Cổ phiếu ‘họ’ FLC giảm sâu sau yêu cầu công bố dư nợ cho vay margin
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay (6/4) diễn biến rung lắc mạnh, nhưng VN-Index may mắn lấy lại sắc xanh vào cuối phiên.
Đáng chú ý, cổ phiếu họ FLC đồng loạt giảm sâu.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, FLC giảm hết biên độ xuống giá sàn, khối lượng khớp lệnh tới hơn 53 triệu đơn vị. ROS cũng giảm tới 7% xuống giá sàn. Các mã trong họ FLC như: AMD và HAI đều giảm 6,6%, KLF giảm 7%, ART giảm 7,9%. Riêng GAB không có giao dịch.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán ( margin) đối với các cổ phiếu thuộc họ FLC gồm: FLC, AMD, KLF, ART, HAI, ROS, GAB.
Video đang HOT
Các nội dung báo cáo được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu bao gồm: Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của tất cả các tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại công ty chứng khoán và số lượng chứng khoán ký quỹ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay giao dịch ký quỹ tương ứng theo từng mã chứng khoán theo mẫu đính kèm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các công ty chứng khoán gửi báo cáo trước ngày 8/4/2022.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu FLC, các cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ sau thông tin hủy 9 lô trái phiếu của các công ty thành viên của tập đoàn này và việc bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng.
Hàng loạt cổ phiếu nhóm này giảm sâu như: VIC, VHM, VRE, KDH, ITA, CEO, D2D, HDG, KBC…; trong đó, DIG và HQC giảm xuống giá sàn.
Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, chỉ còn duy nhất PVS tăng giá. Các mã PVB, PVC, PVT giảm từ 4,2 – 5,3%. Các mã PLX, PVD, TOS giảm nhẹ, mức dưới 1%. Cùng đó, nhóm chứng khoán, bán lẻ, thực phẩm đồ uống, xây dựng và vật liệu diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên, công lớn để VN-Index bật tăng trở lại vào cuối phiên là nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng hồi sinh trở lại.
Các mã cổ phiếu ngân hàng đã đổi từ màu đỏ sang xanh, nhiều mã trở về mức tham chiếu. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn duy nhất KLB giảm giá. Các mã ngân hàng tăng mạnh có thể kể đến như: VPB tăng 4,3%, PGB tăng 2,2%, MBB tăng 2,1%, VCB tăng 1,9%, TCB và STB đều tăng 1,7%…
Nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng diễn biến rất tích cực. Các mã BVH, ABI, BIC, BLI, BMI, MIG, PTI ở chiều giá xanh. Thêm vào đó, các mã cổ phiếu đầu ngành như: FPT, GVR, HPG, MSN, MWG, PNJ, POW, SAB ở chiều tăng giá, tạo lực đẩy lớn giúp chỉ số bật qua mốc tham chiếu.
Điểm tích cực nữa là khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay. Cụ thể, khối này mua ròng hơn 109 tỷ đồng trên HOSE và hơn 608 triệu đồng trên UPCOM, trong khi bán ròng gần 29 tỷ đồng trên HNX.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/4, VN- Index tăng 2,87 điểm lên 1.522,9 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 994 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 30.016,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 173 mã tăng giá, 279 mã giảm giá và 42 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 9,27 điểm xuống 446,83 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 117 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 3.794,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 76 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,86 điểm xuống 116,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 67,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.806,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 129 mã tăng giá, 208 mã giảm giá và 84 mã đứng giá.
Chứng khoán xanh mướt nhưng cổ phiếu FLC, ROS của ông Trịnh Văn Quyết vẫn nằm sàn
Hàng loạt cổ phiếu hồi phục sau phiên giảm mạnh đầu tuần nhưng cổ phiếu "họ" FLC vẫn lao dốc hết biên độ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29.3, thị trường chứng khoán đã lấy lại sắc xanh sau phiên đi xuống trước đó. Cuối phiên, VN-Index tăng 14,58 điểm, tương ứng tăng 0,98% lên 1.497,76 điểm và HNX-Index tăng 6,35 điểm, tương ứng tăng 1,4% lên 461,24 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu tăng trở lại nhưng cổ phiếu FLC và ROS vẫn bị bán tháo. Ảnh NGỌC THẮNG
Hàng loạt cổ phiếu đã có phiên giao dịch khả quan, nhất là nhóm blue-chips dẫn đầu đà tăng trên thị trường. Các cổ phiếu như FPT, BID, BVH, PNJ MWG, VHM, GAS... là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, VCB, NVL, PDR hay MSN, HPG lại sụt giảm có tác động tiêu cực đến chỉ số VN-Index. Tương tự, đa số cổ phiếu bất động sản, hạ tầng cũng hồi phục và đều giao dịch trong sắc xanh, thậm chí tăng trần hết biên độ như DIG, HQC, NVT, QCG, VPH...
Nhưng hai cổ phiếu FLC và ROS của ông Trịnh Văn Quyết hay AMD vẫn tiếp tục nằm sàn dù xuất hiện lượng mua giải cứu. Thanh khoản FLC tiếp tục giảm mạnh, thấp hơn cả phiên đầu tuần hôm qua khi cả phiên chỉ ghi nhận hơn 3,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Còn cổ phiếu ROS có sự cải thiện về thanh khoản với khối lượng giao dịch tăng lên hơn 8,2 triệu đơn vị được khớp lệnh. Dù vậy, hai cổ phiếu này vẫn dư bán giá sàn ở cuối phiên vẫn lên gần 130 triệu đơn vị. Riêng mã HAI cũng giảm ở giá sàn nhưng vẫn còn lượng dư mua. Trong khi đó, hai cổ phiếu khác có liên quan FLC là KLF và ART đã được giải cứu và thoát cảnh giá sàn với khối lượng giao dịch tăng cao.
Đây là đợt thứ hai kể từ đầu năm 2022 nhóm cổ phiếu "họ" FLC ghi nhận chuỗi giảm sàn liên tục với tình trạng luôn trắng bên mua. Trước đó vào giữa tháng 1, ông Trịnh Văn Quyết bán chui hơn 75 triệu cổ phiếu FLC bị phát hiện đã khiến nhà đầu tư cũng thi nhau bán tháo mã này trong nhiều phiên liên tiếp. Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết đã bị phạt tiền 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng kể từ ngày 18.1.
Điểm những nhóm ngành cổ phiếu chịu tác động từ căng thẳng Nga - Ukraine Giới phân tích nhận định căng thẳng Nga-Ucraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có những ảnh hưởng gián tiếp đến một số nhóm ngành do giá dầu tăng cao. Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN Theo ông Đỗ Bảo...