Cổ phiếu HNM bị tạm ngừng giao dịch, Hanoimilk cứ mãi sa lầy
Cổ phiếu HNM của CTCP Sữa Hà Nội vừa bị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định cho tạm ngừng giao dịch từ ngày 7/10 do không khắc phục được nguyên nhân dẫn tới việc bị kiểm soát và tiếp tục vi phạm công bố công tin.
Đặc biệt, Hanoimilk chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 và báo cáo soát xét bán niên 2019.
Theo đó, Sở sẽ có thông báo cho phép cổ phiếu HNM được giao dịch trở lại hoặc chuyển sang diện cảnh báo/kiểm soát sau khi Hanoimilk khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch.
Trước đó, hồi tháng 7/2019, tại đại hội cổ đông của Hanoimilk, giải thích cho việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát từ tháng 11/2018, Ban lãnh đạo Công ty cho biết Công ty chưa thống nhất với đơn vị kiểm toán về việc trích lập thêm khác khoản chi phí. Theo đó, Công ty sẽ cố gắng xử lý trong thời gian sớm nhất.
Về kế hoạch kinh doanh, năm 2019, Hanoimilk đặt kế hoạch sản lượng sản xuất và gia công đạt 11 triệu lít, tăng 17% so với năm trước. Về mặt doanh thu, Công ty đề ra chỉ tiêu doanh thu bán hàng 242 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.42 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 16% và 106% so với thực hiện 2018.
Kế hoạch cả năm là vậy, song 6 tháng 2019, Hanoimilk mới thực hiện được 856 triệu đồng, chưa được phân nửa kế hoạch đề ra.
Cũng phải nói thêm, từ năm 2015 đến 2018, Hanoimilk chưa năm nào hoàn thành được kế hoạch đề ra cho cả năm, mà chỉ đạt quanh mốc 48-78% dù con số chỉ tiêu đặt ra không hề lớn, chỉ vài tỷ đồng/năm. Thậm chí năm 2018 còn lỗ tới gần 19 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tình hình tài chính của Hanoimilk những năm qua
Được thành lập năm 2001, Hanoimilk từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành sữa Việt Nam, với các sản phẩm mang nhãn hiệu Izzi, Yotuti, sữa tươi Hanoimilk 100%, sữa chua Hanoimilk…
Tuy nhiên, chuỗi thành công vang dội tạm chấm dứt ở thời điểm cuối năm 2008 khi “cơn bão melamine” tràn vào Việt Nam, Hanoimilk trở thành tâm bão và chịu ảnh hưởng nặng nề mà đến nay vẫn chưa thể vực dậy.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HNM đang giao dịch quanh mức 4.900 đồng/cổ phiếu, giảm gần 17% trong vòng 1 tháng qua và giảm gần 89% tính từ khi niêm yết.
Biến động cổ phiếu HNM những năm qua
Tại thời điểm cuối năm 2018, cổ đông lớn của Hanoimilk vẫn là Chủ tịch Hà Quang Tuấn với 21,88%, tiếp đến là bà Vũ Thị Thanh Vân 18,75%, CTCP Hoàng Mai Xanh 6,25%, Công ty TNHH Phát triển sản phẩm mới công nghệ mới 6,25% và ông Nguyễn Thiện Thành 5,05%.
Tuy nhiên gần đây, ông Nguyễn Thiện Thành đã chính thức tháo chạy khỏi cổ phiếu này khi thoái hết vốn vào tháng 7 vừa qua.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Cổ phiếu tăng kịch biên độ 40% ngày đầu giao dịch, Chủ tịch Vietravel kỳ vọng doanh thu 2022 đạt 1 tỷ USD
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vietravel cho biết công ty sẽ hoàn thiện hệ sinh thái du lịch khi mua cổ phần một số khách sạn, góp cổ phần vào các công ty đường bộ và thành lập hãng hàng không.
Sáng nay tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã diễn ra lễ khai trương giao dịch cổ phiếu của CTCP Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel - mã chứng khoán VTR).
Cụ thể, 12,6 triệu cổ phiếu Vietravel, tương đương mức vốn điều lệ 126 tỷ đồng sẽ được niêm yết trên sàn Upcom với mã chứng khoán VTR, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu là 40.000 đồng.
Với cơ cấu cổ đông cô đặc, VTR đã tăng kịch biên độ 40% lên 56.000 đồng. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Vietravel đạt gần 700 tỷ đồng.
Thành lập từ năm 1995, tiền thân là một công ty quốc doanh thuộc Bộ Giao thông vận tải, Vietravel trở thành công ty du lịch có mạng lưới lớn nhất Việt Nam gồm 63 văn phòng tại 40 tỉnh thành trong nước, 7 văn phòng ở 6 nước ngoài và 1.700 cán bộ nhân viên...Tổng tài sản của công ty đạt 1.654 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vietravel cho biết công ty sẽ hoàn thiện hệ sinh thái du lịch khi mua cổ phần một số khách sạn, góp cổ phần vào các công ty đường bộ và thành lập hãng hàng không. Ngoài ra Vietravel còn là cổ đông chiếm 60% cổ phần trường cao đẳng quốc tế KENT - một dự án đầu tư của Anh và Úc. Ngoài ra, công ty còn tham gia mảng thương mại điện tử, hệ thống bán vé online. Trong tương lai gần, Vietravel sẽ hoàn thiện hệ thống mạng bay trong nước và quốc tế, công ty đã bay thử nghiệm 5 năm nay với hàng nghìn chuyến bay giữa các địa phương trong nước và khu vực Đông Bắc Á.
Mục tiêu sắp tới của Vietravel sẽ trở thành top 10 công ty du lịch trong khu vực, mảng du lịch lữ hành vẫn là trụ cột. Năm 2018 dự kiến đạt 1 triệu khách, 2020 đạt 1,5 triệu khách và 2022 đạt 2,2 triệu khách. Doanh thu một năm hiện tại của Vietravel khoảng 8.000 tỷ và mục tiêu 2022 sẽ đạt 1 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, dư địa và tiềm năng của thị trường du lịch hiện tại vẫn còn, mục tiêu của Vietravel muốn phát triển rộng ra không chỉ trong nước mà trong khu vực và châu lục. "Hiện nay không gian kinh tế trong bị bó hẹp trong một nước, do đó nếu chỉ phụ thuộc vào một thị trường sẽ thất bại".
"Chúng tôi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán để thể hiến sự chuyên nghiệp, đáp ứng lòng tin của nhà đầu tư, giúp Vietravel bay cao bay xa hơn nữa", Chủ tịch Vietravel chia sẻ về thời khắc cổ phiếu VTR chính thức giao dịch. Sáng nay VTR tăng trần lên 56.000 đồng/cp, nhưng khớp lệnh 1.300 cổ.
Vietravel cho rằng, với vị thế và uy tín thương hiệu, cùng với kế hoạch mở rộng đầu tư vào lĩnh vực hàng không, chuyến bay đầu tiên dự kiến cất cánh vào quý II/2020.
6 tháng 2019, doanh thu thuần của công ty đạt gần 3.980 tỷ đồng, hoàn thành 46,2% kế hoạch năm, tăng 6% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng.
Vietravel vừa hoàn tất phát hành 700 tỷ trái phiếu để bơm vốn cho dự án hàng không, lãi suất cố định 9,25%/năm trong 15 tháng đầu, sau đó tăng lên 11%. Nhà đầu tư tham gia mua là tổ chức trong nước, thông qua đại lý là Chứng khoán VPS.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
KDM: Loạt cổ đông lớn bị phạt vì báo cáo sai giao dịch Các ông Cao Hoài Thanh, Lê Khánh Trình và Khiếu Xuân Khương - cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư HP Việt Nam (HNX:KDM) đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì báo cáo giao dịch không chính xác. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định xử phạt ông Cao Hoài...