0,11%), PLX (-1,43%).
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất đa số là các mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ cao như FLC, YBM, OGC, HSG, EVG, với FLC đáng kể nhất, sau khi Chủ tịch HĐQT là ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 35 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 09/11 đến 4/12, qua đó, muốn nâng sỡ hữu tại FLC lên hơn 200,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 28,23%.
Đáng kể có HTN và DGW, trong đó, HTN giao dịch bùng nổ với 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần tăng kịch trần và nhích thêm 2,7% trong phiên tiếp theo, trước khi điều chỉnh nhẹ -1,8% trong phiên cuối tuần. Giá theo theo đó leo lên mức cao nhất kể từ khi niêm yết từ ngày 12/11/2018.
Có lẽ thông tin thúc đấy giá cổ phiếu HTN là việc ngày 16/11 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 18%.
Cổ phiếu DGW không có thông tin mới nào gần đây đáng kể, ngoài kết quả kinh doanh quý III/2020 được công bố vào cuối tháng 10 vừa qua với doanh thu đạt 3.624 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, tăng 44%.
Ở chiều ngược lại, đại diện giảm giá là TTF, khi có thêm một tuần giảm sâu, mất gần 11% sau khi tuần trước -19,8%, là mã giảm mạnh nhất HOSE trong tuần trước đó.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
HTN
27.25
33.6
23,30%
HOT
37.95
28.75
-24,24%
DGW
53.4
63.2
18,35%
TNT
2.09
1.72
-17,70%
FLC
4.18
4.93
17,94%
TTF
6.41
5.72
-10,76%
YBM
4.4
5.17
17,50%
HU3
7.89
7.1
-10,01%
PET
9.25
10.5
13,51%
LM8
11.6
10.45
-9,91%
EVG
4.65
Video đang HOT
5.27
13,33%
PXI
3.4
3.11
-8,53%
OGC
7.13
8.06
13,04%
RIC
5.41
4.98
-7,95%
DTA
3.61
4.07
12,74%
PTL
7
6.47
-7,57%
SVT
14.2
16
12,68%
TCR
3.31
3.1
-6,34%
HSG
15
16.85
12,33%
COM
48.2
45.15
-6,33%
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất cũng chiếm phần lớn là các mã nhỏ với thanh khoản thấp, trừ phần nào đó là DST, MST và MPT.
Trong tuần, HNX chào đón tân binh GIC của CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh với 12,12 triệu cổ phiếu niêm yết, giá tham chiếu trong phiên đầu tiên 06/11 là 18.600 đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu này lại chỉ đứng giá tham chiếu với hơn 83.000 đơn vị khớp lệnh.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
VE4
5.5
7.4
34,55%
DIH
16
13
-18,75%
SDG
21.6
28.6
32,41%
PMP
10.3
8.4
-18,45%
DST
2.7
3.3
22,22%
CAN
29.4
24.2
-17,69%
VCM
15.1
18.2
20,53%
VNT
60.4
50.1
-17,05%
KTS
11.6
13.9
19,83%
TST
12.7
10.6
-16,54%
PHP
11.2
13.3
18,75%
SFN
22
18.9
-14,09%
MST
3.8
4.5
18,42%
VC6
6.9
6.1
-11,59%
BNA
23.6
27.7
17,37%
SGH
44
39.2
-10,91%
VMS
6.6
7.7
16,67%
V21
4.6
4.1
-10,87%
NGC
1.9
2.2
15,79%
MPT
1.9
1.7
-10,53%
Trên UpCoM, giao dịch không đáng kể, khi phần lớn các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất đều giao dịch thưa thớt, thanh khoản kém.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
WTC
16
23.7
48,13%
PND
3.7
2.1
-43,24%
CKD
16.4
23
40,24%
DTC
17
10.2
-40,00%
HKC
14.4
20.1
39,58%
THR
115.7
69.5
-39,93%
BMF
17.7
24.7
39,55%
CEG
19.6
11.8
-39,80%
NSL
10.4
14.5
39,42%
SKN
5.5
3.4
-38,18%
PVA
0.3
0.4
33,33%
NDC
64
41.1
-35,78%
SOV
27.1
35.7
31,73%
MRF
31.8
20.9
-34,28%
BHK
9.7
12.7
30,93%
G20
0.3
0.2
-33,33%
HUG
29.1
38.1
30,93%
HLA
0.3
0.2
-33,33%
POB
27.6
35.9
30,07%
KHL
0.3
0.2
-33,33%
VnIndex mất điểm cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ Thanh khoản tuy sụt giảm đáng kể so với giai đoạn tháng 9, đầu tháng 10 nhưng phải thừa nhận rằng thị trường chứng khoán đang là một trong số rất ít kênh đầu tư có giao dịch sôi động nhất. Về cuối phiên giao dịch, những cổ phiếu vốn làm trụ đỡ cho VnIndex như MSN, VNM, VIC, VRE, PNJ...đã không đủ...