Cổ phiếu giảm nhanh, SHI khẳng định vẫn hoạt động bình thường
Cổ phiếu SHI đã giảm 17,8% trong vòng 1 tháng qua, chủ yếu do việc mất giá tới 14,8% trong tuần qua. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và tiếp tục ghi nhận khoản lãi 10,5 tỷ đồng trong tháng 4/2016.
Trước tình hình cổ phiếu SHI của CTCP Quốc tế Sơn Hà (Mã chứng khoán: SHI – HOSE) rớt giá thời gian qua, NDH đã có cuộc trao đổi với ông Đàm Quang Hùng -Phó Tổng giám đốc SHI về hoạt động của công ty.
Cổ phiếu SHI tuần qua giảm khá sâu. Tình hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay có vấn đề gì không thưa ông?
-Tình hình kinh doanh của công ty mọi thứ vẫn tiến triển theo kế hoạch. Báo cáo kinh doanh sơ bộ tháng 4 theo kế hoạch vẫn được công bố vào ngày 15/5 này. Các ngành hàng vẫn tăng trưởng so với tháng trước. Doanh thu dự kiến của các ngành hàng gia dụng thì các sản phẩm chính như bồn inox, bồn nhựa, bình lọc RO, chậu rửa đều tăng trưởng so với tháng trước khoảng gần 10%. Riêng Thái Dương Năng trong tháng này điều chỉnh giảm một chút.
Doanh số tháng này của SHI rơi vào khoảng hơn 140 tỷ đồng, so với tháng trước có hơi giảm, vì tháng 3 đạt 151 tỷ đồng, nhưng nằm ở mảng gia công cuộn cán. Mảng đó không mang lại lợi nhuận nhiều, nó chỉ liên quan đến năng lực sản xuất. Lợi nhuận tháng này dự kiến đạt khoảng 10,5 tỷ đồng. Đối với phần công nghiệp, ghi nhận ý kiến tại đại hội cổ đông, từ tháng 4 SHI sẽ công bố doanh số cũng như lợi nhuận dự kiến của mảng kinh doanh ống thép. Kết quả doanh thu của mảng này đạt hơn 51 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.
Gần đây giá hàng hóa nguyên liệu của thế giới có tăng theo giá dầu thô. Giá nguyên liệu đầu vào của SHI có tăng nhiều không thưa ông?
-Nguyên liệu của Sơn Hà không phụ thuộc vào giá dầu thô, mà phụ thuộc vào nickel và các kim loại cơ bản. Trong 3 tháng qua, giá kim loại cơ bản có xu hướng tăng. Thứ nữa là sản lượng sản xuất của các nhà máy lớn của Trung Quốc có điều chỉnh, liên quan đến nhu cầu nội tại tăng lên của Trung Quốc. Tháng 3 SHI công bố giá nguyên liệu tăng 2,6%, tháng 4 tăng hơn 1%. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá mua của Sơn Hà trong những tháng tiếp theo. Sơn Hà mua hàng theo kế hoạch kinh doanh, ví như mua hàng thời điểm tháng 4 thì sẽ sử dụng cho tháng 6. Cái đó chịu ảnh hưởng từ giá nguyên liệu. Tuy nhiên, việc kiểm soát đối với lợi nhuận biên, SHI đang xây dựng phương án là giá thành bằng giá thành tương lai cộng với biên lợi nhuận, để xây dựng chính sách giá bán. Trong năm 2015, khi so thời điểm cuối năm với đầu năm, giá nguyên liệu giảm đến 27-28%, nhưng SHI có chính sách điều chỉnh giá bán để gia tăng thêm sản lượng và thị phần. Năm 2015 mà giữ nguyên giá bán thì lợi nhuận tăng cao hơn so với kết quả đã công bố. Tuy nhiên, đây là vấn đề cân bằng giữa lợi nhuận với thị trường, thị phần, để đảm bảo câu chuyện cho tương lai.
Video đang HOT
Việc mở các chi nhánh vừa qua khiến chi phí quản lý và bán hàng tăng. SHI có biện pháp nào để khắc phục chưa?
-Chi nhánh đóng vai trò như 1 cái kho tại 1 khu vực thị trường. SHI có nhân viên để đi xây dựng các điểm bán tại khu vực thị trường đó. Tuy nhiên, chi phí xây dựng 1 chi nhánh không lớn, các địa điểm đó SHI thường đi thuê. Chi phí thuê tại các tỉnh không đắt, ví dụ 1 kho 600-800 mét vuông chi phí khoảng 7-8 triệu/tháng. Về nhân sự, định biên 1 chi nhánh có 7-8 người, gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên bốc xếp, nhân viên kế toán, nhân viên kho và trưởng chi nhánh. Chi phí không nhiều, nhưng hiệu quả đã thể hiện ở kết quả kinh doanh năm 2014-2015 khi SHI chủ động trong việc kiểm soát kênh phân phối. Trong tháng 4 và tháng 5 SHI tiếp tục rộng chi nhánh và đưa ra các dòng sản phẩm mới, vẫn là các sản phẩm RO nhưng đưa ra các phân khúc khác nhau, các mẫu mã khác nhau. Chậu rửa cũng tương tự như vậy. Đó cũng là 1 phần để gia tăng sản lượng bán hàng. Kể cả bồn inox cũng đưa ra một số mẫu mã mới. Ngoài ra, nhà máy ở Nghệ An đã đi vào sản xuất từ ngày 24/3, bắt đầu từ tháng 4 đưa sản phẩm ra bán ở Miền Trung, từ phía nam Thanh hóa vào Quảng Trị.
Được biết Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn có tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội. Điều có ảnh hưởng gì đến công tác điều hành công ty?
-Anh Lê Vĩnh Sơn là chủ tịch HĐQT, đóng vai trò nhiều trong xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Anh Sơn không tham gia quá nhiều vào công tác điều hành, mà công tác này đã được phân quyền phân cấp cụ thể cho ban điều hành, tổng giám đốc và các phó tổng, mỗi người phụ trách mảng việc khác nhau. Cái đó không ảnh hưởng đến quỹ thời gian chung của anh Sơn.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. (Cổ phiếu giảm) có thể là do tâm lý nào đó, hoặc có tin đồn không chính xác, hoặc có thể do ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến đại biểu quốc hội hoặc hội đồng nhân dân trước đấy mà cũng do các gương không tốt làm ảnh hưởng đến tâm lý chung.
Xin cảm ơn ông!
Theo_NDH
Tin mới nhất về vụ phá dỡ nhà 8B Lê Trực
Khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực phản đối việc phá dỡ phần sai phạm tại dự án vì sợ ảnh hưởng đến các căn hộ tầng dưới.
Khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực phản đối việc phá dỡ phần sai phạm tại dự án vì sợ ảnh hưởng đến các căn hộ tầng dưới.
Những ngày gần đây, thông tin việc phá dỡ dự án 8B Lê Trực bị một số người tự nhận là khách hàng mua nhà tại dự án yêu cầu dừng phá dỡ phần công trình vi phạm đang thu hút được sự quan tâm của đặc biệt của dư luận xã hội. Và điều này cũng được ông Cồ Như Dũng - Chủ tịch UBND phường Điện Biên (Ba Đình, Hà Nội) khẳng định với báo chí.
Đồng thời, ông Dũng cũng thông tin, cùng thời điểm này, Công ty Cổ phần May Lê Trực gửi đơn tới UBND quận Ba Đình và các cơ quan chức năng đề nghị dừng việc cưỡng chế, giữ nguyên hiện trạng công trình với lý do ảnh hưởng đến những tầng bên dưới họ đã mua của chủ đầu tư.
Dự án 8B Lê Trực.
Được biết, cuối tháng 3 vừa rồi, trước những lo ngại về chất lượng và tuổi thọ công trình, Công ty Cổ phần May Lê Trực đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội đề xuất không phá dỡ phần sai phạm, đồng thời đề xuất 3 phương án xử lý:
Phương án 1: Công ty cổ phần May Lê Trực được nhận hình thức xử phạt bằng tài chính như một số các công trình vi phạm trật tự xây dựng khác và cho phép tồn tại phần công trình đã xây dựng không đúng với Giấy phép xây dựng.
Phương án 2: Dừng việc phá dỡ phần công trình vi phạm đang thực hiện để Nhà nước, Thành phố dùng phần công trình xây dựng này vào mục đích công ích có lợi cho cộng đồng hoặc phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Phương án 3: Cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chủ động liên hệ với Hội Chữ Thập Đỏ để dùng phần công trình xây dựng sai phép vào mục đích từ thiện.
Và tại buổi đối thoại giữa chủ đầu tư và khách hàng mua nhà tại dự án được tổ chức đầu tháng 4, 3 phương án không phá dỡ theo đề xuất Công ty cổ phần May Lê Trực cũng nhận được sự chia sẻ của đông đảo khách hàng.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - người mua căn hộ 1002, đồng thời cũng là người đại diện cho các khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực - cho rằng: Hiện nay các cơ quan chức năng tiến hành xử lý phần sai phạm tại toà nhà 8B Lê Trực nhưng lại chưa xem xét đến quyền lợi của người mua nhà. Việc phá dỡ phần công trình sai phạm cũng chưa có phương án rõ ràng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, chính những người mua nhà mới là người sẽ sống trong toà nhà 8B Lê Trực và sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Dẫn lời PGS.TS Trần Chủng, bà Xuân nhấn mạnh việc phá dỡ nhà 8B Lê Trực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chung của toà nhà, làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng công trình. Vậy nên, nếu phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực buộc phải phá dỡ thì các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố cần phải trả lời cho người dân chất lượng, tuổi thọ công trình sẽ bị ảnh hưởng đến đâu và nó có an toàn cho người sử dụng hay không.
"Việc xử lý phần sai phạm 8B Lê Trực cần phải xem xét đến quyền lợi của những người dân đã mua căn hộ tại dự án này bởi chính họ là người sẽ ăn đời ở kiếp, sống dưới ngôi nhà đó. Nếu phá dỡ mà không có phương án, sau này nhà cửa gặp sự cố rồi chúng tôi sẽ ra sao? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Những điều này các cơ quan chức năng cần phải làm rõ với người dân" - bà Xuân nói.
Đặt vấn đề như vậy, các khách hàng mua căn hộ tại dự án 8B Lê Trực đã bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng xem xét hướng xử lý phần sai phạm này sao cho nhân văn, thấu tình đạt lý. Và quan điểm chung được đại diện các căn hộ thống nhất là không tiến hành phá dỡ phần sai phạm mà dùng để phục vụ cho các mục đích khác, có lợi cho cộng đồng, xã hội.
"Sai phạm tại dự án 8B Lê Trực là rõ ràng nhưng việc xử lý sai phạm đó có nhiều cách, không nhất thiết phải phá dỡ để biến nó từ một sản phẩm lỗi thành một sản phẩm tồi được" - bà Xuân thay mặt các khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực nêu kiến nghị.
Theo_Kiến Thức
Các cổ phiếu đua nhau tăng mạnh Mặc dù thị trường chứng khoán tuần vừa qua (từ 25/4 29/4) đã chứng kiến những phiên giao dịch khá giằng co, nhưng nhiều cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng khá mạnh, trong đó, có mã đột ngột ghi thêm tới hơn 30% giá trị. Nhiều cổ phiếu lội ngược dòng ghi điểm mạnh mẽ Tiếp diễn những ngày giao dịch giằng...