Cổ phiếu GTN còn động lực tăng giá?
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu của Công ty CP GTNFoods (HOSE: GTN) ghi nhận tăng liên tục thời gian qua với khối lượng giao dịch bình quân đạt 500 ngàn đơn vị/phiên.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu GTN trong những tháng cuối năm 2019
Chốt phiên giao dịch ngày 16/12, giá cổ phiếu này đóng cửa ở 21.600 đồng/cổ phiếu với gần 500 ngàn cổ phiếu được chuyển nhượng. Đỉnh điểm phiên giao dịch ngày 5/12 có 2,298 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Ngày 10/12 có 970 ngàn cổ phiếu được trao tay với tổng giá trị 121,4 tỷ đồng. Với thị trường chứng khoán èo uột như hiện nay, thanh khoản tăng mạnh khiến các nhà đầu tư chú ý đặc biệt đến cổ phiếu GTN.
Theo dữ liệu sàn HOSE, trong khoảng thời gian từ 8/11-7/12/2019, Công ty CP Invest Tây Đại Dương đã bán ra hơn 36 triệu cổ phiếu GTN, giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ 28,52% xuống còn 14%.
Cũng trong chiều bán ra, một cổ đông cá nhân là ông Nghiêm Văn Tùng đã hạ sở hữu xuống còn 4,96% sau khi thoái bớt hơn 531.000 cổ phiếu GTN. Theo đó, ông Tùng không còn là cổ đông lớn của GTN.
Ở chiều ngược lại, Công ty CP Thực phẩm Sông Vàng đã nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại GTN từ 6,15% (15,4 triệu cổ phiếu) lên 9,73% (24,3 triệu cổ phiếu) sau khi gom thêm hơn 8,9 triệu cổ phiếu GTN. Giao dịch đã diễn ra vào ngày 06/12 vừa qua. Cũng trong giai đoạn này, Công ty CP Sữa Việt Nam- Vinamilk lên tiếng muốn mua thêm cổ phiếu GTN để đạt tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên 75% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 của GTN, doanh thu tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 833,5 tỷ đồng trong khi chi phí giá vốn chỉ tăng 7,8% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 124,9 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 15%. Đây là quý đầu tiên kể từ khủng hoảng ngành sữa hồi năm 2017, doanh thu của GTNfoods đạt tăng trưởng trở lại.
Như vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của GTN đạt gần 2.270 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và mới thực hiện được 65,8% kế hoạch năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của GTN đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ và còn cách khá xa mục tiêu lãi sau thuế 300 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 7 tỷ đồng.
Đươc biết tháng 12/2019, GTN tổ chức ĐHĐCĐ bất thường. Theo tài liệu họp công bố, GTN sẽ trình cổ đông thông qua 2 nội dung: Thứ nhất, bổ sung vào Điều lệ ngành nghề kinh doanh với nội dung: “Sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành. Kinh doanh các loại chè, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng”.
Thứ hai, thoái vốn khỏi 3 công ty con ngoài cốt lõi với tổng giá trị dự kiến thu được là 734 tỷ đồng. Nếu Đại hội thông qua tớ trình về bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh như trên thì GTN có thể có nhiều cơ hội tham gia các mảng sản xuất kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng, nước giải khát, chè….
Theo đánh giá của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), động thái nói trên của GTN được cho là tích cực cho doanh nghiệp này vì các khoản thoái vốn này của GTN sẽ giúp đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp và mang lại tiền mặt cho công ty để tập trung vào mảng sữa. Đây được coi là ngành kinh doanh mang lại tăng trưởng tích cực cho GTN trong thời gian vừa qua.
Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu GTN đang có tín hiệu tăng giá trở lại sau khi tích lũy ngắn hạn tại vùng giá 19.000đ/cp. Các chỉ báo kỹ thuật cũng đều ủng hộ cho xu hướng này. Nhìn rộng hơn, cổ phiếu GTN đã dao động trong vùng 17.000 – 20.000đ/cp trong 5 tháng gần đây, kết hợp với chuỗi tăng giá trong quý 1, tạo thành mô hình cờ đuôi nheo, báo hiệu đà tăng có thể tiếp tục. Đặc biệt hơn, đường MACD đã cắt lên trên đường tín hiệu, cho thấy động lực tăng giá cổ phiếu GTN vẫn còn. Theo đó, nếu vượt qua 23.000đ/cp, giá cổ phiếu GTN có thể sẽ tiếp tục tăng lên vùng 25.000- 30.000đ/cp. Ngược lại, cổ phiếu GTN có thể về vùng 18.000- 20.000đ/cp.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
ĐHCĐ bất thường GTNFoods: Đã bàn bạc với Vinamilk để tái cấu trúc
GTNFoods và Vinamilk đã gặp nhau và bàn bạc, đi đến thống nhất hợp tác toàn diện.
Sáng 16/12, GTNFoods (HoSE: GTN) họp ĐHCĐ bất thường trình cổ đông phương án thoái vốn để tái cấu trúc và cho phép Vinamilk (HoSE: VNM) nâng sở hữu lên 75% vốn mà không cần chào mua công khai.
Tính đến 6/11, Vinamilk sở hữu gần 108 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,17%, vốn GTNFoods. Gần đây, cổ đông lớn thứ 2 của GTNFoods là Invest Tây Đại Dương bán tổng cộng hơn 36 triệu cổ phiếu GTN, giảm tỷ lệ từ 28,52% còn 14% vốn. Vinamilk cũng đã công bố quyết định HĐQT thông qua việc mua thêm cổ phiếu GTN để đạt tỷ lệ 75% vốn.
Bà Cao Thị Hồng, Giám đốc Chiến lược GTNFoods cho biết công ty và Vinamilk đã nhiều lần gặp mặt và bàn bạc, đi đến thống nhất cao về chiến lược hợp tác toàn diện, tôn trọng giữa các bên và tôn trọng pháp luật. GTNFoods đã tham khảo các tư vấn của Vinamilk để tái cấu trúc và xây dựng định hướng trong tương lai.
Họp ĐHCĐ GTNFoods sáng 16/12.
GTNFoods đang nắm 74,5% Vilico và qua đó gián tiếp sở hữu 38% tại Sữa Mộc Châu (MCM), thương hiệu có lịch sử lâu đời và quen thuộc tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Sữa Mộc Châu còn sở hữu đàn bò sữa hơn 23.000 con tại khu vực Mộc Châu, đây có thể là tiền đề để Vinamilk phát triển các dòng sản phẩm sữa tươi cao cấp phục vụ cho thị trường miền Bắc và xa hơn là xuất khẩu.
Lãnh đạo GTNFoods cho biết lộ trình nâng sở hữu của Vinamilk sẽ phụ thuộc vào cổ đông và thị trường chứng khoán. Hiện nay, Vinamlilk chưa có cá nhân tham gia HĐQT và BKS của công ty. Phía GTNFoods cũng chưa nhận được đề nghị đề cử của Vinamilk.
Về phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, GTNFoods sẽ chuyển nhượng toàn bộ 99,99% vốn CTCP Nông nghiệp GTN (GTNFarm) với giá 490,5 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ bán 99,95% vốn Công ty Khai thác Tài sản GTNFoods với giá 235,5 tỷ đồng và bán 100% vốn Công ty Hàng Tiêu dùng GTNFoods giá 8 tỷ đồng.
Bà Hồng chia sẻ việc thoái vốn nhằm cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng tinh gọn hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cập nhật, Vinatea đã hoàn thành quyết toán vốn vào tháng 10/2019.
Cổ đông đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành, kinh doanh các loại chè, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Theo Giám đốc chiến lược GTNFoods, thị trường đồ uống của Việt Nam được dự báo tăng trưởng 15% giai đoạn 2019-2020 và tiếp tục tăng trên 10% các năm sau. Với lợi thế về sản xuất và kênh phân phối, việc bổ sung lĩnh vực đồ uống đầy tiềm năng vào hoạt động là phù hợp với chiến lược và định hướng kinh doanh trong thời gian tới của GTNFoods.
Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình đã được thông qua.
Theo NDH
GTN tăng mạnh, Invest Tây Đại Dương cũng mới chỉ bán được hơn 36 triệu cổ phiếu Trước đó Invest Tây Đại Dương đăng ký bán bớt hơn 41 triệu cổ phiếu GTN. Invest Tây Đại Dương bán hơn 36 triệu cổ phiếu trong 41 triệu cổ phiếu đăng ký bán CTCP Invest Tây Đại Dương vừa thông báo, hết thời gian đăng ký mới bán được gần 36,3 triệu cổ phiếu GTN trong tổng số gần 41,3 triệu cổ...