Cổ phiếu “họ” Vingroup náo động thị trường, chứng khoán tăng mạnh
Giữa lúc VN-Index bất ngờ bật tăng hơn 18 điểm, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhóm cổ phiếu Vingroup thì nhà đầu tư ngoại lại bán ròng kỷ lục, chủ yếu tại VHM với 2.145,6 tỷ đồng.
Cổ phiếu Vinhomes diễn ra thoả thuận cực mạnh trong phiên 6/5
Trong phiên chiều qua (6/5), tâm lý hoài nghi, lo sợ “bẫy tăng giá” (bull-trap) dường như phần nào đã được cởi bỏ nên các chỉ số đều tăng tốc, thanh khoản được “tháo ngòi nổ”.
VN-Index đóng cửa tăng 18,43 điểm tương ứng 2,41% lên 782,59 điểm; HNX-Index tăng 1,25 điểm tương ứng 1,18% lên 106,66 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm tương ứng 0,7% lên 52,34 điểm.
Thanh khoản trên HSX tăng vọt lên 6.372,08 tỷ đồng với khối lượng giao dịch đạt 272,44 triệu cổ phiếu. HSX cũng có 51,29 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 399,3 tỷ đồng và sàn UPCoM có 14,26 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 151,63 tỷ đồng.
Sắc xanh giữ vị trí chủ đạo trong bức tranh chung của thị trường. Số lượng mã tăng áp đảo với 467 mã trong đó có 62 mã tăng trần; chiều ngược lại là 230 mã giảm, 36 mã giảm sàn.
Có đến 28 trong tổng số 30 mã cổ phiếu của rổ VN30 đều tăng giá, trong đó, CTD tăng trần. CTD tăng 4.200 đồng lên 65.200 đồng/cổ phiếu, không hề còn dư bán trong khi dư mua trần vẫn còn hơn 58 nghìn đơn vị.
Video đang HOT
Một số cổ phiếu khác cũng hưởng ứng đà tăng rất tích cực. SAB tăng 6.300 đồng lên 158.000 đồng, VHM tăng 3.400 đồng lên 67.000 đồng, GAS tăng 3.100 đồng lên 68.600 đồng, VIC tăng 2.300 đồng lên 95.000 đồng, MSN tăng 1.600 đồng lên 58.000 đồng; VNM tăng 1.000 đồng.
Bên cạnh đó còn có FPT tăng 2.000 đồng, MWG tăng 1.900 đồng, PLX tăng 1.550 đồng, VRE tăng 1.450 đồng, HPG tăng 800 đồng; VCB, BID, VPB, CTG…. đều tăng.
Nhìn chung, sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu lớn đã mang lại trạng thái “thay da đổi thịt” rõ nét cho chỉ số. VN30-Index tăng 14,93 điểm tương ứng 2,1%, dù vậy, mức tăng này không bằng VN-Index, qua đó thấy rằng, đà tăng trên thị trường là khá đồng đều, lực kéo của nhóm vốn hóa lớn chỉ đóng một vai trò nhất định.
Cụ thể, riêng nhóm cổ phiếu “họ Vingroup” là VHM, VIC, VRE đã đóng góp lần lượt 3,24 điểm, 2,22 điểm và 0,96 điểm cho VN-Index. Bên cạnh đó, GAS và SAB cũng góp vào 1,69 điểm và 1,15 điểm.
Đáng chú ý là trong khi chỉ số tăng tốc thì khối nhà đầu tư ngoại lại bán ròng kỷ lục với giá trị bán ròng trên 2.400 tỷ đồng (chủ yếu tại VHM với phương thức giao dịch thỏa thuận).
Thanh khoản VHM ở mức cao. Khớp lệnh đạt gần 4,3 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch gần 282 tỷ đồng. Thoả thuận 35,76 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị thoả thuận 2.145,6 tỷ đồng.
Ngoài VHM thì khối ngoại cũng bán ròng tại STB, VRE, CTG, VCB và ngược lại mua ròng HSG, VPB, DGW, PLX, MSN.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán SHS, phiên tăng hôm qua đã giúp cho các tín hiệu kỹ thuật của VN-Index được cải thiện. Tuy nhiên hiện chỉ số này đã tiến vào vùng kháng cự tương đối mạnh trong khoảng 780-800 điểm nên những rung lắc có thể diễn ra mạnh hơn.
Dự báo, trong phiên giao dịch hôm nay 7/5, VN-Index có thể sẽ quay trở lại trạng thái rung lắc và giằng co với biên độ trong khoảng 780-800 điểm. Nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường và có thể tận dụng những nhịp tăng trong phiên để giảm tỷ trọng cổ phiếu.
Đối với những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn nên tạm thời đứng ngoài và chỉ nên tham gia trở lại nếu thị trường có nhịp chỉnh về quanh ngưỡng hỗ trợ 750 điểm.
Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 11 liên tiếp bất chấp thị trường hồi phục mạnh
Khối ngoại bán ròng tuần thứ 11 liên tiếp với tổng giá trị gần 13.000 tỷ đồng.Cổ phiếu VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất tuần với giá trị lên đến 667 tỷ đồng.Khối ngoại mua ròng trở lại cổ phiếu MSN, chấm dứt chuỗi bán ròng 9 phiên liên tiếp.
Kết thúc tuần giao dịch 6/4 - 10/4, dòng tiền quay trở lại thị trường với thanh khoản tăng mạnh và đạt hơn 17.700 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với tuần trước, điều này đã giúp hầu hết các ngành đều có sự phục hồi, các chỉ số tăng điểm đáng kể. Theo đó, VN-Index có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp trước khi giảm điểm trở lại trong phiên cuối tuần và dừng ở mức 757,94 điểm, tăng 8% so với tuần trước. HNX-Index tăng 8,5% lên 106,18 điểm.
Khối ngoại có diễn biến trái ngược khi gia tăng bán ròng trên sàn HoSE và UPCoM dù thị trường hồi phục mạnh. Tính riêng tuần này, khối ngoại mua vào gần 87 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2.380 tỷ đồng trong khi bán ra gần 175 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.182 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 88 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 1.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với tuần trước.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng (tăng 52,3% so với tuần trước), khối lượng bán ròng tương ứng hơn 74,5 triệu cổ phiếu. Như vậy đây là tuần thứ 11 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn HoSE với tổng giá trị gần 13.000 tỷ đồng.
Đứng đầu trong danh sách mua ròng sàn HoSE là MSN với giá trị gần 55 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi bán ròng 9 tuần liên tiếp. Tiếp theo sau là CTG và PHR cũng được khối ngoại mua ròng với giá trị lần lượt là 31,5 tỷ đồng và 21,8 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VIC trên sàn HoSE với giá trị lên đến hơn 667 tỷ đồng, bỏ xa cổ phiếu đứng thứ 2 là POW với hơn 96,3 tỷ đồng. 2 cổ phiếu khác cũng bị khối ngoại bán ròng tuần này là HDB với hơn 79,2 tỷ đồng và PLX là 68,1 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 73 tỷ đồng nhưng đã giảm đáng kể so với tuần trước (giảm gần 43%), tương ứng khối lượng bán ròng hơn 6,1 triệu cổ phiếu. Tương tự so với sàn HoSE, đây cũng là tuần thứ 11 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với tổng giá trị hơn 1.315 tỷ đồng.
CEO được khối ngoại mua ròng mạnh nhất sàn HoSE với giá trị chỉ gần 470 triệu đồng, IDV và SHE cũng được nhóm này mua ròng nhưng giá trị cũng khá thấp, chỉ hơn 270 triệu đồng và 140 triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng SHB mạnh nhất sàn HNX với giá trị hơn 31 tỷ đồng. Theo sau là SED và TNG với giá trị lần lượt là 7,5 tỷ đồng và 6,5 tỷ đồng.
Đối với sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 128 tỷ đồng, gấp 4,55 lần so với tuần trước. VTP tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với gần 9 tỷ đồng. QNS cũng được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhưng giá trị chỉ hơn 410 triệu đồng. Trong khi đó, ACV tiếp tục bị nhóm này bán ròng mạnh nhất với gần 74 tỷ đồng. VEA và BSR cũng bị bán ròng với giá trị lần lượt là 28,1 tỷ đồng và 26,6 tỷ đồng. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp 3 cổ phiếu này đứng đầu trong danh sách bán ròng của khối ngoại trên UPCoM.
Hải Triệu
Lỗ triệu USD, thiếu gia không run tay tung trăm tỷ chơi ván lớn Hàng loạt đại gia tiếp tục mua vào cổ phiếu nhằm giữ giá trong bối cảnh hàng loạt mã giảm điểm trên sàn. Đại gia Đặng Văn Thành đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Ông Đặng Văn Thành vừa thông báo đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công Biên Hòa để đầu tư. Giao dịch dự...