Cổ phiếu Hòa Phát lập đỉnh sau 13 năm giao dịch
Cổ phiếu Hòa Phát đóng cửa phiên 23/10 ở thị giá 30.900 đồng, mức cao kỷ lục từ khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2007.
Sau khi chinh phục tiến sát mốc 950 điểm trong phiên 22/10, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục có thêm một ngày giao dịch hưng phấn khi VN-Index đóng cửa ở 961 điểm, tăng 11 điểm (1,2%). Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất của VN-Index trong gần 2 tháng qua.
Trên sàn HoSE, sắc xanh chiếm ưu thế áp đảo với 249 mã tăng và 161 cổ phiếu giảm giá. Tỷ lệ này trong danh mục VN30 là 19-10.
Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay tăng mạnh gần 30% so với phiên hôm qua với tổng giá trị giao dịch 9.460 tỷ đồng. Dù thị trường giao dịch sôi động với dòng tiền đổ vào ồ ạt của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 230 tỷ đồng.
Các cổ phiếu tác động tích cực nhất lên mức tăng của thị trường chung hôm nay gồm VIC ( Vingroup), VNM ( Vinamilk), VHM ( Vinhomes) và HPG (Hòa Phát). Những mã này có mức tăng 3-4%.
Đặc biệt, HPG đóng cửa phiên 23/10 ở mức 30.900 đồng. Đây là thị giá cao nhất của cổ phiếu này từ khi Hòa Phát niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2007. Kỷ lục cũ của thị giá HPG ở mức 29.980 đồng/cổ phiếu xác lập vào phiên giao dịch ngày 1/3/2018.
Video đang HOT
Thị giá cổ phiếu Hòa Phát lập đỉnh mới trong phiên giao dịch 23/10. Ảnh: VNDS.
HPG hôm nay cũng đứng đầu thị trường về khối lượng giao dịch với 29,5 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây là mức thanh khoản cao thứ hai trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu công ty sau phiên 15/10 (30,5 triệu đơn vị) trong tuần trước. Nhưng nếu xét về giá trị giao dịch, phiên 23/10 thiết lập kỷ lục mới của HPG với con số gần 900 tỷ đồng.
Với thị giá cổ phiếu cao kỷ lục, vốn hóa thị trường của Hòa Phát cũng tăng lên 102,4 nghìn tỷ đồng (4,4 tỷ USD). Giá trị vốn hóa của Hòa Phát hiện xếp thứ 9 trên sàn HoSE.
Thị giá HPG bắt đầu tăng từ giữa tuần trước sau thông tin doanh nghiệp đạt lợi nhuận kỷ lục. Trong quý III, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 3.785 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi cùng kỳ 2019. Đây là mức lãi cao nhất trong một quý của Hòa Phát trong suốt gần 30 năm lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt lợi nhuận ròng 8.845 tỷ đồng. Doanh nghiệp được mệnh danh là “vua thép” của Việt Nam gần như chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận khi hoàn thành 98% kế hoạch sau 9 tháng.
Nhà đầu tư ngoại chi 5.400 tỷ mua cổ phiếu Vinhomes
Giá trị giao dịch trên sàn chứng khoán phiên 10/9 tăng đột biến lên hơn 12.000 tỷ đồng. Thanh khoản tăng vọt khi khối ngoại mua thỏa thuận hơn 72 triệu cổ phiếu Vinhomes.
Thị trường vượt lên mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, lực bán dâng cao về cuối phiên khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. VN-Index chốt phiên 10/9 với mức giảm nhẹ 0,1% còn 889 điểm.
Độ rộng trên sàn HoSE vẫn nghiêng về phía mua với 221 cổ phiếu tăng giá và 179 mã giảm. Trong nhóm VN30, sắc xanh cũng chiếm ưu thế với 11 mã tăng trong khi 9 cổ phiếu giảm giá.
Dù số lượng mã tăng giá cao hơn, thị trường vẫn bị kéo về dưới tham chiếu trước áp lực bán của các cổ phiếu vốn hóa lớn. BCM (Becamex) giảm mạnh 6% sau chuỗi 7 phiên tăng liên tục gồm 6 phiên tăng trần. Những mã còn lại trong top 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index hôm nay gồm VHM (Vinhomes), BID (BIDV) giảm 1%; PLX (Petrolimex), BVH (Bảo Việt) giảm 2%.
Điểm nhấn của thị trường chứng khoán trong nước phiên 10/9 là thanh khoản trên cả 3 sàn tăng đột biến lên trên 12.000 tỷ đồng. Giá trị giao dịch tăng vọt khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận lượng lớn cổ phiếu VHM.
Nhà đầu tư nước ngoài chi 5.400 tỷ đồng để mua thỏa thuận hơn 72 triệu cổ phiếu VHM. Khối lượng cổ phiếu này tương đương 2,2% cổ phần có quyền biểu quyết của Vinhomes.
Diễn biến giá cổ phiếu Vinhomes từ đầu năm. Ảnh: VNDS.
Giao dịch này giúp giá trị mua ròng của khối ngoại hôm nay đạt hơn 5.050 tỷ đồng, mức cao nhất từ sau phiên 15/6, thời điểm cũng xuất hiện giao dịch mua ròng lượng lớn VHM.
Vào phiên 15/6, một nhóm nhà đầu tư ngoại do quỹ KKR (Mỹ) dẫn đầu cùng Temasek (Singapore), thông qua quỹ Viking Asia Holdings II, chi tổng cộng 15.100 tỷ đồng, tương đương 650 triệu USD để mua vào hơn 201 triệu cổ phiếu VHM thông qua giao dịch thỏa thuận.
Đến ngày 20/8, VHM lại ghi nhận giao dịch đột biến của khối ngoại khi nhà đầu tư nước ngoài chi 1.700 tỷ đồng mua thỏa thuận gần 23 triệu đơn vị.
Hiện Vinhomes có 3 cổ đông lớn là Tập đoàn Vingroup với tỷ lệ sở hữu 70,9% cổ phần, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore GIC giữ 5,9% cổ phần và quỹ Viking Asia Holdings II nắm 5,7% cổ phần.
Đóng cửa phiên 20/8, cổ phiếu VHM giao dịch ở vùng giá 78.100 đồng. Vốn hóa niêm yết của Vinhomes tương ứng đạt 262.000 tỷ đồng (11,4 tỷ USD), đứng thứ ba trên sàn chứng khoán sau ngân hàng Vietcombank và tập đoàn mẹ Vingroup.
6 tháng đầu năm, doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam ghi nhận 22.896 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế Vinhomes đạt 11.061 tỷ đồng.
Khối ngoại mạnh tay mua cổ phiếu Vinhomes, động thái mới tại nhiều thương vụ M&A Hơn 1.700 tỷ đồng được khối ngoại chi ra để tăng sở hữu tại Vinhomes đồng thời giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần mua ròng đầu tiên của khối ngoại trong tháng 8 này. Sàn chứng khoán lấy lại điểm số sau một tháng lại rơi sâu vì Covid-19 Sau tròn một tháng kể từ thời điểm Việt Nam...