Cổ phiếu giảm sâu, vốn hóa Petrolimex bị ‘thổi bay’ gần 15.000 tỷ đồng
Dịch COVID-19 không chỉ khiến Petrolimex lỗ gần 1.900 tỷ đồng trong quý I/2020 mà còn đẩy giá cổ phiếu PLX giảm sâu, thổi bay hàng nghìn tỷ đồng vốn hóa.
Theo đó, chốt phiên giao dịch 5/5, mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đứng mức 40.400 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 0,75%. Tuy nhiên, từ đầu năm (1/1-5/5), cổ phiếu của “ông lớn” ngành xăng dầu biến động âm 24%, mỗi cổ phiếu giảm 12.765 đồng.
Với hơn 1,17 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa Petrolimex bị “cuốn bay” gần 15.000 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu giảm mạnh khiến vốn hóa Petrolimex “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian trên, cổ phiếu Petrolimex giao dịch thấp nhất tại mức 34.320 đồng/cổ phiếu (ngày 13/3) và cao nhất tại 54.399 đồng/cổ phiếu (ngày 6/1). Khối lượng giao dịch trung bình khoảng 656.513 cổ phiếu/ngày, trong đó ngày thấp nhất chỉ 94.530 cổ phiếu.
Video đang HOT
Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu PLC mà còn khiến Petrolimex lỗ đậm trong quý I/2020. Theo đó, báo cáo tài chính cho thấy, trong quý I, Petrolimex lỗ gần 1.900 tỷ đồng.
Petrolimex cho biết hoạt động kinh doanh thua lỗ là do giá dầu thô thế giới giảm đã ảnh hưởng đến giá vốn bán hàng và phát sinh tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đến 1.500 tỉ đồng.
Ngoài ra, PLX cũng chịu tác động kép từ dịch COVID-19 khi sản lượng xăng dầu bán ra trên toàn hệ thống của Petrolimex giảm 10% và lợi nhuận của các công ty con trong các lĩnh vực gas, vận tải, hóa dầu… cũng sụt giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch 5/5, VN-Index tăng nhẹ 1,69 điểm tức tăng 0,22%, lên 764,16 điểm. Toàn sàn có 182 mã tăng giá, 67 mã đứng giá và 159 mã giảm giá.
Rổ VN30 cũng nhích nhẹ 1,66 điểm tức tăng 0,23% lên 711,01 điểm, giá trị giao dịch đạt khoảng 1.816 tỉ đồng với 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 13 mã còn lại giảm giá.
Trong khi đó HNX và rổ HNX30 vẫn chưa thoát khỏi cảnh sắc đỏ bao phủ khi lần lượt giảm 0,31 điểm xuống 105,41 điểm và 0,1 điểm xuống 201,66 điểm.
Lượng mã tăng nhiều hơn số mã giảm nhưng không quá đáng kể. Đóng góp tích cực nhất ở chiều tăng là VNM, GAS, VIC, GVR, HPG… trong khi ở chiều giảm là VHM, VCB, SAB, VJC, MSN, CTG…
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Petrolimex báo lỗ quý I/2020 hơn 1.800 tỷ đồng, gấp 3 lần dự tính
Thời điểm 31/3, Petrolimex vẫn là một trong số các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn với số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản.
Ảnh minh họa.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu giảm 8,3 % so với cùng kỳ xuống 38.500 tỷ đồng.
Trong kỳ, Petrolimex phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.600 tỷ đồng trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 500 tỷ đồng do đó giá vốn gần như đi ngang so với cùng kỳ dẫn đến lãi gộp sụt giảm tới 88% xuống còn 450 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 38% lên 230 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng tới 71% lên 352 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 10,6% nhưng vẫn ở mức cao 2.016 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Petrolimex lỗ sau thuế 1.813 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 1.294 tỷ đồng trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lên đến 1.893 tỷ đồng.
Như vậy số lỗ thực tế của Petrolimex cao gấp 3 lần so với con số ước tính 572 tỷ đồng trong báo cáo gửi Ủy bản quản lý vốn Nhà nước hồi đầu tháng 4/2020.
Về chỉ tiêu tài chính, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn tính đến hết quý I đạt 55.079 tỷ đồng, giảm gần 11% so với đầu năm chủ yếu do giảm tồn kho và tiền mặt. Tồn kho cuối kỳ đã giảm hơn 3.400 tỷ đồng so với đầu kỳ xuống 8.418 tỷ đồng.
Thời điểm 31/3, Petrolimex vẫn là một trong số các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn. Số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi cuối quý dù giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu kỳ nhưng vẫn rất "dồi dào" với hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản của Tập đoàn.
Ở chiều ngược lại, Petrolimex cũng vay nợ nhiều với số dư nợ vay tài chính lên đến hơn 16.000 tỷ đồng, tổng nợ phải trả chiếm khoảng 60% tổng tài sản, ở mức 33.118 tỷ đồng.
Số phận tiền dự phòng đầu tư tài chính của Petrolimex Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX, sàn HoSE) có 107,7 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Số phận của khoản tiền này đang là một điểm đáng quan tâm của giới đầu tư. Gần đây, Petrolimex có xu hướng tăng đầu tư tài chính cả ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Đức Thanh Tăng đầu tư tài...