Cổ phiếu Goldman Sachs, Apple kéo chứng khoán Mỹ trượt dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần…
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, khi cổ phiếu hãng công nghệ Apple và ngân hàng Goldman Sachs khiến hai nhóm công nghệ và tài chính sụt sâu.
Theo hãng tin Reuters, với phiên giảm này, ba chỉ số chứng khoán chính ở Phố Wall cùng để mất toàn bộ thành quả tăng có được sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ hôm 6/11.
Giá cổ phiếu Apple “bốc hơi” 5% sau khi một số nhà cung cấp của hãng, bao gồm Lumentum Holdings Inc – công ty cung cấp linh kiện cho công nghệ cảm ứng khuôn mặt (Face ID) trên điện thoại iPhone, cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận. Sự cắt giảm này là một dấu hiệu cho thấy doanh số iPhone giảm tốc.
Vì mức giảm mạnh của cổ phiếu Apple, chỉ số công nghệ Nasdaq sụt hơn 2% phiên này.
Cổ phiếu Lumentum “bốc hơi” 33%. Cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất con chip để cung cấp cho Apple, như Cirrus Logic, Qorvo và Skyworks Solutions, cũng đồng loạt đi xuống. Chỉ số Philadelphia SE Semiconductor Index đo giá cổ phiếu của các công ty chất bán dẫn niêm yết ở Phố Wall mất 4,4% điểm số.
“Tất cả những mối lo này đều liên quan đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là về nhu cầu đối với sản phẩm của các công ty như Apple”, chiến lược gia đầu tư Kate Warne thuộc Edward Jones ở St. Louis nhận định. “Nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại về những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh. Họ lo liệu các công ty đó có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ như trước được hay không”.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu Goldman Sachs lao dốc 7,5% sau khi hãng tin Bloomberg nói rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính Malaysia Lim Guan Eng tuyên bố nước này muốn được hoàn lại toàn bộ số tiền phí đã trả cho Goldman Sachs để ngân hàng Phố Wall này sắp xếp những thương vụ trị giá hàng tỷ USD cho 1MDB – quỹ đầu tư quốc gia là tâm điểm vụ bê bối tham nhũng của chính quyền cựu Thủ tướng Najib Razak.
Phiên này, cổ phiếu Goldman Sachs là nguồn áp lực giảm giá lớn nhất đối với Dow Jones, khiến chỉ số này giảm hơn 2%.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, công nghệ và tài chính là hai nhóm gây áp lực giảm điểm lớn nhất cho toàn chỉ số. Trong đó, nhóm công nghệ sụt 3,5% và nhóm tài chính mất 2%.
Nhóm cổ phiếu năng lượng cũng sụt giảm phiên này do giá dầu giảm sâu thêm.
Chốt phiên, Dow Jones mất 2,32%, còn 25.387,18 điểm. S&P 500 hạ 1,97%, còn 2.726,22 điểm. Nasdaq giảm 2,78%, còn 7.200,87 điểm.
Trong số những cổ phiếu giảm mạnh nhất phiên này còn có cổ phiếu tập đoàn General Electric (GE). Cổ phiếu GE sụt 6,9% sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Larry Culp nói rằng tập đoàn nợ quá nhiều và sẽ buộc phải bán nhanh tài sản để giảm nợ. Giá cổ phiếu GE hiện đã giảm xuống dưới mức 8 USD/cổ phiếu lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009.
Các nhà giao dịch chuyển nhượng 7,3 tỷ cổ phiếu ở Phố Wall trong phiên này, so với khối lượng giao dịch bình quân 8,41 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 2,8 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 3,64 lần.
BÌNH MINH
Theo vneconomy.vn
Các đại gia đẩy chứng khoán lao dốc
Ảnh hưởng tiêu cực từ các đại gia như Apple và Goldman Sachs khiến phố Wall lao dốc trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đánh mất hết những gì đã có trong tuần trước.
Sau khi có tuần tăng khá tốt nhờ phản ứng tích cực với kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ, phố Wall mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới chịu ngay áp lực từ các đại gia, khiến các chỉ số đồng loạt chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính giảm mạnh nhất do ảnh hưởng tiêu cực từ Apple và Goldman Sachs lây lan ra cả nhóm.
Cụ thể, cổ phiếu của Apple giảm 5% khi một số nhà cung cấp cho đại gia công nghệ này, trong đó Lumentum Holdings Inc - đơn vị cung cấp công nghệ Face ID cho iPhone cắt giảm dự báo. Cổ phiếu của Lumentum thậm chí giảm tới 33%, còn cổ phiếu của các nhà sản xuất chip khác bán cho Apple như Cirrus Logic Inc, Qorvo Inc và Skyworks Solutions Inc cũng giảm mạnh.
Trong khi đó, cổ phiếu Goldman Sachs giảm 7,5% sau khi một báo cáo cho rằng, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết, nước này đang tìm cách thu lại toàn bộ các khoản lệ phí tài chính liên quan đến Quỹ 1MDB.
Ngoài ra, việc giá dầu thô tiếp tục lao dốc cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu năng lượng, qua đó cũng ảnh hưởng tới đà giảm mạnh của phố Wall trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Dow Jones giảm 602,12 điểm (-2,32%), xuống 25.387,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,79 điểm (-1,97%), xuống 2.726,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 206,03 điểm (-2,78%), xuống 7.200,87 điểm.
Giống phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới do tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghệ và thuốc lá. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu trong quý III/2018 gây thất vọng nhất trong gần 3 năm cũng tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 52,26 điểm (-0,74%), xuống 7.053,08 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 203,72 điểm (-1,77%), xuống 11.325,44 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 47,65 điểm (-0,93%), xuống 5.059,09 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường đều hồi phục trở lại trong phiên đầu tuần mới nhờ lực cầu bắt đáy. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 1,2%, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 19,63 điểm ( 0,88%), lên 22.269,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,65 điểm ( 1,22%), lên 2.630,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,26 điểm ( 0,12%), lên 25.633,18 điểm.
Bất chấp thị trường chứng khoán lao dốc, giá vàng cũng không tìm được động lực để đi lên mà tiếp tục có phiên giảm thứ 7 liên tiếp, xuống mức thấp nhất 4 tuần do đồng USD tăng mạnh.
Kết thúc phiên 12/11, giá vàng giao ngay giảm 9,5 USD (-0,79%), xuống 1.199,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 5,1 USD/ounce (-0,42%), xuống 1.203,5 USD/ounce.
Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đánh dấu phiên giảm thứ 11 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất trong lịch sử khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng sẽ không có việc giảm sản lượng từ các nước thành viên OPEC.
Trước đó, Bộ trưởng Ả Rập Xê út cho biết, OPEC đang xem xét cắt giảm nguồn cung trong năm tới do nhu cầu giảm. Ả Rập Xê út cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran làm giảm sản lượng dầu thô ít hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 12/11, giá dầu thô Mỹ giảm 1,37 USD (-2,28%), xuống 58,82 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,21 USD (-1,72%), xuống 68,97 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán chiều 7/11: Trụ lớn ra tay, VN-Index xanh Thị trường đã biến động mạnh hơn trong chiều nay, khởi đầu bằng một đợt bán khá mạnh đẩy chỉ số giảm sâu nhưng kết thúc bằng đợt vớt giá lên ở các blue-chips lớn nhất... Thị trường đã biến động mạnh hơn trong chiều nay, khởi đầu bằng một đợt bán khá mạnh đẩy chỉ số giảm sâu nhưng kết thúc bằng...