Cổ phiếu ‘lạ’: Tăng bùng nổ, giao dịch bèo
Mã GCB của Petec Bình Định tăng 99% sau một tháng nhưng giao dịch èo uột, trung bình chỉ vài chục cổ phiếu một ngày, nhiều phiên “đóng băng” thanh khoản.
Chứng khoán gần đây liên tục đỏ lửa do áp lực bán lớn và niềm tin vơi cạn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận một số mã cổ phiếu tăng trần mạnh mẽ, dù không có động lực tăng trưởng rõ rệt và giao dịch khá “hẻo”. Chẳng hạn như mã GCB của Công ty cổ phần Petec Bình Định.
Cổ phiếu GCB của Petec Bình Định tăng 99% sau một tháng nhưng giao dịch èo uột, nhiều phiên không có thanh khoản.
Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 16/5, mã GCB đứng mức 21.500 đồng/cổ phiếu, đi ngang so phiên liền trước. Tuy nhiên, trong 5 ngày giao dịch gần nhất, cổ phiếu này tăng 51,4%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 7.300 đồng. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu GCB trần 3 phiên, tăng tương ứng gần 15% mỗi phiên.
Nếu tính trong 1 tháng trở lại, cổ phiếu của Petec Bình Định tăng đến 99,07%, giúp mỗi cổ phiếu thêm 10.700 đồng. Với hơn 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Petec Bình Định tăng thêm hơn 42 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, dù giá cổ phiếu tăng mạnh song giao dịch của mã này khá “bèo”. Theo Finance Vietstock, từ 17/4 – 16/5, mã GCB trải qua 19 ngày giao dịch, khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày là 37 đơn vị. Thêm nữa, trong khoảng thời gian này, nhiều phiên giá cổ phiếu đi ngang và không hề có giao dịch.
Công ty cổ phần Petec Bidico thành lập 21/3/1991, chuyên về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, mỡ phụ, hóa chất, khí đốt…
Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2021, Petec Bidico đạt doanh thu thuần 298 tỷ đồng, giảm 30,7%. Nhưng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3,5 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ 2020.
Tại thời điểm lập báo cáo, GCB có tổng tài sản hơn 81 tỷ đồng, giảm 7,8% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn 52,1 tỷ đồng, tài sản dài hạn hơn 28,9 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Petec Bidico là 16,4 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền dương 24,5 tỷ đồng.
Sau sự 'trầm lắng' đầu phiên, chỉ số VN-Index bật dậy, tăng điểm gần về cuối phiên
Chốt phiên giao dịch sáng ngày 6/4, chỉ số VN-Index giảm gần 5 điểm và dừng ở mức 1.515 điểm; HNX-Index giảm hơn 4,4 điểm và dừng ở 451 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 641 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường là trên 20.727 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 6/4, VN-Index mất 10 điểm. Hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ, trong đó nhóm bất động sản và ngân hàng giảm mạnh sau thông tin Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh và em gái Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt trong vụ thao túng phát hành trái phiếu và giao dịch cổ phiếu vào chiều tối ngày 5/4.
Có thể thấy, trong phiên giao dịch sáng ngày 6/4, nhóm ngân hàng và bất động sản là hai ngành tạo áp lực giảm điểm nặng nhất lên chỉ số. Trong đó, VIC, VCB, VHM, NVL và BID là 5 mã cổ phiếu lấy đi nhiều điểm số nhất của VN-Index.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 6/4, TTCK lình xình đi ngang và giảm nhẹ sau những thông tin bất lợi vào chiều tối ngày 5/4.
Nhiều cổ phiếu bật tăng trở lại trong giữa phiên giúp thị trường thu hẹp khoảng cách giảm điểm.
Tuy hàng loạt cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giảm điểm, ảnh hưởng đến nhiều nhóm cổ phiếu khác, nhưng lực giảm không quá sâu. Vì thế, chỉ số VN-Index đã nhanh chóng bật dậy, tăng điểm gần về cuối phiên. Nhóm cổ phiếu giúp thị trường lấy lại đà xanh phải kể đến VPB, HPG, MWG, FPT, GAS, VIB, GVR, VRE, BVH với đóng góp hơn 6,4 điểm; đây là nhóm chủ yếu ở rổ VN30. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lấy mất 5,4 điểm là VCB, VIC, NVL, VGC, VHM, GEX, VJC, MSN, VNM, DCM.
Trước đó, theo nhận định của các chuyên gia chứng khoán, việc hủy đợt phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh cũng như việc bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái Chủ tịch Tập đoàn FLC sẽ không tạo ra quá nhiều biến động lên thị trường trái phiếu hay cổ phiếu Việt Nam, ngược lại việc này còn có thể tác động tích cực theo nhiều khía cạnh, giúp thanh lọc thị trường và nâng thứ hạng thị trường.
Chốt phiên giao dịch sáng ngày 6/4, chỉ số VN-Index giảm gần 5 điểm và dừng ở mức 1.515 điểm; HNX-Index giảm hơn 4,4 điểm và dừng ở 451 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 641 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường là trên 20.727 tỷ đồng.
Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư của Maybank Investment, đây chỉ là những thông tin ngắn hạn. Vì thế, nhà đầu tư vẫn nên xem xét đầu tư ngắn hạn, trung hay dài hạn. Bởi xét về dài hạn, thị trường còn phụ thuộc vào yếu tố lãi suất hay lạm phát. Do đó, nếu Chính phủ Việt Nam kìm tốt lạm phát và lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn trong dài hạn, có thể lên đến 1.600-1800 điểm.
"Tuy nhiên, nếu việc kìm lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khiến lãi suất tăng theo thì thị trường sẽ tiếp tục dao động trong ngưỡng 1.500 điểm. Đây là bài toán khó khi Chính phủ đang tìm các giải pháp hài hoà nền kinh tế cũng nhưng hạn chế tốc độ lạm phát. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, không nên tập trung 1 cổ phiếu hay đầu tư cùng 1 rổ trứng", chuyên gia Phan Dũng Khánh khuyến nghị.
Còn theo CTCK Đông Á (DAS), hiện tại thông tin kết quả kinh doanh quý 1/2022 của các doanh nghiệp sắp công bố nên VN-Index có xu hướng kiểm tra lại mốc 1.500 điểm và củng cố nền giá. Trong giai đoạn thị trường lưỡng lự hiện nay, vẫn có một số cổ phiếu/nhóm ngành có câu chuyện riêng vận động tích cực như nhóm công ty xây dựng hạ tầng, nhóm xuất khẩu, nhóm cảng biển. Vì thế, nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư các nhóm ngành này.
CTCK MB (MBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung đối với nhóm cổ phiếu cơ bản đã có sự tích lũy trong thời gian vừa qua, bởi dòng tiền sẽ có sự phân hóa khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2022 đang được công bố.
Ông lớn bất động sản làm ăn èo uột, cổ phiếu vẫn tăng mạnh Năm 2021, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh bết bát, doanh thu và lợi nhuận giảm, thậm chí còn âm nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng rất mạnh. Theo báo cáo tài chính quý IV/2021 của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS), doanh thu bán...