Cổ phiếu hàng không “cất cánh”, Vietnam Airlines (HVN) tăng kịch trần ngay sau thông tin mở lại đường bay tới Trung Quốc
Nhóm cổ phiếu hàng không trở thành tâm điểm trong phiên cuối tuần với đầu tàu là mã HVN của Vietnam Airlines
Ghi nhận trong phiên giao dịch cuối tuần 9/12, các cổ phiếu hàng không trở thành điểm sáng với hàng loạt mã tăng mạnh. Đáng chú ý nhất là mã HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) khi tăng kịch trần 6,8% lên 11.750 đồng/cp. Tương tự, cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng có thời điểm tăng hết biên độ sau đó thu hẹp xuống chỉ tăng 4,2% lên 111.500 đồng/cp khi chốt phiên.
Cùng có diễn biến khởi sắc, các mã chứng khoán hàng không khác đều có sắc xanh, AST tăng sát trần 6,7% lên 53.800 đồng/cp, CIA tăng 6,1%, SAS tăng 4,9%, SCS tăng 2,8%,…
Cổ phiếu hàng không đồng loạt tăng mạnh trong phiên 9/12
Sự trỗi dậy của cổ phiếu hàng không với đầu tàu là HVN diễn ra ngay sau thông tin Vietnam Airlines mở lại đường bay thường lệ tới Trung Quốc sau 3 năm gián đoạn. Được biết trong giai đoạn đầu, Vietnam Airlines sẽ nối lại ba đường bay đến Trung Quốc, giữa Tp. Hồ Chí Minh và Quảng Châu, Thượng Hải. Với sự kiện này, Vietnam Airlines đã khôi phục hầu hết điểm đến quốc tế, nâng tổng số chuyến khai thác trên toàn mạng quốc tế của Hãng lên hơn 600 chuyến/tuần, tương đương 70% tần suất khai thác trước dịch.
Trước đó, từ 6/12, Bamboo Airways cũng mở thêm đường bay Hà Nội – Thiên Tân (1 chuyến/tuần).
Video đang HOT
Nhìn rộng hơn, tốc độ hồi phục mạnh mẽ hậu Covid đang là động lực quan trọng nhất thúc đẩy giá cổ phiếu hàng không “vút cánh”. Sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh trong quý 1 năm nay, hàng không nội địa bắt đầu phục hồi và đã vượt qua mức trước đại dịch kể từ tháng 5 nhờ nhu cầu du lịch trong nước bùng nổ. Lượng hành khách quốc tế cũng đạt được những kết quả ấn tượng với mức tăng 35 lần so với cùng kỳ trong quý 3, bằng 50% mức trước đại dịch, đưa lượng hành khách quốc tế 9 tháng đầu năm tăng 15 lần.
Chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo mới đây đã dự báo ngành hàng không quốc tế sẽ là tiêu điểm trong giai đoạn tới . Đội ngũ phân tích nhận định đã đến thời điểm của hàng không quốc tế khi nhu cầu du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh từ tháng 5. Tuy nhiên, sự đóng góp từ du lịch của Việt Nam ra nước ngoài vẫn còn thấp do một vài quốc gia chưa hoàn toàn mở cửa và người dân Việt Nam có xu hướng du lịch trong nước.
Trong kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng lượng khách quốc tế của Việt Nam đạt 12,5 triệu khách trong năm 2022 và có thể tăng 195% trong năm 2023, tương ứng 89% mức trước đại dịch. Với độ phụ thuộc lớn vào lưu lượng hàng không quốc tế, VNDIRECT tin rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường này. Thậm chí, khách quốc tế của Việt Nam có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 và có thể đạt 119% mức trước dịch trong năm 2025.
Trong khi đó, tiếp nối đà tăng trưởng trong 3 quý đầu năm, VNDIRECT kỳ vọng lượng khách nội địa năm 2022 sẽ tăng 231% so với cùng kỳ và tăng 31% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch), duy trì mức tăng trưởng kép 9,4% trong giai đoạn 2017-2022. Trong giai đoạn 2023-2025, CTCK này kỳ vọng tăng trưởng hàng không trong nước có thể chậm lại một chút với tốc độ tăng trưởng kép là 8,9%.
Đồng quan điểm, Chứng khoán BSC cũng cho rằng áp lực về kinh tế sẽ là động lực để Trung Quốc tiếp tục phải nới lỏng thêm chính sách Zero-Covid trong năm 2023, từ đây các đường bay quốc tế tới Trung Quốc sẽ bắt đầu phục hồi mạnh mẽ từ quý 1 đến quý 3 năm 2023. BSC nâng dự báo sản lượng hành khách quốc tế trong năm 2023 lên 17 triệu lượt ( 61%), tương đương 62% trước dịch do thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ phục hồi vượt kỳ vọng cộng thêm sự phục hồi thị trường Trung Quốc.
Thách thức vẫn còn hiện hữu
Mặt khác, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới KQKD nhóm vận tải hàng không , do đó BSC đánh giá triển vọng về lợi nhuận vẫn sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Ngoài ra, VNDIRECT cũng lưu ý việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng hàng không có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2023-2024, sau đó giảm bớt từ năm 2025 trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng hàng không trọng điểm đang được xây dựng, không thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn. Ngoài ra, các hãng hàng không cũng phải đối diện với rủi ro lãi suất tăng.
Trong khi đó, tỷ giá biến động mạnh cũng tiếp tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hàng không, do sử dụng các khoản vay ngoại tệ để đầu tư nhà ga, tàu bay, song sẽ trái chiều . Trong đó, đồng JPY mất giá sẽ tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của ACV. BSC ước tính với mỗi % giảm giá của JPY, ACV sẽ ghi nhận 120-130 tỷ lãi từ chênh lệch tỷ giá. Ngược lại, đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận của HVN khi mỗi % tăng giá của USD thì HVN sẽ ghi nhận 200-220 tỷ lỗ từ chênh lệch tỷ giá.
Ở khía cạnh khác, vận chuyển hàng hóa cảng hàng không cũng không hoàn toàn trở nên tươi sáng do những bất ổn địa chính trị cộng thêm lạm phát và lãi suất gia tăng. Dù vậy, về lâu dài, thị trường hàng hóa hàng không Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với mục tiêu của chính phủ là trở thành một “trung tâm sản xuất” của thế giới. Cục Hàng không Việt Nam ước tính tăng trưởng kép khối lượng hàng hóa hàng không trong giai đoạn 2022-2030 là 10,9%.
Tại phân khúc ngách là bán lẻ sân bay, hoạt động kinh doanh có tương quan với lượng hành khách quốc tế. Do đó, với kỳ vọng giao thông hàng không quốc tế phục hồi từ quý 4/2022, VNDIRECT tin rằng kết quả kinh doanh của các công ty bán lẻ sân bay có thể phục hồi với lợi nhuận ròng dương vào năm 2022 và có thể tăng mạnh từ năm 2023 khi lượng khách quốc tế phục hồi mạnh mẽ.
Nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn đã bán hơn 23% cổ phần của Chứng khoán VIX trong vòng 5 ngày
Hiện tại, nhóm này chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,67% vốn của Chứng khoán VIX.
khoán VIX (VIX), tương ứng tỷ lệ 15,02% vốn. Sau giao dịch ông Tuấn không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VIX nào. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 30/11-7/12/2022.
Về mối quan hệ, ông Tuấn hiện là Tổng Giám đốc Tập đoàn Gelex (mã GEX) và là em ruột của bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch HĐQT Chứng khoán VIX.
Cùng với ông Tuấn, bà Dương Thị Hồng Hạnh - vợ ông Tuấn cũng bán sạch 21,2 triệu cổ phiếu VIX, tương ứng 3,64% vốn thông qua phương thức khớp lệnh và/ hoặc thỏa thuận. Bà Hạnh bán toàn bộ lượng cổ phần trên trong phiên 7/12.
Tương tự, trong hai phiên 6 và 7/12, Công ty cổ phần FTG Việt Nam cũng đã bán ra toàn bộ 26,8 triệu cổ phiếu VIX, tương ứng 4,61% vốn. Được biết, Tổng giám đốc FTG Việt Nam là chồng của bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch HĐQT Chứng khoán VIX.
Ghi nhận trong quãng thời gian nhóm cổ đông liên quan đến ông Tuấn thực hiện giao dịch, cổ phiếu VIX có nhiều phiên xuất hiện giao dịch thỏa thuận với khối lượng đều khoảng vài chục triệu đơn vị mỗi phiên, cao nhất là phiên 6/12 với 54,3 triệu cổ phiếu được mua bán thỏa thuận. Bên cạnh đó, khối lượng khớp lệnh cũng được đẩy cao lên trên ngưỡng 20-24 triệu đơn vị/phiên.
Như vậy, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn đã hoàn tất việc bán ra lên đến 135,4 triệu đơn vị, chiếm đến hơn 23,2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Chứng khoán VIX. Hiện tại, nhóm này chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,67% vốn của Chứng khoán VIX.
Trên thị trường, cổ phiếu VIX vừa có diễn biến tích cực khi tăng 13 phiên trong đó có 5 phiên kịch trần, tương ứng tăng 53% từ giữa tháng 11. Tuy nhiên sau đó thị giá đã hạ nhiệt, trải qua 2 phiên giảm sàn liên tiếp 6 - 7/12 xuống còn 7.460 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá VIX hiện tại, số tiền nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn có thể thu về từ các giao dịch trên lên đến hơn 1.010 tỷ đồng.
Thêm hai thành viên HĐQT Novaland xin từ nhiệm Trước đó, ông Jeffrey David Perlman cũng có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT từ 30/11. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (mã NVL) thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Ngọc Huyên và ông Nguyễn Đức Dũng. Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Huyên, Thành viên HĐQT của Novaland...