Cổ phiếu ‘họ’ Viettel tăng bằng lần trong nửa đầu năm
Lợi nhuận nửa đầu năm 2019 của Viettel và các công ty con đều ghi nhận sự tăng trưởng. Với kết quả tốt trong kinh doanh, hầu hết cổ phiếu họ Viettel đều tăng giá mạnh.Viettel có kế hoạch thoái vốn về mức trên 50% tại một số công ty thành viên.
Các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam đã lần lượt công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với sự phân hóa lớn về lợi nhuận giữa các nhóm ngành, trong đó, các cổ phiếu “họ Viettel” ghi nhận sự tăng trưởng cao từ đầu năm.
Nhiều cổ phiếu đạt lợi nhuận kỉ lục
Bất chấp thị trường viễn thông truyền thống bão hòa, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn có kết quả kinh doanh cao. Doanh thu 6 tháng năm 2019 đạt 110.000 tỷ đồng, tăng 7,4% và lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn 21.300 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, doanh thu viễn thông trong nước tăng 2,9% đạt 70.000 tỷ đồng. Còn khối viễn thông nước ngoài đạt 810 triệu USD (19.000 tỷ đồng), tăng 35,4% và mang về lợi nhuận khoảng 1.800 tỷ đồng.
Hiện Viettel có 6 công ty con sở hữu 100% vốn và 8 công ty con sở hữu trên 50% vốn điều lệ; trong đó có một số doanh nghiệp lớn Viettel Global, Viettel Post, Công trình Viettel, Viettel Peru, Tư vấn thiết kế Viettel…
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global -UPCoM: VGI) chứng kiến sự đột biến về lợi nhuận. Dù doanh thu giảm nhẹ còn 7.868 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp tăng 32% lên 2.809 tỷ đồng nhờ biên lợi nhuận gộp kỷ lục 36,5%.
Ngoài ra, các liên doanh liên kết có lãi 112 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 412 tỷ) là yếu tố lớn giúp Viettel Global đạt lợi nhuận trước thuế 1.257 tỷ đồng, nhảy vọt so với khoản lỗ 16 tỷ đồng cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 711 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý II đạt mức kỉ lục 639 nhưng Viettel Global vẫn lỗ gần 5.079 tỷ đồng.
Viettel Global là mảng đầu tư viễn thông quốc tế trong chiến lược toàn cầu hóa của Tập đoàn Viettel. Những năm qua, Viettel Global đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông vào 9 thị trường tại 3 khu vực gồm Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi. Hoạt động đầu tư đang bắt đầu mang lại kết quả khả quan, đặc biệt là sự tăng trưởng cao của thị trường Myanmar và Campuchia trong đầu năm 2019.
Tổng CTCP Công trình Viettel (UPCoM: CTR) cũng ghi nhận kết quả tích cực trong nửa đầu năm nay. Doanh nghiệp đạt doanh thu thuần 2.422 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận sau thuế gần 77 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
CTR là đơn vị thi công công trình xây dựng dân dụng xây lắp hạ tầng viễn thông cho Viettel, được hưởng lợi từ vịthếđộc quyền nhóm của ngành viễn thông Việt Nam. Năm 2018 có đến 88% doanh thu của CTR liên quan đến tập đoàn viễn thông Quân Đội.
Theo chứng khoán Nhất Việt, CTR định hướng chuyển đổi sang mảng kinh doanh có triển vọng và biên lợi nhuận cao hơn. Mảng xây lắp từng chiếm tỷ trọng lớn trên cơ cấu doanh thu với biên lợi nhuận gộp từ 9,8-12% và biên lợi nhuận ròng thấp ở mức 3,5% đã có xu hướng thu hẹp dần để chuyển hướng sang mảng cho thuê hạ tầng TowerCo với biên lợi nhuận gộp (70%) và biên lãi ròng cao hơn (12-18%), định hướng đến năm 2025 trở thành nhà đầu tư TowerCo số1 Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu thế chung của ngành viễn thông Việt Nam khi các hoạt động ngốn nhiều băng thông lớn như game mobile, video stream, live stream nở rộ. Nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao 4G/ 5G là rất lớn trong giai đoạn hiện nay
Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post -UPCoM: VTP) đạt doanh thu 3.017 tỷ đồng nửa đầu năm, tăng 59%. Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng 40% lên 164 tỷ đồng. Riêng quý II, công ty đạt mức lợi nhuận theo quý cao kỉ lục – 87 tỷ đồng.
Viettel Post hoạt động chính trong lĩnh vực chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, với 86 chi nhánh tại tất cả các tỉnh thành phố. Gần đây, doanh nghiệp còn lấn sân sang mảng gọi xe My Go và kênh thương mại điện tử Voso.vn.
Hoạt động kinh doanh của nhóm Viettel 6 tháng 2019.
CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel (UPCoM: VTK) cũng là đơn vị trực thuộc Viettel đã lên sàn chứng khoán. Năm 2018, doanh thu và lợi nhuận của VTK gần như đi ngang, lần lượt đạt 92 tỷ và 18 tỷ đồng. Công ty không công bố báo cáo theo quý.
Video đang HOT
VTK hiện là giữ vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông; tham gia phát triển hạ tầng viễn thông của Viettel trên 63 tỉnh thành và 9 quốc gia do Viettel đầu tư; phát triển hệ thống thông tin liên lạc của Quân đội, Công an, phát thanh truyền hình trong cả nước…
Giá cổ phiếu tăng bằng lần
Từ đầu năm, thị trường chung diễn biến khá thất thường nhưng cổ phiếu họ Viettel lại có xu hướng tăng mạnh. Kể từ đầu năm, chỉ số VN-Index tăng hơn 8%; trong khi nhóm cổ phiếu Viettel cho mức sinh lời hàng chục đến hàng trăm phần trăm.
Diễn biến giá cổ phiếu họ Viettel so với VN-Index từ đầu năm. Nguồn VnDirect.
Tăng mạnh nhất kể từ đầu năm chính là Viettel Global với 176%. Việc bắt đầu có lãi từ quý IV/2018 là tín hiệu tích cực sau thời gian đầu tư lớn để mở rộng thị trường nước ngoài. Lợi nhuận đột biến trong quý II càng tạo thêm chất xúc tác cho đà tăng của cổ phiếu.
Tính đến cuối phiên giao dịch, cổ phiếu VGI đạt mức đỉnh lịch sử 36.500 đồng/cp, tương đương với mức vốn hóa thị trường khoảng 111.000 tỷ đồng, thuộc số ít doanh nghiệp có vốn hóa hơn 100.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu CTR cũng tăng 167% so với đầu năm, hiện đạt đỉnh 55.000 đồng/cp, vốn hóa thị trường gần 3.000 tỷ đồng. Thị giá VTK cao gấp đôi sau hơn 7 tháng, đang ở vùng đỉnh 42.900 đồng/cp.
Trong khi đó, VTP của Viettel Post nằm trong số ít cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng/cp trên thị trường. VTP đang giao dịch tại 146.200 đồng/cp, ứng với mức định giá gần 8.700 tỷ đồng.
Đặc trưng của nhóm cổ phiếu họ Viettel là tỷ lệ sở hữu lớn thuộc về Theo phương án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, Viettel không có doanh nghiệp nào nằm trong danh sách thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa. Tuy nhiên, Viettel có xây dựng kế hoạch giảm vốn, thoái vốn với một số khoản đầu tư.
Cụ thể đến 2020, Viettel sẽ giảm vốn tại một số công ty con về mức trên 50% vốn điều lệ; bao gồm Viettel Post (giảm từ 68,08% xuống hơn 50%), Tư vấn thiết kế Viettel (giảm từ 68% xuống hơn 50%), Công trình Viettel (giảm từ 73,2% xuống hơn 50%). Các doanh nghiệp này đã lên sàn chứng khoán, tạo tiền đề cho Viettel thoái vốn thời gian tới.
Ngoài ra, Viettel cũng có kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Sau khi hoàn tất thoái khỏi Vinaconex, tập đoàn này dự kiến đến 2020 hoặc khi có cơ hội sẽ thoái toàn bộ vốn tại 2 khoản đầu tư còn lại là CTCP Vĩnh Sơn và CTCP Xi măng Cẩm Phả.
Theo Lan Điền
Người đồng hành
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đã gọi tên 31 doanh nghiệp
Thêm nhiều doanh nghiệp ghi danh vào CLB lãi nghìn tỷ, Vinhomes lại ở ngôi đầu.
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đang ngày càng đông vui khi mùa báo cáo tài chính sắp kết thúc, hầu hết các doanh nghiệp đã hoàn tất công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019. Trong số đó, danh sách những thành viên câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đã kéo dài ra đáng kể.
So với danh sách công bố trước đó, nhiều doanh nghiệp góp mặt từ quý 1 đã công bố thêm kết quả kinh doanh quý 2, làm cho thứ tự trên bảng xếp hạng thay đổi đáng kể.
Đầu tiên là sự xuất hiện của Vinhomes (VHM) đã soán ngôi đầu của Vietcombank (VCB). Cái việc soán ngôi của Vinhomes cũng không còn mới, khi tháng 5/2018 Vinhomes lên sàn và bắt đầu từ đó, ngôi vị doanh nghiệp có lãi cao nhất trên sàn chứng khoán mà Vietcombank nắm giữ bấy lâu đã bị "cướp".
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019 Vinhomes đạt gần 26.770 tỷ đồng doanh thu, tăng 72% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.142 tỷ đồng, tăng 36,6% so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó Vietcombank lãi sau thuế 9.075 tỷ đồng, lui xuống xếp thứ 2 trong bảng lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn.
Nhóm ngành ngân hàng, ngoài VCB, ACB, STB, TPB và MBB đã công bố kết quả kinh doanh trước đó, thì VPB, CTG, BIDV, HDB, VIB, SHB cũng đã có kết quả kinh doanh, trong đó HDB, VIB và SHB là những ngân hàng vừa đủ điều kiện đặt chân vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ từ quý 2 vừa qua.
Cụ thể, riêng quý 2, HDBank lãi sau thuế 896 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên 1.775 tỷ đồng. Còn VIBank (VPB) lãi sau thuế 1.456 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng 58% so với nửa đầu năm ngoái.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) công bố lãi sau thuế quý 2 đạt 642 tỷ đồng, nâng tổng LNST nửa đầu năm lên 1.248 tỷ đồng. SHB cũng đạt mức tăng trưởng đến 53% về lợi nhuận sao với nửa đầu năm ngoái. Trong đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng gần 46%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 318 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, trong khi lãi từ hoạt động chứng khoán đầu tư giảm mạnh, chỉ bằng 16% cùng kỳ.
Đáng tiếc nhất là OCB đã không thể ghi danh vào câu lạc bộ, dù quý 2 năm ngoái ngân hàng này đã đủ điều kiện gia nhập. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2 của OCB đạt 465 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận nửa đầu năm đạt 894 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Nếu xét tiêu chí lãi nghìn tỷ trước thuế, thì OCB mới "đủ điều kiện" với 1.117 tỷ đồng.
Tính chung, nhóm ngành ngân hàng đã góp đến 11 cái tên trong danh sách các doanh nghiệp lãi nghìn tỷ.
"Họ nhà Masan", ngoài Masan và Masan Resource (MSR) đã góp mặt trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ từ quý 1, thì cái tên còn lại Masan Consumer (MCH) cũng đã góp mặt với 1.610 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó riêng quý 2 lãi sau thuế 809 tỷ đồng.
Trong 3 cái tên "họ" nhà Masan, thì Masan Resources lãi sau thuế nửa đầu năm đạt 1.553 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế của Masan group (MSN) lại giảm sâu đến 36%, còn 2.192 tỷ đồng.
"Họ" nhà Vin, vinh quang nhất là Vinhomes đứng ngôi đầu bảng lợi nhuận trong số các doanh nghiệp trên sàn. Vingroup (VIC) cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 89,5%, lên 3.352 tỷ đồng, còn cái tên còn lại Vincom Retail (VRE) cũng đã kịp góp mặt với 1.251 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó riêng quý 2 đóng góp 639 tỷ đồng.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - POW) cũng đã chính thức ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ với hơn 1.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 28,4% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó LNT quý 2 đạt 785 tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa vặn đủ chỉ tiêu gia nhập câu lạc bộ lãi nghìn tỷ với 1.059 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó quý 2 đóng góp 744 tỷ đồng. Không những thế, cổ đông công ty còn chờ đợi ngày chuyển sàn từ Upcom sang HoSE.
Hiện tại GVR đang đăng ký giao dịch hơn 99 triệu cổ phiếu trên Upcom từ tháng 3/2018 và đã hoàn tất thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chuyển sàn. Thời gian thực hiện chuyển sàn dự kiến ngay trong quý 3/2019. Nếu chuyển sàn thành công, HOSE sẽ đón nhận thêm đến 4 tỷ cổ phiếu mới.
Trên thị trường, trước những thông tin thuận lợi, cổ phiếu GVR đã có giai đoạn tăng mạnh gấp rưỡi từ đầu năm 2019 đến nay, từ vùng giá 10.300 đồng/cổ phiếu lên 15.800 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Diễn biến giá cổ phiếu GVR từ khi lên sàn.
Một trong những cái tên "mới" trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ quý này là Tập đoàn FPT (FPT) với lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt 1.780 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ, trong đó quý 2 lãi sau thuế 986 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu FPT cũng đạt mức tăng 32% từ đầu năm 2019 đến nay, từ vùng giá 37.600 đồng/cổ phiếu lên 49.600 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu FPT trong 6 tháng gần đây.
Trong các thành viên câu lạc bộ lãi nghìn tỷ, nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ, thì Masan Resources đứng đầu với mức lãi gấp 3,6 lần cùng kỳ. Tiếp đó và Vingroup với lợi nhuận tăng trưởng 89%. Xếp thứ 3 phải kể đến VIBank (VIB) với 1.456 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 58% so với nửa đầu năm ngoái và theo sau đó là 2 ngân hàng khác, SHB và STB với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 53% và 50%.
Becamex IDC (BCM) vượt trội hơn nửa đầu năm ngoái, đạt 1.324 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 34,5% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu cũng đạt mức tăng trưởng 11,7%, lên 3.379 tỷ đồng. Năm ngoái, Becamex IDC "suýt" được ghi danh vào câu lạc bộ từ quý 2 vì lãi sau thuế chỉ 984 tỷ đồng, chỉ thiếu rất ít so với điều kiện đặt ra.
Ngành hàng không, Vietjet (VJC) với doanh thu tăng trưởng 24%, đạt 26.301 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 4,26%, lên 2.084 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đạt 8.909 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng gần 20%, lên trên 3.700 tỷ đồng.
Trong khi đó ngành bia chỉ đóng góp 1 cái tên là sabeco (SAB) với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Doanh thu 6 tháng đầu năm của Sabeco đạt 18.425 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 2.820 tỷ đồng, tăng trưởng 15,2% so với nửa đầu năm ngoái.
Petrolimex (PLX) đạt 2.545 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với nửa đầu năm 2018. Trong khi đó doanh thu giảm sút 5%, còn 91.696 tỷ đồng.
Thế Giới di động (MWG) đạt mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 51.621 tỷ đồng, tăng 15,8% so với nửa đầu năm ngoái trong khi lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 37,75%, lên 2.121 tỷ đồng.
Không chỉ tăng, cũng có nhiều doanh nghiệp trong nhóm có lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ. Giảm mạnh nhất là Masan Group với tỷ lệ sụt giảm xấp xỉ 36%, còn 2.192 tỷ đồng trong khi doanh thu không có nhiều biến động, đạt 17.411 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) dù doanh thu tăng gần 10,3% so với cùng kỳ, đạt 30.061 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 12,76%, còn 3.860 tỷ đồng. Trong đó riêng quý 2 lãi sau thuế 2.050 tỷ đồng.
Tiếp đến là Vietnam Airlines (HVN) với 1.381 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 8,59% so với nửa đầu năm ngoái, dù doanh thu vẫn đạt mức tăng trưởng 4,45%, lên 49.676 tỷ đồng.
Trong khi đó VEAM (VEA) có doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 2.242 tỷ đồng, giảm 33,3% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 3.418 tỷ đồng, tăng trưởng 12,89% so với nửa đầu năm ngoái.
Danh sách câu lạc bộ lãi nghìn tỷ từ quý 2 có lẽ không kéo dài thêm nhiều khi gần hết các doanh nghiệp đã công kết quả kinh doanh quý 2. Khá nhiều nuối tiếc như OCB "sảy chân" trong gang tấc, hay Gemadept (GMD) không giữ vững phong độ, không có thêm các khoản thu đột biến từ bán con như cùng kỳ, hay đáng tiếc nhất là "ông lớn" Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
Thạch Lâm
Theo Trí thức trẻ
Becamex IDC (BCM) đạt 1.323 tỷ đồng LNST nửa đầu năm, giá cổ phiếu đang liên tục phá đỉnh Becamex IDC đã hoàn thành gần 78% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC - mã chứng khoán BCM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần quý...