Cổ phiếu HPG tăng 72%, MSN tăng 30% từ đáy, ông Trần Đình Long và Nguyễn Đăng Quang quay lại danh sách tỷ phú USD của Forbes
Hai tỷ phú đều kinh doanh mảng chăn nuôi heo, giá thịt lợn tăng cao góp phần đáng kể giúp doanh thu của hai tập đoàn tăng mạnh.
Danh sách tỷ phú đô la của Forbes ngày hôm nay cập nhật Việt Nam có thêm 2 tỷ phú là ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Tập đoàn Masan) và ông Trần Đình Long (chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát) với giá trị tài sản chạm mốc 1 tỷ USD.
Như vậy Việt Nam hiện nay có 6 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (giá trị tài sản 6 tỷ USD, xếp thứ 311 người giàu nhất thế giới), bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO CTCP Hàng không Vietjet, Phó Chủ tịch HDBank (giá trị tài sản 2,3 tỷ USD), ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Trường Hải (giá trị tài sản 1,5 tỷ USD), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương (giá trị tài sản 1,2 tỷ USD).
Việt Nam hiện đã có 6 tỷ phú USD
Ông Trần Đình Long lần đầu tiên lọt top tỷ phú USD của Forbes vào tháng 3/2018, như vậy phải sau 2 năm “vua thép” mới quay trở lại đường đua sau khi cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát đã tăng 72,7% từ đáy (từ 15.800 đồng/cp lên 27.300 đồng/cp vào hôm nay 22/5).
Video đang HOT
Giá cổ phiếu HPG tại thời điểm này vẫn thấp hơn thời điểm ông Long lần đầu vào danh sách tỷ phú của Forbes
Theo dữ liệu của CafeF, ông Long hiện đang nắm giữ 700 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,35% công ty, với giá trị thị trường ngày hôm nay ở mức 19.075 tỷ đồng, vợ ông Long nắm giữ hơn 202,55 triệu cổ phiếu, tương đương gần 5.520 tỷ đồng, con trai Trần Vũ Minh, nắm giữ 40 triệu cổ phiếu, giá trị 1.090 tỷ đồng. Trong đó Trần Vũ Minh đã mua cổ phiếu ở vùng 17-18 nghìn đồng/cp, chỉ sau 2 tháng lãi hơn 400 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu HPG tăng mạnh mẽ khi khu liên hợp Dung Quất đã đi vào vận hành thương mại 2 lò cao và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm HRC vào tháng 9 năm nay. Tập đoàn đã tăng thị phần thép xây dựng từ 25% vào cuối năm 2018 lên 31% vào quý 1 năm nay. Mặc dù Covid-19, nhiều doanh nghiệp lớn thua lỗ h àng nghìn tỷ song Hoà Phát đặt kế hoạch doanh thu 85.000-95.000 tỷ năm 2020, lợi nhuận từ 9.000 – 10.000 tỷ tuỳ tình hình thị trường.
Trong khi đó, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan tăng từ 50.000 đồng/cp lên gần 65.000 đồng/cp kể từ đầu tháng 4 tới nay (tăng 30%) trong khi cổ phiếu TCB của Techcombank cũng tăng đáng kể đã giúp giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang vượt 1 tỷ USD.
Giá cổ phiếu MSN trong 3 năm qua
CTCP Masan, công ty do ông Quang làm Chủ tịch hiện nắm giữ 365 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 22.643 tỷ đồng. Vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ hơn 42,4 triệu cổ phiếu MSN, tương đương gần 2.630 tỷ đồng.
Giá thịt lợn tăng cao cùng với hoạt động tích trữ nhu yếu phẩm của người dân vì Covid-19 đã khiến doanh thu thuần hợp nhất toàn tập đoàn trong quý 1/2020 tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước, đạt hơn 17.600 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng của Masan Consumer và hợp nhất VinCommerce. Nếu so sánh tương đương trên giả định hợp nhất VCM vào quý 1/2019 thì tăng trưởng doanh thu của Masan trong quý 1 năm nay khoảng 22,8%.
Tuy nhiên do mảng khoáng sản (MasanResources) sụt giảm vì giá ở mức thấp, cộng với việc mở rộng quy mô mảng thịt của Masan Meatlife và VinCommerce đã khiến Masan lỗ sau thuế hơn 216 tỷ trong quý 1/2020, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 1.000 tỷ.
Mặc dịch bệnh, giới tỷ phú Việt thắng lớn, thu về nghìn tỷ sau cách ly
Tháng 4 là thời điểm cả nước căng mình chống dịch, đỉnh điểm là thực hiện cách ly xã hội trên cả nước từ ngày 01/04. Tuy nhiên thị trường lại hồi phục một cách kinh ngạc trong thời gian này đem về nghìn tỷ cho các tỷ phú
VN-Index kết thúc tháng tư ở ngưỡng 769,11 điểm, tăng 107 điểm (16%) so với cuối tháng 3. Đồng nghĩa với việc tài sản của top 5 tỷ phú chứng khoán Việt cũng gia tăng đáng kể.
Đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - với mức tăng 16.292 tỷ đồng (10,19%) so với tháng trước khi cổ phiếu VIC đóng cửa ở mức giá 91.900 đồng/cp.
Mặc dịch bệnh, giới tỷ phú Việt lẳng lặng thu về nghìn tỷ sau cách ly
Hiện tổng giá trị cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ đã đạt con số 176.000 tỷ đồng. Bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng có thêm 1.200 tỷ đồng khi khối tài sản của bà đạt ngưỡng 13.900 tỷ đồng.
Đứng sau ông Vượng trên bảng xếp hạng, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tích lũy thêm 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 nhờ việc cổ phiếu HDB và VJC cùng nhau tăng giá một cách ấn tượng.
Trong đó, HDB tăng giá 49% và VJC tăng 19% so với tháng 3. Hiện tổng giá trị tài sản của bà Thảo đã đạt mức 23.355 tỷ đồng.
Đứng sau bà Thảo trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán, sau 3 ngày bị đánh mất vị trí thứ 3 vào tay ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) đã lấy lại vị trí thứ 3 quen thuộc trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ.
Theo đó, tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh đã lên mức 15.217 tỷ đồng, tăng 2.510 tỷ đồng so với tháng trước đó nhờ cổ phiếu TCB tăng 14% và MSN tăng 20%.
Hiện tại ông Trần Đình Long hiện đang xếp thứ 4 với khối tài sản từ cổ phiếu HPG trị giá 15.050 tỷ đồng, tăng một cách ấn tượng 3.255 tỷ đồng trong cả tháng 4. Hiện tại HPG đang đứng ở mức giá 21.500 đồng/cp, tăng 27% sau 1 tháng giao dịch.Ở vị trí thứ 5 trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán, "vua" hàng tiêu dùng Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group - đã tích lũy thêm 2.492 tỷ đồng trong tháng qua, qua đó nâng khối tài sản từ cổ phiếu TCB và MSN lên 14.990 tỷ đồng.
Cú "bẻ lái" ngoạn mục của "vua thép" Trần Đình Long khi vượt qua 2 đại gia Đông Âu Bất ngờ đã diễn ra trong bảng xếp hạng các tỷ phú chứng khoán Việt trong tuần vừa qua khi "vua thép" Trần Đình Long có bước "đại nhảy vọt" từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cũng là người duy nhất trong top 5 ghi nhận mức tăng về tài sản sau khi...