Cổ phiếu Jeju Air xuống thấp nhất lịch sử sau ta.i nạ.n máy bay thảm khốc
Cổ phiếu của hãng hàng không Jeju Air đã giảm xuống mức thấp kỷ lục sau vụ ta.i nạ.n máy bay thảm khốc nhất lịch sử Hàn Quốc khiến 179 người thiệ.t mạn.g.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 30/12, cổ phiếu Jeju Air giảm tới 15,7%, xuống thấp nhất kể từ khi hãng này niêm yết năm 2015. Hiện tại, mức giảm chỉ còn 8,7%. Cổ phiếu AK Holdings, công ty mẹ của Jeju Air cũng hạ 12%, thấp nhất 16 năm.
Đà giảm của cổ phiếu diễn ra sau ta.i nạ.n máy bay thảm khốc ngày 29/12. Máy bay Boeing 737-800 do Jeju Air vận hành đã gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan, tỉnh Nam Jeolla, cách thủ đô Seoul khoảng 290km. Khởi hành từ Bangkok, chiếc máy bay này chở theo 175 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.
Sáng nay, máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air, khởi hành từ sân bay quốc tế Gimpo đến Jeju cũng đã phát hiện ra sự cố với bộ phận càng đáp ngay sau khi cất cánh.
Phi hành đoàn đã thông báo cho 161 hành khách trên chuyến bay về lỗi cơ học do sự cố càng đáp, sau đó đã đưa máy bay trở lại sân bay Gimpo.
Cổ phiếu Jeju Air giảm tới 15,7%, mức thấp nhất kể từ khi hãng này niêm yết (Ảnh: Jeju Air).
“Giới chức sẽ mất thêm thời gian nữa mới tìm ra nguyên nhân vụ ta.i nạ.n. Tuy nhiên, tâm lý của hành khách chắc chắn chịu ảnh hưởng. Uy tín rất quan trọng với các hãng bay giá rẻ, khi dịch vụ và chỗ ngồi của các hãng gần như không khác biệt”, ông Yang Seung-yoon, nhà phân tích tại công ty tài chính Eugene Investment Securities, nhận xét trên Reuters.
Chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, nhu cầu bay có thể giảm nhẹ khi nhiều người hủy chuyến. Tuy nhiên, việc này sẽ không gây ra các vấn đề cấu trúc với ngành hàng không Hàn Quốc.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã yêu cầu rà soát khẩn cấp vấn đề về an toàn tại tất cả hãng bay, sau khi việc điều tra ta.i nạ.n của Jeju Air hoàn tất.
Cổ phiếu các hãng bay khác tại nước này diễn biến trái chiều. Hai hãng hàng không lớn là Korean Air Lines và Asiana Airlines giảm lần lượt 1,3% và 0,8%. Trong khi đó, cổ phiếu hãng bay giá rẻ Air Busan tăng hơn 15%. Jin Air và T’way Air quay đầu giảm sau khi tăng 5-7% đầu phiên.
Cổ phiếu các công ty lữ hành cũng lao dốc theo. Hanatour Service giảm 7%, trong khi Very Good Tour sụt tới 11%.
Bí ẩn chưa lời giải xung quanh ta.i nạ.n máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân dẫn đến vụ ta.i nạ.n máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g ở Hàn Quốc.
Hiện trường vụ rơi máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g ở Muan, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).
Máy bay chở khách của hãng hàng không Jeju Air chở 181 người đã tới sân bay quốc tế Muan, cách Seoul 288km về phía tây nam, vào khoảng 8h54 ngày 29/12.
Máy bay đã thông báo tình trạng khẩn cấp vào lúc 8h58, chỉ một phút sau khi đài kiểm soát không lưu tại sân bay đưa ra cảnh báo va chạm với chim và cố gắng đưa máy bay hạ cánh theo hướng ngược lại của đường băng lúc 9h00.
Ba phút sau, máy bay đâ.m vào tường rào mà không có càng đáp. Máy bay không thể giảm tốc độ trước khi đến cuối đường băng và đâ.m vào tường.
Vụ ta.i nạ.n khiến 179 người trên máy bay thiệ.t mạn.g. Hai nạ.n nhâ.n may mắn sống sót đều là tiếp viên hàng không của Jeju Air. Họ được tìm thấy ở phần đuôi của máy bay, đây cũng là phần duy nhất của máy bay vẫn còn nguyên hình dáng, trong khi những phần còn lại bị thiêu rụi hoặc không thể nhận ra.
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân dẫn đến vụ ta.i nạ.n. Nhiều chuyên gia hàng không đồng ý rằng, càng đáp không hoạt động là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ ta.i nạ.n.
"Nếu xem video, có thể thấy càng đáp không mở, máy bay tiếp đất mà không giảm tốc", giáo sư Choi Kee-young từ Đại học Inha cho biết.
"Một máy bay có nhiều phanh và nếu càng đáp không hoạt động, động cơ đẩy ngược sẽ nâng các cánh tà, hoạt động như phanh khí. Nhưng chúng dường như không hoạt động trong trường hợp này", ông Choi giải thích.
Các chuyên gia xác định va chạm với chim là nguyên nhân chính khiến càng đáp bị trục trặc, vì nó có thể ảnh hưởng đến cả động cơ và hệ thống thủy lực.
"Nếu chim bay vào động cơ, nó có thể làm hỏng động cơ và ảnh hưởng đến hệ thống thủy lực được kết nối với nó. Hệ thống thủy lực nâng và hạ càng đáp trong quá trình cất cánh và hạ cánh, và bộ phận đó có thể đã bị hỏng", Kim Kyu-wang, giám đốc Trung tâm Đào tạo Hàng không của Đại học Hanseo nhận định.
Khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc cháy như cầu lửa
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc một động cơ bị hỏng sau khi đâ.m phải chim khó có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc như vậy.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi một động cơ bị hỏng do đâ.m phải chim, động cơ thứ hai vẫn có thể cung cấp năng lượng cho càng đáp, cho thấy khả năng xảy ra các vấn đề hệ thống khác trong máy bay.
"Trong trường hợp hạ cánh bằng bụng, máy bay phải giảm tốc độ bằng cách tạo thêm lực cản ở cánh, nhưng điều này không được nhìn thấy trong video", giáo sư Choi cho biết.
"Tôi đoán là cả hai động cơ đều hỏng. Nếu cả hai động cơ đều hỏng, toàn bộ máy bay sẽ rơi xuống và lệnh của phi công không thể truyền đi được", ông nói.
Các chuyên gia từ Airline News cho biết va chạm với chim không có khả năng khiến càng đáp bị hỏng, vì va chạm với chim hiếm khi gây ra ta.i nạ.n thảm khốc. Một số chuyên gia cũng lưu ý rằng việc máy bay không giảm tốc độ sau khi hạ cánh là một điều bí ẩn.
Geoffrey Dell, một chuyên gia an toàn hàng không Australia, nói với hãng tin Reuters: "Tôi chưa bao giờ thấy va chạm với chim khiến càng đáp không thể mở ra".
Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải Hàn Quốc Joo Jong-Wan cho biết chiều dài 2.800m của đường băng không phải là yếu tố góp phần gây ra sự cố và các bức tường ở hai đầu được xây dựng theo tiêu chuẩn.
Theo Christian Beckert, một chuyên gia an toàn bay và là phi công của hãng hàng không Lufthansa, video ghi lại vụ việc cho thấy ngoài bộ đảo chiều, hầu hết hệ thống phanh của máy bay đều không được kích hoạt, khiến máy bay gặp "vấn đề lớn" và hạ cánh nhanh.
"Việc máy bay hạ cánh mà không hạ càng đáp là rất hiếm hoi và bất thường, vì máy bay có những hệ thống độc lập, từ đó có thể hạ càng đáp bằng một hệ thống thay thế", ông Beckert nói thêm.
Các chuyên gia kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng để xác định xem vụ ta.i nạ.n có phải do va chạm với chim, lỗi khung máy bay hay do bảo dưỡng kém không.
"Chúng tôi cần phân tích nguyên nhân, nhưng rất bất thường khi tất cả càng đáp đều không hoạt động", Kim In-gyu, giám đốc Trung tâm Đào tạo Bay của Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cho biết.
"Khó có thể kết luận rằng chỉ riêng va chạm với chim là nguyên nhân. Chúng ta cũng cần kiểm tra xem máy bay có bất kỳ khiếm khuyết nào đã tồn tại từ trước hay không", chuyên gia Kim nói.
Hàn Quốc lên kế hoạch kiểm tra mức độ an toàn của tất cả máy bay Boeing 737-800 do các hãng hàng không trong nước khai thác sau vụ ta.i nạ.n khiến 179 người thiệ.t mạn.g.
Một quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc ngày 30/12 cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng xem các hãng hàng không có tuân thủ đúng các quy định khác nhau đối với mẫu máy bay Boeing 737-800 hay không, bao gồm việc kiểm tra tỷ lệ sử dụng máy bay, kiểm tra chuyến bay và hồ sơ bảo dưỡng.
Boeing 737-800 được các hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc khai thác rộng rãi. Jeju Air khai thác số lượng lớn nhất mẫu máy bay này, với 39 máy bay trong đội bay. Các hãng khai thác khác bao gồm T'way Air với 27 máy bay, Jin Air với 19 máy bay và Eastar Jet với 10 máy bay.
Vào sáng 30/12, một máy bay của Jeju Air đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Gimpo do sự cố về càng đáp tương tự vụ ta.i nạ.n một ngày trước đó. Máy bay này cùng loại với máy bay Boeing B737-800 trong vụ ta.i nạ.n hôm 29/12.
Hàn Quốc: Hành khách đồng loạt hủy vé bay đặt trước của Jeju Air Theo hãng tin Yonhap, hãng hàng không Jeju Air của Hàn Quốc ghi nhận lượng hành khách yêu cầu hủy vé máy bay đặt trước tăng mạnh trong ngày 30/12 trong bối cảnh có những quan ngại về an toàn hành không sau vụ ta.i nạ.n máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g một ngày trước đó. Máy bay của Hãng hàng không...