Cổ phiếu kỳ lạ: Giá chỉ 200 đồng nhưng được chia cổ tức 6.000%
Dù giá cổ phiếu cực thấp nhưng doanh nghiệp này vẫn chia cổ tức đều đặn, ở mức cao.
Trên thị trường chứng khoán hiện nay có nhiều mã cổ phiếu có giá trị cực thấp, không bằng nổi giá của một cốc trà đá. Điển hình của cổ phiếu có giá thấp nhấp mọi thời đại chính là mã PTG của Công ty Cổ phần May xuất khẩu Phan Thiết.
Hiện có khoảng gần 5 triệu cổ phiếu PTG giao dịch trên thị trường. Ngày giao dịch đầu tiên, vào tháng 1/2010, cổ phiếu này có giá là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhiều năm nay, cổ phiếu này luôn trong tình trạng đóng băng, gần như không có giao dịch. Gần đây nhất, phiên ngày 11/11/2021 mới có 100 đơn vị được giao dịch, mức tăng từ 100 đồng/cổ phiếu lên 200 đồng/cổ phiếu. Từ đó đến nay, mã này không có thanh khoản. Giá cổ phiếu PTG thấp như hiện nay là do bị điều chỉnh kỹ thuật từ các kỳ trả cổ tức.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý của cổ phiếu công ty may mặc này chính là kế hoạch phân phối lợi nhuận cực “khủng”. Cụ thể, vào ngày 10/4 tới đây, Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.
Video đang HOT
Trong tài liệu đại hội đã được công bố của PTG, theo kế hoạch từ năm 2021, cổ tức May xuất khẩu Phan Thiết dự kiến được chia với tỷ lệ 20%, tương ứng 2.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong tờ trình phân phối lợi nhuận mới công bố, PTG dự kiến sẽ tiếp tục chi trả cổ tức lần 2 năm 2021 với tỷ lệ 100%, số tiền này được trích từ lợi nhuận năm 2021 và các năm trước chưa chi.
Tựu chung lại, trong năm 2021, cổ tức mà cổ đông PTG nhận về lên tới 120%, tương đương 12.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá chỉ 200 đồng mỗi cổ phiếu, số cổ tức được chia này cao gấp 60 lần thị giá.
Biến động giá cổ phiếu PTG trong 3 năm qua. Nguồn: Cafef.
Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Phan Thiết tiền thân là Xí nghiệp May Phan Thiết là đơn vị trực thuộc Công ty May Mặc Xuất Khẩu Bình Thuận được thành lập từ tháng 1/1994. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ tháng 9/2002. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất quần áo may sẵn; May gia công; Cho thuê văn phòng; Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống…
Từ ngày thành lập đến nay, sau hơn 18 năm hoạt động hiện tại công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Phan Thiết có hơn 600 lao động, công ty có một văn phòng Đại Diện tại TP. Hồ Chí Minh, một số phòng ban và 2 xí nghiệp may.
Ngoài ra công ty đã thành lập hai công ty con. Đầu tiên là Công ty TNHH may Phú Long hoạt động từ năm 2008, tại Bình Thuận do Công ty Cổ phần may xuất khẩu Phan Thiết đầu tư 100% vốn, tổng số cán bộ công nhân viên công ty là 1.100 người. Tiếp theo là Công ty TNHH may Phú Long 2 tại khu phố Phú Trường – thị trấn Phú Long- Huyện Hàm Thuận Bắc, vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.
Theo báo cáo kinh doanh, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm xuống còn 70% so với mức đề xuất ban đầu. Năm qua, PTG có doanh thu đạt hơn 400 tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch của cả năm trước khi điều chỉnh giảm, nhưng lại vượt kế hoạch sau khi dự kiến doanh số giảm xuống.
Về lợi nhuận sau thuế, PTG đạt 38 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước nhưng vượt 3% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của PTG là doanh thu đạt trên 426 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế cũng sẽ tăng lên mốc 52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là gần 42 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến đảm bảo cho cổ đông từ 20% trở lên.
Chứng khoán xanh mướt nhưng cổ phiếu FLC, ROS của ông Trịnh Văn Quyết vẫn nằm sàn
Hàng loạt cổ phiếu hồi phục sau phiên giảm mạnh đầu tuần nhưng cổ phiếu "họ" FLC vẫn lao dốc hết biên độ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29.3, thị trường chứng khoán đã lấy lại sắc xanh sau phiên đi xuống trước đó. Cuối phiên, VN-Index tăng 14,58 điểm, tương ứng tăng 0,98% lên 1.497,76 điểm và HNX-Index tăng 6,35 điểm, tương ứng tăng 1,4% lên 461,24 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu tăng trở lại nhưng cổ phiếu FLC và ROS vẫn bị bán tháo. Ảnh NGỌC THẮNG
Hàng loạt cổ phiếu đã có phiên giao dịch khả quan, nhất là nhóm blue-chips dẫn đầu đà tăng trên thị trường. Các cổ phiếu như FPT, BID, BVH, PNJ MWG, VHM, GAS... là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, VCB, NVL, PDR hay MSN, HPG lại sụt giảm có tác động tiêu cực đến chỉ số VN-Index. Tương tự, đa số cổ phiếu bất động sản, hạ tầng cũng hồi phục và đều giao dịch trong sắc xanh, thậm chí tăng trần hết biên độ như DIG, HQC, NVT, QCG, VPH...
Nhưng hai cổ phiếu FLC và ROS của ông Trịnh Văn Quyết hay AMD vẫn tiếp tục nằm sàn dù xuất hiện lượng mua giải cứu. Thanh khoản FLC tiếp tục giảm mạnh, thấp hơn cả phiên đầu tuần hôm qua khi cả phiên chỉ ghi nhận hơn 3,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Còn cổ phiếu ROS có sự cải thiện về thanh khoản với khối lượng giao dịch tăng lên hơn 8,2 triệu đơn vị được khớp lệnh. Dù vậy, hai cổ phiếu này vẫn dư bán giá sàn ở cuối phiên vẫn lên gần 130 triệu đơn vị. Riêng mã HAI cũng giảm ở giá sàn nhưng vẫn còn lượng dư mua. Trong khi đó, hai cổ phiếu khác có liên quan FLC là KLF và ART đã được giải cứu và thoát cảnh giá sàn với khối lượng giao dịch tăng cao.
Đây là đợt thứ hai kể từ đầu năm 2022 nhóm cổ phiếu "họ" FLC ghi nhận chuỗi giảm sàn liên tục với tình trạng luôn trắng bên mua. Trước đó vào giữa tháng 1, ông Trịnh Văn Quyết bán chui hơn 75 triệu cổ phiếu FLC bị phát hiện đã khiến nhà đầu tư cũng thi nhau bán tháo mã này trong nhiều phiên liên tiếp. Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết đã bị phạt tiền 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng kể từ ngày 18.1.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/3 : VN Index tiếp tục tích lũy quanh mốc 1.500 điểm Thị trường chứng khoán trong nước vừa có thêm tuần giao dịch khá tích cực với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm điểm nhẹ. VN Index kết phiên giao dịch cuối tuần với sắc xanh nhẹ và vẫn đứng trên vùng hỗ trợ MA20 - 50 (1.485 - 1.490 điểm) cho thấy xu hướng tăng vẫn là chủ đạo. Tuy nhiên nhiều...