Cổ phiếu lớn hồi phục trở lại, thị trường tăng điểm
Các cổ phiếu như PGS, BSI, HHS… đang đồng loạt tăng giá nhờ vào kết quả kinh doanh quý III/2015 tích cực.
Thời điểm hiện tại, thị trường đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết dần dần được công bố. Nhiều chuyên gia dự đoán thị trường sẽ có sự phân hóa theo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch hôm nay, nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường như BID, BVH, VIC, VCB, DBC… đã đồng loạt tăng giá trở lại và giúp kéo cả hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
Hiện tại, sau 2 phiên giảm liên tiếp, GAS đã tăng trở lại 100 đồng lên 47.000 đồng/CP. Giá dầu ngày 201/0 biến động nhẹ trong phiên giao dịch khá trầm lắng khi sản lượng dầu của Mỹ giảm và đà “tái cân bằng” trên thị trường bị chi phối trước đồn đoán việc Iran quay lại thị trường sẽ khiến tình trạng thừa cung tăng lên.
PGS tăng 100 đồng lên 19.700 đồng/CP. 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần của PGS đạt hơn 4.460,9 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 148 tỷ đồng, giảm 15%, trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là hơn 108,5 tỷ đồng.
BSI tăng 200 đồng lên 10.200 đồng/CP nhờ vào những thông tin tích cực từ KQKD quý III/2015. Theo đó, Lợi nhuận trước và sau thuế 9 tháng đầu năm của BSI tăng mạnh 65% và đạt hơn 90 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2015, BSI đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, với KQKD quý III sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, HCM đang giảm 500 đồng xuống 36.100 đồng/CP. HCM ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế quý III/2015 là hơn 45,3 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm cũng giảm 55% và chỉ đạt gần 144 tỷ đồng.
Các cổ phiếu như MSN, PVD, CTG… lại đang lùi nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu.
Giao dịch trên thị trường đang diễn ra chưa thực sự mạnh. Sau khoảng 35 phút giao dịch, HHS tăng 400 đồng lên 17.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 1,6 triệu đơn vị. Được biết, HHS cũng vừa công bố BCTC quý III/2015. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu quý III HHS tăng 42,3%, trong khi đó lợi nhuận tăng gấp 2,1 lần đạt 81,16 tỷ đồng. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm tăng gấp 6,56 lần. Kết quả này có được một phần nhờ thương vụ sáp nhập Hoàng Giang vào HHS.
Sau 35 phút giao dịch, chỉ số HNX-Index đang tăng 2,28 điểm (0,39%) lên 592,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 15,4 triệu cổ phiếu, trị giá trên 258 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng đang tăng 0,21 điểm (0,26%) lên 81,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 62 tỷ đồng.
Theo_NDH
Quý III, khối chứng khoán báo lãi "nhỏ giọt"
Nửa cuối tháng 10 là thời gian các doanh nghiệp công bố BCTC quý III. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 10 CTCK công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm, đa phần là những CTCK quy mô nhỏ, thị phần ít và mặt bằng chung của những công ty này là có doanh thu, lợi nhuận chỉ vài tỷ đồng, thậm chí lỗ.
Thị trường kém sôi động trong quý III phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khối CTCK
CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) công bố BCTC quý III với doanh thu 132,2 tỷ đồng, tăng gần 34% so với con số gần 99 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu đầu tư chứng khoán góp vốn đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng tới 179% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu từ mảng tư vấn đóng góp hơn 16 tỷ đồng; doanh thu khác đạt hơn 52 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VPBS đạt hơn 305 tỷ đồng doanh thu và 24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
CTCP Chứng khoán Việt Nam có doanh thu hoạt động môi giới, doanh thu từ lãi tiền gửi đều sụt giảm nhưng chi phí hoạt động kinh doanh giảm 24,35% giúp Công ty ghi nhận kết quả trong kỳ cao hơn năm ngoái.
Cụ thể, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng, lãi ròng 1,3 tỷ đồng trong quý III. Luỹ kế 9 tháng, Chứng khoán Việt Nam lãi 2,8 tỷ đồng. Tương tự, CTCK Đà Nẵng báo lãi nhẹ 686 triệu đồng, luỹ kế 9 tháng lãi ròng 5 tỷ đồng.
Quý III/2015, CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) ghi nhận doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận giảm do chi phí quản lý và chi phí hoạt động tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 37,1 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ, đóng góp chính từ doanh thu khác 20,9 tỷ đồng, tăng 78,6% và doanh thu tư vấn 448 triệu đồng, gấp 7 lần quý III/2014.
Trong khi đó, doanh thu môi giới đạt 11,5 tỷ đồng và doanh thu tự doanh đạt 3,65 tỷ đồng, lần lượt giảm 35% và 31% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, TVSI ghi nhận tổng doanh thu 102,5 tỷ đồng, giảm 9% và lợi nhuận trước thuế đạt 20,2 tỷ đồng, giảm 56%. Với kết quả này, TVSI hoàn thành 67% kế hoạch doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm.
Giảm mạnh ở cả doanh thu và lợi nhuận trong quý III, Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) ghi nhận doanh thu 41,5 tỷ đồng (giảm 13%) và lãi ròng 7 tỷ đồng (giảm 41% so với cùng kỳ). Trong đó, mảng hoạt động chính là môi giới, doanh thu chỉ đạt 17 tỷ đồng so với 25 tỷ đồng năm ngoái. Theo MBKE, nguyên nhân chính khiến tổng doanh thu giảm chủ yếu do tác động của thị trường. Tuy nhiên, nhờ kết quả kinh doanh quý II khả quan nên luỹ kế 9 tháng, MBKE vẫn lãi ròng 23,7 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước.
CTCP Chứng khoán Bảo Minh có kết quả doanh thu và lợi nhuận luỹ kế 9 tháng sụt giảm so với cùng kỳ, với tổng doanh thu 16,2 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế 6,5 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 18,5% và 40%. Tính riêng trong quý III, doanh thu đạt 6,1 tỷ đồng, tăng 4,39% nhờ doanh thu dịch vụ ký quỹ hơn 1,2 tỷ đồng và doanh thu tiền gửi đạt 4,9 tỷ đồng. Các hoạt động khác như môi giới, tự doanh đều sụt giảm.
Cụ thể, doanh thu môi giới chỉ đạt 22,5 triệu đồng, giảm mạnh so với 561 triệu đồng cùng kỳ; doanh thu tự doanh ghi nhận vỏn vẹn 151.000 đồng. Kết quả, lãi sau thuế Công ty đạt 3,26 tỷ đồng, giảm 3,4%. So với kế hoạch 19,3 tỷ đồng doanh thu và 7,4 tỷ đồng lợi nhuận thì hết quý III, Công ty đã hoàn thành lần lợt 84% và 87% kế hoạch năm.
Dù kết quả kinh doanh có sụt giảm so với cùng kỳ, nhưng không phải công ty nào cũng ghi nhận lãi. Quý III/2015, doanh thu của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGR) giảm 29%, đạt 46,5 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu tự doanh tăng 33% lên 21,7 tỷ đồng, nhưng doanh thu môi giới lại giảm 39%, chỉ đạt hơn 7,3 tỷ đồng. Mảng doanh thu khác cũng chỉ mang về 15,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 57%. Theo đó, AGR lỗ ròng 26,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 2,5 tỷ đồng quý III/2014. Lũy kế 9 tháng đầu năm, AGR lỗ 39 tỷ đồng.
Tương tự, CTCP Chứng khoán Việt ghi nhận lỗ 3 quý liên tiếp với mức lỗ ròng quý III 398 triệu đồng. Trong kỳ, Công ty chỉ phát sinh doanh thu từ môi giới và doanh thu khác. Lũy kế 9 tháng, Chứng khoán Việt lỗ ròng 784 triệu đồng.
So với 2 quý đầu năm, TTCK trong quý III kém sôi động, đặc biệt trong giai đoạn tháng 8 và 9. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của khối CTCK, ngay cả với những CTCK tốp đầu với thị phần môi giới lớn. Vì thế, với những CTCK thuộc tốp dưới, thị phần nhỏ, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm cũng là điều dễ hiểu. Thị trường chờ đợi các CTCK lớn sẽ sớm công bố kết quả khả quan hơn.
Nhã An
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
FDI 9 tháng đầu năm đạt hơn 17 tỷ USD Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2015 thu hút được 1432 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11,04 tỷ USD, tăng 24,3% về số dự án và tăng 44,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Dự án nhà máy Nhiệt điện Duyên hải 2 tài Trà Vinh...