Cổ phiếu ‘lạ’: Tăng trần 11 phiên nhưng giao dịch trồi sụt
Mã THS của Công ty cổ phần Thanh Hoa – Sông Đà gây bất ngờ khi tăng 13 phiên liên tục, trong đó có 11 phiên trần liền nhau, sau chuỗi ngày dài đi ngang.
Theo đó, khép lại phiên giao dịch ngày 22/3, giá cổ phiếu THS đứng ở mức 41.900 đồng, tăng trần 9,97%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 3.800 đồng.
Diễn biến cổ phiếu THS gần đây khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Đây là phiên tăng điểm thứ 13 liên tục của cổ phiếu THS, trong đó có 11 ngày tăng trần liên tiếp. Tính chung từ ngày 3 – 22/3, giá cổ phiếu Thanh Hoa – Sông Đà tăng 222,3%, giúp mỗi cổ phiếu thêm 28.900 đồng. Với hơn 2,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường THS thêm gần 80 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch THS trong khoảng thời gian trên lại khá thấp, trung bình chỉ 1.586 cổ phiếu/phiên. Ngày giao dịch nhiều nhất là 11.300 cổ phiếu, ngày thấp nhất chỉ 100 cổ phiếu.
Vào tháng 4/2021, cổ phiếu THS cũng từng khiến nhà đầu tư bất ngờ khi có chuỗi tăng trần 20 phiên liên tục dù trước đó đi ngang và gần như không có thanh khoản.
Nhưng điều khiến nhiều người thắc mắc là việc hàng loạt lãnh đạo THS đang rao bán ra toàn bộ cổ phần nắm giữ. Cụ thể, ông Trương Vạn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký bán toàn bộ 286.300 cổ phiếu THS; ông Nguyễn Thanh Hải, Thành viên Hội đồng quản trị đăng ký bán toàn bộ 225.000 cổ phiếu; ông Đỗ Văn Thái, Trưởng Ban kiểm soát thoái toàn bộ 131.030 cổ phiếu THS…
Ở chiều ngược lại, ông Lê Anh Tuấn, Thành viên Hội đồng quản trị đăng ký mua gần 1,5 triệu cổ phiếu THS.
Video đang HOT
Thanh Hoa – Sông Đà lên sàn từ 2013, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại các mặt hàng sứ Hải Dương, nhôm Hải Phòng, nội thất Hoà Phát…Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2021, doanh thu thuần THS đạt 278,5 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế là 4,7 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế tăng 18,6% lên gần 3,8 tỷ đồng.
Loài cá cả năm chỉ xuất hiện 1 lần, cực nhiều dinh dưỡng, xưa cho chẳng ai lấy, nay "lên đời" chẳng có mà mua
Cá ngần hay còn gọi là cá thủy tinh, được ví là đặc sản "cá hiếm" sông Đà đang khiến người dân Hà thành tranh nhau mua về ăn.
Bởi loại cá chỉ xuất hiện vào một lần duy nhất trong năm với khoảng thời gian rất ngắn. Thế nên tuy có giá bán cao, khoảng 400.000 đồng/kg mà vẫn "cháy hàng" không có để bán.
Loài cá ngần sông Đà cả năm chỉ xuất hiện 1 lần
Mùa cá ngần năm nay có sớm. Từ đầu tháng 3 đã lác đác có thuyền thu mua được loài cá ngần trong suốt này. Đến thời điểm này, cá ngần chính thức bắt đầu vào vụ. Cá nhiều, chắc thịt và thơm ngon.
Đợt này cứ cách ngày, chị Thương, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) lại xuống chợ Nghĩa Phương bán cá ngần. "Mỗi lần xuống chợ, chị chở gần 20 kg cá ngần mà chỉ tầm 8h30 đã hết hàng. Người dân TP Hòa Bình giờ không chỉ lựa chọn sản phẩm này làm món ăn chính cho bữa cơm gia đình mà còn làm quà đặc sản gửi cho bạn bè, người thân ở xa cùng thưởng thức. Chính vì thế mà đến mùa cá ngần lại thấy vui. Vui không chỉ vì bán hàng dễ hơn mà vì bán "đặc sản" độc đáo của sông Đà và rất nhiều người yêu thích"- Chị Thương chia sẻ.
Cá ngần được bày bán ở chợ Nghĩa Phương (TP. Hòa Bình)
Mấy năm nay, do du lịch và kinh tế phát triển, nhiều du khách khắp nơi lên chiêm ngưỡng, lễ bái đền Bờ thấy cá trắng ngần, đẹp, lạ cũng mua về làm quà. Chính vì vậy mà, cá ngần đầu vụ bán được giá hơn.
Vào cửa hàng thực phẩm sạch tại phố Nguyễn Văn Lộc (Hà Đông, Hà Nội), chị Bùi Diễm Quỳnh ở Văn Quán (Cầu Giấy) liền hỏi nhân viên: "Cá ngần hôm nay về chưa em? Tươi ngon như lần trước thì lấy cho chị 2kg nhé". Sau khi được nhân viên đưa cho một chiếc túi nilon to, bên trong như đựng bún, chị cười nói: "Mẻ hôm nay tươi ngon nhỉ, cá trắng muốt thế này thì mình nay lại có đĩa chả cá ngon với bát canh chua rồi".
Khi được hỏi về loài cá trong suốt như sợi bún này, chị Diễm Quỳnh chia sẻ, cá này thuộc hàng cá hiếm chỉ có ở vùng sông Đà. Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện một lần nên chị thường phải canh đúng thời điểm này để đặt mua. Nếu không mua nhanh thì mùa cá hết ngay. Lúc ấy, có tiền cũng chưa chắc mua được đặc sản cá ngần đặc sản nổi tiếng của sông Đà.
Tùy từng thời điểm mà cá ngần có giá khác nhau, thường đầu mùa và cuối mùa là cá ngần có giá đắt nhất.
Cũng tương tự như chị Quỳnh, chị Nguyễn Thị Tình (Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết, trong nhà chị ai ai cũng mê cá ngần. Cứ đến mùa là chị tranh thủ đặt về cho cả nhà cùng ăn. Cá không có xương, thân mềm và trắng như cọng bún tươi. Có thể chế biến thành bất cứ món gì ăn cũng thơm ngon khiến cả "đối tượng" ăn uống khó tính nhất nhà như các con chị cũng đều bị món cá ngần này chinh phục.
Cá có vị ngọt của cá sông tự nhiên, hoàn toàn không có mùi tanh. Tranh thủ đang tới mùa, chị Tình mua "găm" 2-3kg để trong tủ lạnh cấp đông để ăn dần.
"Mỗi năm cá này chỉ có một lần, do vậy tôi chỉ mong đến mùa để mua. Dịp này thấy bắt đầu có bán nên tranh thủ ăn vì mùa cá chỉ kéo dài hơn 1 tháng". Chị cho hay, cá không xương, thân nhỏ như sợi bún tươi nên chế biến được thành tủ các món ăn khác nhau như: Chả cá ngần, cá ngần nấu canh chua, cá ngần chiên với trứng hay đơn giản nhất là cho chiên giòn ăn cũng tuyệt ngon.
Gom được cá ngần bao nhiêu, khách đặt hết bấy nhiêu
Chị Kim Anh, chủ một cửa hàng bán thực phẩm sạch cũng trên đường Nguyễn Văn Lộc và là một đầu mối bán đặc sản Hòa Bình ở Hà Đông, Hà Nội chia sẻ, có ngần hiện đang là mặt hàng "hot", được các bà nội trợ săn mua nhiều chẳng kém gì các loại cá sông Đà quý hiếm khác.
"Từ đầu mùa tới giờ tôi đã may mắn gom được một lượng nhỏ cá ngần. Tôi cứ đăng quảng cáo có bán cà ngần đầu mùa trên fanpage bán hàng online của mình lần nào là lần đấy hết sạch bách chỉ trong vài tiếng đồng hồ".
Cá ngần hay còn gọi là cá thủy tinh, loại cá có thân hình nhỏ xíu, trắng muốt, mềm và không có xương. Mùa đông chúng lẩn trốn khá kỹ và chỉ thời điểm sau Tết nguyên đán cá ngần mới bơi theo từng đàn ra ngoài kiếm ăn. Do đó, thời điểm này hàng năm, cá xuất hiện tại lòng hồ sông Đà và cũng chỉ có trong khoảng một tháng.
Chị Kim Anh tiết lộ, chị đã gom mua cá ngần về Hà Nội bán đã 3 năm nay, quen khá nhiều ngư dân nên gom được cá với số lượng lớn. Song, mỗi đợt gom cá thì lần nào nhiều được 50-60kg, không thì chỉ 20-30kg. Cứ bán hết thì chị mới gom thêm vì sợ ế cá lại mất tươi ngon.
Được biết, cứ bắt đầu từ giữa và cuối tháng 3 hàng năm, người dân xã Phúc Sạn (Mai Châu, Hòa Bình) vào mùa này thường đem lưới đi đánh bắt cá ngần. Tuy nhiên, số lượng cá đánh được cũng không quá nhiều và thường được dân buôn đặt mua hết để đem về Hà Nội tiêu thụ.
Loài cá ngần đặc sản sông Đà này được cả người già và trẻ nhỏ mê tít vì chúng có thể chế biến thành nhiều món ngon. Cá ngần trộn với gia vị, ít rau thì là, hành và quả trứng, ít thịt là có được đĩa chả cá hấp dẫn, đủ chất dinh dưỡng. Vì cá không có xương, thịt mềm, ngọt, chế biến được nhiều món ăn, gia đình có con nhỏ rất thích. Cá ngần có thể rán giòn hoặc nấu canh chua cũng thật hấp dẫn. Gần đây, gia đình tôi còn chế biến món cá ngần trộn gia vị, ít lá me chua, gừng, sả gói vào lá chuối hấp cách thủy. Cá không bị nát mà vẫn giữ độ dai, thơm, ngọt đặc trưng.
Cá ngần chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
Chập choạng tối, những chiếc thuyền chở đủ loại cá đặc sản của sông Đà từ Điện Biên, Sơn La về đông vui tấp nập. Mấy chủ thuyền cá phấn khởi chia sẻ: Thuyền cập bến là các đầu mối bán cá tại các chợ và cả các nhà hàng đã tập trung cân cá. Riêng cá ngần chuyến nào cũng không đủ cung cấp cho nhu cầu người mua. Đang mùa nên bà con đánh bắt được bao nhiêu là thu mua hết. Mà bà con cũng ý thức trong việc đánh bắt lắm. Họ vẫn đánh bắt cá bằng những vật dụng thủ công như lưới, đó, giăng câu... chứ không sử dụng các biện pháp khai thác tận thu, hủy diệt loài cá này.
Hé lộ 3 ứng cử viên sắp vào HĐQT FPT Tại phiên họp chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra sắp tới, HĐQT Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đã ra nghị quyết mới, trong đó có các nội dung trình ĐHCĐ thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 40%, tái bổ nhiệm CEO và bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đại hội...