Cổ phiếu LMH sẽ phục hồi tiếp sau hơn 20 phiên “nằm sàn”?
Cổ phiếu LMH của CTCP Landmark Holding đã liên tục “lao dốc” không phanh trong hơn 20 phiên giao dịch vừa qua.
Sau chuỗi giảm mạnh trong hơn 20 phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu LMH đã có tín hiệu hồi phục nhẹ.
Cổ phiếu LMH đã gây choáng váng đối với các nhà đầu tư khi giảm sàn kéo dài đến 25 phiên vừa qua, khiến giá cổ phiếu này đang từ vùng giá 12.200 đồng/cổ phiếu xuống còn xấp xỉ 2.000 đồng/cổ phiếu- mức đáy lịch sử của cổ phiếu này từ khi lên sàn niêm yết.
Lý giải về đà giảm này, lãnh đạo Landmark Holding cho rằng cổ phiếu giảm sàn là do yếu tố cung- cầu thị trường, công ty không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào tác động đến việc giảm giá cổ phiếu LMH.
Phiên giảm sàn thứ 25 của cổ phiếu LMH vào ngày 5/2/2020, cũng là phiên một số lãnh đạo của công ty bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu LMH. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT LMH Lương Quang Vinh bị bán giải chấp 100.000 cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn hơn 1,28 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này. Còn CEO Trương Hoàng Vũ bị bán giải chấp 248.200 cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 172.401 cổ phiếu.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, sở dĩ cổ phiếu LMH giảm sàn liên tục trong hơn 20 phiên giao dịch vừa qua là do các công ty chứng khoán đồng loạt bán ra cổ phiếu này, khiến cổ phiếu này mất thanh khoản. Nguyên nhân sâu xa khiến các công ty chứng khoán có động thái như vậy là do họ lo ngại LMH tiềm ẩn rủi ro giống như trước đó FTM đã từng gặp ( cổ phiếu FTM giảm sàn 26 phiên, bị nghi có hiện tượng làm giá_PV).
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến cổ phiếu LMH giảm giá do phần lớn lợi nhuận của LMH đến từ mảng chuyển nhượng dự án bất động sản. Tuy nhiên trong năm 2019, việc chuyển nhượng dự án của LMH không thuận lợi, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp này lỗ ròng lên đến hơn 4 tỷ đồng trong quý 4.
Video đang HOT
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của LHM giảm gần 50% so với năm 2018 xuống còn 1.564 tỷ đồng do không có doanh thu từ chuyển nhượng dự án bất động sản, và lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 64 triệu đồng, trong khi lãi 19,5 tỷ đồng năm 2018.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, khó khăn lớn nhất hiện nay của LMH là dòng vốn để giải quyết các khoản nợ vay do thiếu hụt dòng tiền từ chuyển nhượng các dự án.
Trong một số phiên gần đây, giá cổ phiếu LHM đã có xu hướng phục hồi nhẹ, nhưng vẫn ở mức thấp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/2, giá cổ phiếu LMH tăng 6,8% đóng cửa ở mức 2.500 đồng/cp.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, xu hướng phục hồi của LMH có bền vững hay không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp này là chuyển nhượng dự án bất động sản. Bởi LMH hiện đang sở hữu những dự án thật có thể chuyển nhượng.
“Nhà đầu tư tốt nhất không nên tham gia bắt đáy cổ phiếu LMH. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nào chấp nhận rủi ro cao, thì vẫn có thể tham gia bắt đáy cổ phiếu này, nhưng chỉ với tỷ trọng nhỏ”, ông Minh khuyến nghị.
Nguyễn Long
Theo Enternews.vn
Fortex ôm khoản lỗ đầu tiên sau 7 năm, cổ phiếu 'cắm đầu không phanh'
Năm 2019, cổ đông của FTM chứng kiến khá nhiều nỗi buồn khi trải qua đợt giảm sàn mất 90% giá trị cổ phiếu chỉ chưa đầy 1 tháng và đặc biệt là kinh doanh chìm trong thua lỗ.
Riêng trong quý 4/2019, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm 42% xuống còn gần 190 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán chiếm đến199 tỷ đồng nên Công ty phải ghi nhận lỗ gộp hơn 9 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong kỳ cũng giảm mạnh 87% về mức hơn 2 tỷ đồng, chi phí tài chính thì chiếm đến 13 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay). Ngoài ra, Fortex còn ghi lỗ hơn 18 tỷ đồng từ hoạt động khác.
Sau cùng, Công ty ghi nhận lỗ đến 51 tỷ đồng trong quý 4/2019, trong khi cùng kỳ có lãi nhẹ vài chục triệu đồng.
Fortex ôm khoản lỗ đầu tiên trong 7 năm, cổ phiếu cũng cắm đầu không phanh
Theo giải trình, Fortex có kết quả giảm mạnh như vậy là do một loạt khó khăn đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung như các khách hàng từ thị trường chính là Trung Quốc đang trả giá rất thấp; các thị trường mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đơn hàng nhỏ và hạn chế.
Bên cạnh đó, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi FDI trong nước, các doanh nghiệp từ các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lam, Indonesia, Pakistan.
Thêm vào đó, biên độ tăng của giá bán FTM không cao do sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ, có dấu hiệu phá giá để tránh tồn kho.
Ngoài ra, trong quý 4/2019, Công ty còn phải đền bù bảo hiểm thiệt hại do bão gây ra 10,8 tỷ đồng cùng với chi phí khác tăng do máy móc hoạt động dưới công suất thiết kế.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của Công ty ghi nhận giảm 13% so với năm 2018, đạt gần 1.000 tỷ đồng.
Sau cùng, Fortex phải báo lỗ ròng gần 95 tỷ đồng trong năm 2019, đây là khoản lỗ đầu tiên trong 7 năm trở lại đây.
Như vậy, Công ty chỉ mới thực hiện được 66% kế hoạch tổng doanh thu năm 2019 và vỡ kế hoạch lợi nhuận.
Cú đổ đèo của cổ phiếu FTM khiến nhiều nhà đầu tư khóc than.
Trong năm 2019, thị trường chứng khoán có phen chứng kiến chuổi giảm sàn 30 phiên liên tiếp của cổ phiếu FTM, từ vùng giá 23.600 đồng/cổ phiếu xuống xấp xỉ 2.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất đi gần 90% giá trị. Cùng với đó thanh khoản thị trường cũng giảm.
Kết phiên 6/2, cổ phiếu FTM tăng trần tại mức 1.720 đồng/cp với khối lượng giao dịch hơn 194.000 đơn vị.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Landmark Holding (LMH) báo lỗ quý 4, cổ phiếu rơi một mạch từ 12.000 xuống 2.000 đồng Lợi nhuận sau thuế cả năm của LMH chỉ đạt 64 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận 19,5 tỷ đồng. CTCP Landmark Holding (mã chứng khoán LMH) công bố BCTC hợp nhất quý 4/2019 với doanh thu thuần ghi nhận hơn 278 tỷ đồng, giảm mạnh 3,5 lần so với mức 971 tỷ cùng kỳ. Giá vốn cũng giảm...