Cổ phiếu liên tục trần, Tecgroup tham vọng lãi gấp 10 lần có là ‘bánh vẽ’ như 2019?
Liệu kế hoạch 2020 có là “bánh vẽ” với Bất động sản Trường Thành hay không khi mà năm 2019 cũng đặt ra tham vọng lớn nhưng chỉ đạt 10% kế hoạch lợi nhuận?
Lại lên kế hoạch lãi đột biến 2020 dù 2019 thất bại
Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 18/5 của CTCP Bất động sản và Xây dựng Trường Thành ( Tecgroup, TEG) vừa thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu tăng vọt gấp 3,2 lần năm 2019 với 511 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng đặt ra tới 37 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần năm 2019.
Trong khi đó, riêng quý 1/2020, Tecgroup thực hiện được 48 tỷ đồng doanh thu, nhích nhẹ so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vỏn vẹn 258 triệu đồng, lao dốc 95% so cùng kỳ.
Đây là một kế hoạch khá tham vọng khi mà năm 2019, Trường Thành cũng đặt kế hoạch rất cao nhưng chỉ thực hiện được 158 tỷ doanh thu và hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng bằng 44% kế hoạch doanh thu và 10% về lợi nhuận.
Theo Tecgroup, năm 2019 không đạt kế hoạch do những thay đổi về chính sách quản lý Nhà nước dẫn đến một loạt dự án của công ty và đối tác bị tạm dừng, dãn, hoàn tiến độ, nhất là dự án về nhà ở. Do đó, công ty đã thay đổi chính sách bán hàng tại dự án Nghĩa An, đồng thời tìm kiếm đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng sạch.
Còn năm 2020, về hoạt động kinh doanh bất động sản, TEG tiếp tục giám sát, hỗ trợ CTCP Đầu tư xây dựng 108 Trường Thành trong việc triển khai đầu tư giai đoạn 2 dự án Khu nhà ở nông thôn kết hợp thương mại dịch vụ Nghĩa An (Quảng Ngãi) với doanh thu ước đạt gần 190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 52 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, phối hợp và giám sát các hoạt động của hai công ty là CTCP Đầu tư Trường Thành Quy Nhơn và CTCP Trường Thành Island trong việc triển khai các dự án Khu nghỉ dưỡng biển quốc tế Bãi Xép và dự án Khu du lịch biển Casa Maria Island tại Đảo Hòn Ngang và Đảo Hòn Đất của tỉnh Bình Định.
Video đang HOT
Đồng thời, hỗ trợ, phối hợp triển khai các thủ tục pháp lý giúp CTCP Sản xuất thương mại và Đầu tư Nam Minh thực hiện đầu tư dự án Khu nhà ở Trường Thành tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của cổ đông lớn là Tập đoàn Trường Thành, TEG sẽ cố gắng tham gia nhiều hơn vào các dự án: Khu du lịch, nghỉ dưỡng biển cao cấp Bãi Bàng, Phú Yên; Khu dân cư Trung Hưng, Hưng Yên; Khu nước nóng Hội Vân, Bình Định, và xúc tiến các cơ hội đầu tư mới.
Về hoạt động xây dựng và tư vấn, thông qua sự hỗ trợ của Tập đoàn Trường Thành, TEG được giao làm Tổng thầu EPC cho các dự án điện mặt trời áp mái của Tập đoàn và các công ty trong hệ thống đầu tư, góp phần làm tăng lợi ích kinh tế với kỳ vọng thu về 170 tỷ đồng doanh thu.
Về hoạt động thương mại, trong thời gian tới, khi các dự án của Tập đoàn và công ty được triển khai, việc cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng đầu vào cho các Nhà thầu hứa hẹn mang lại nguồn thu khác cho Công ty.
Sau tin cổ đông lớn muốn chiếm 51% vốn, cổ phiếu TEG bật trần liên tục
Ngoài ra, Trường Thành còn thông qua việc cổ đông hiện hữu nhận chuyển nhượng cổ phiếu dẫn đến việc sở hữu trên 51% và đến mức tối đa số cổ phiếu đang lưu hành mà không phải chào mua công khai.
Cụ thể, CTCP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (cổ đông lớn) dự kiến nhận chuyển nhượng hơn 4,3 triệu cổ phiếu TEG, tương ứng chiếm 13,57% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Nếu giao dịch thành công, Tập đoàn Trường Thành Việt Nam sẽ tăng nắm giữ từ hơn 12 triệu cổ phiếu (37,44% vốn) lên 16,5 triệu cổ phiếu (51,01%). Phương thức nhận chuyển nhượng là khớp lệnh theo giá thị trường hoặc mua thoả thuận.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TEG đang tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp, tức 49%, từ mức giá 2.980 đồng/cp lên tới 4.440 đồng/cp chốt phiên 20/5. Nhưng tính dài hơi hơn, cổ phiếu này đã giảm gần 13% trong vòng 1 quý vừa qua. Khối lượng giao dịch bình quân rất thấp, chỉ hơn 8.000 đơn vị mỗi phiên.
Tuần 16-20/12: Thận trọng trong tuần cơ cấu ETFs và đáo hạn phái sinh tháng 12
Trong tuần sẽ diễn ra hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF. Ngoài ra, ngày 19/12 cũng sẽ đáo hạn HĐTL tháng 12. Những tháng gần đây, thị trường thường biến động khó lường trong ngày đáo hạn phái sinh, do đó diễn biến thị trường tuần tới nhiều khả năng nghiêng về kịch bản tiếp tục giằng co.
Tuần giao dịch 9-13/12 diễn ra với những thông tin tích cực từ thị trường quốc tế. Cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2019 của FED đã thông qua việc không thay đổi lãi suất và hàm ý không điều chỉnh trong năm 2020 khi lạm phát thấp kéo dài.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được thông qua bao gồm việc dỡ bỏ một số khoản thuế với hàng hóa Trung Quốc và tạm dừng áp thuế bổ sung từ ngày 15/12. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã đồng ý mua 40 tỷ USD hàng hóa nông sản Mỹ, nhưng vẫn thấp hơn mức Mỹ mong muốn. Đón nhận những thông tin này, chỉ số Dow Jones đã vượt mốc 28.000 điểm, qua đó tác động tích cực tới TTCK toàn cầu, bao gồm thị trường Việt Nam.
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index dừng tại 966,18 điểm, tăng nhẹ 0,27% so với tuần trước đó. Đà tăng của thị trường được dẫn dắt bởi các cổ phiếu ngân hàng, tiêu biểu là bộ 3 VCB, BID, CTG.
Dù vậy, thanh khoản tuần qua khá thấp với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE chỉ đạt 3.002 tỷ đồng/phiên, giảm 9% so với tuần trước đó. Việc thị trường hồi phục nhưng thanh khoản ở mức thấp cho thấy tâm lý giới đầu tư vẫn khá thận trọng.
Giao dịch khối ngoại cũng diễn ra không thực sự tích cực khi họ tiếp tục bán ròng gần 540 tỷ đồng trên toàn thị trường. Áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu như MSN (187 tỷ đồng), VHM (171 tỷ đồng), VIC (56 tỷ đồng)...
Dòng vốn ETFs tuần qua tiếp tục chững lại. Ngoại trừ VFMVN30 ETF phát hành được 1,4 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 21 tỷ đồng, các quỹ ETFs khác như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF, ishare MSCI Frontier 100 ETF, Premia MSCI Vietnam ETF...đều không có biến động về dòng vốn.
Giá dầu thế giới có tuần hồi phục mạnh nhờ triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung, cũng như việc công ty dầu mỏ lớn nhất Aramco chính thức lên sàn chứng khoán. Kết phiên giao dịch 13/12, giá dầu WTI lên mốc 59,76 USD/thùng, tăng nhẹ 1,15% so với tuần trước đó. Dù vậy, diễn biến nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước nhìn chung vẫn khá ảm đạm.
Thận trọng trong tuần cơ cấu ETFs và đáo hạn phái sinh
Trong tuần giao dịch 16-20/12, thị trường sẽ không có quá nhiều thông tin hỗ trợ. Tín hiệu khả quan từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung có thể mang đến những tác động tích cực về mặt tâm lý giới đầu tư trong những phiên đầu tuần. Dù vậy, trong bối cảnh khối ngoại vẫn bán ròng khá mạnh có thể khiến sự thận trọng trở lại.
Bên cạnh đó, trong tuần sẽ diễn ra hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF. Thống kê cho thấy thị trường thường khá giằng co, thận trọng trong tuần cơ cấu danh mục. Ngoài ra, ngày 19/12 cũng sẽ đáo hạn HĐTL tháng 12. Những tháng gần đây, thị trường thường biến động khó lường trong ngày đáo hạn phái sinh, do đó diễn biến thị trường tuần tới nhiều khả năng nghiêng về kịch bản tiếp tục giằng co.
Đánh giá về xu hướng thị trường tuần này (16-20/12), CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo thị trường sẽ biến động tương đối khó lường khi có nhiều sự kiện sẽ diễn ra như đáo hạn hợp đồng tương lại tháng 12 hay hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động trong vùng 955-971 điểm.
BVSC cho rằng chỉ số vẫn cần vượt qua vùng kháng cự 970-971 điểm để có thể hoàn thiện mẫu hình 2 đáy nhỏ và bước vào nhịp hồi phục với độ tin cậy cao hơn. Tuy vậy, BVSC cũng lưu ý đến kịch bản thị trường sẽ có biến động theo hướng bất lợi trong những phiên cuối tuần và có thể lui về kiểm định các vùng hỗ trợ 951-955 điểm một lần nữa.
Cũng có cái nhìn thận trọng, CTCK SHS dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục với mục tiêu là vùng kháng cự trong khoảng 970-980 điểm (MA20-MA200). Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục trước đó và có thể cân nhắc giải ngân thêm nếu như thị trường có những nhịp test lại ngưỡng hỗ trợ 940 điểm (đáy tháng 6/2019). Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua thêm trong vùng giá này và có thể canh bán ra nếu thị trường có những nhịp tiến vào vùng 970-980 điểm (MA20-MA200).
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Petroland 'thay ghế' loạt lãnh đạo cấp cao, cổ phiếu tăng kịch trần Mã PTL của Petroland tăng kịch trần 6,79% lên 4.720 đồng mỗi cổ phiếu trong ngày giao dịch cuối tuần, sau khi doanh nghiệp công bố tin "thay ghế" dàn lãnh đạo. Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Dầu khí (Petroland, mã PTL) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm các thành viên Hội đồng...