Cổ phiếu giá “trà đá” bỗng tăng phi mã, nỗi lo trên thị trường chứng khoán
Trong khi thị trường đang “lình xình” bởi nhóm cổ phiếu bluechips có diễn biến không mấy tích cực thì nhiều cổ phiếu mệnh giá nhỏ và siêu nhỏ lại tăng giá “phi mã”, dù không ít trong số này đang có kết quả kinh doanh “bết bát”.
Kinh doanh “bết bát”, bị hủy niêm yết vẫn tăng phi mã
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa có thông báo về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu VHG của Công ty CP Đầu tư Cao su Quảng Nam kể từ ngày 23/5 để giao dịch trên UPCoM. Lý do hủy niêm yết do kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này bị thua lỗ trong 3 năm liên tục.
Cũng với lý do tương tự, cổ phiếu PPI của (của CTCP Đầu tư và phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương) cũng sẽ chính thức bị hủy niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 20/5 tới.
Tuy nhiên, điều đáng nói là những cổ phiếu này trước đó đã có diễn biến giá rất bất thường. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng suốt thời gian dài, những cổ phiếu này chỉ giao dịch ở mức giá vài trăm đồng/cổ phiếu, nhưng một vài tháng trở lại đây lại có mức tăng “phi mã”.
Cụ thể, suốt từ tháng 10/2018, VHG chỉ giao dịch trên dưới mức 500 đồng/cổ phiếu và đã chạm đáy 370 đồng trong phiên giao dịch ngày 28/2. Thế nhưng sau đó, mã này đã tăng trở lại, và có tới 24 phiên tăng trần liên tiếp. Đến phiên ngày 22/4, cổ phiếu này đã đạt mức giá 1.940 đồng, tức là tăng gần 500% trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Tương tự, PPI cũng có mức tăng khó hiểu, từ mức 500 đồng/cổ phiếu vào ngày 20/2 lên 1.240 đồng/cổ phiếu trong phiên 24/4, tức là tăng khoảng 250%.
Cổ phiếu CID của Công ty CP và Phát triển cơ sở hạ tầng là một ví dụ khác. Sau 20 phiên thanh khoản gần như bằng 0, một phiên giảm mạnh xuống mức giá chỉ còn 1.500 đồng thì cổ phiếu này bất ngờ tăng trần liên tiếp. Tính đến phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu này đã có 11 phiên gần như tăng trần liên tiếp, đạt mức giá 5.200 đồng/cổ phiếu, tức là tăng tới gần 350% chỉ trong 11 phiên.
Không phải cổ phiếu mệnh giá siêu nhỏ nhưng mã BOT của Công ty CP BOT Cầu Thái Hà cũng gây chú ý trên thị trường khi tăng từ mức giá chào sàn 10.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 14/2/2019 lên mức giá hiện tại 52.500 đồng/cổ phiếu, mức tăng trên 500%…
Có dấu hiệu “làm giá”?
Thị giá siêu thấp hoặc thanh khoản chỉ vài chục, vài trăm cổ phiếu 1 phiên – đây là điểm chung của những mã cổ phiếu trong giai đoạn tăng sốc thời gian qua. Điều này khiến chỉ cần một lượng tiền nhỏ, thậm chí chỉ vài ba triệu đồng tham gia mua vào là đã cũng có thể tạo ra bước sóng tăng đối với những cổ phiếu này.
Những cổ phiếu này chủ yếu thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí dễ dàng nhận thấy có sự tham gia của dòng tiền đầu cơ của “đội lái”.
Không thể phủ nhận trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu vốn hóa trung bình (midcap) và penny tốt, tuy nhiên với những mã cổ phiếu kết quả kinh doanh không khởi sắc nhưng giá lại tăng phi mã lại là sự rủi ro rất lớn đối với nhà đầu tư. Trên thị trường đã từng chứng kiến hàng loạt mã cổ phiếu “rơi không phanh” sau khi tăng sốc mà không có bất cứ sự đột biến nào về kết quả kinh doanh.
Đứng trên quan điểm đầu tư ngắn hạn, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank KimEng Việt Nam cho rằng với những mã cổ phiếu này, nhà đầu tư nếu vào tiền thì phải chấp nhận mức độ rủi ro rất cao. Đặc biệt, một số cổ phiếu penny có dấu hiệu bị “làm giá”, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về tình hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, tài sản…
Theo anninhthudo.vn
Video đang HOT
Góc nhìn chứng khoán tuần mới: Chọn chiến lược mua chủ động?
Mặc dù thị trường đã khởi sắc trở lại sau 2 tuần điều chỉnh, nhưng tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp. Liệu việc giải ngân thận trọng này sẽ nhường bước cho chiến lược mua chủ động hơn trong tuần tới? Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
Tuần qua, các chỉ số vẫn dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp khi đối diện với ngưỡng cản 990 điểm. Xu hướng này còn tiếp tục diễn ra trong tuần tới không, theo các ông/bà?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Thị trường vẫn có khả năng đứng trên mốc 990 nhưng mốc 1000 hiện mới là mốc chính khi chỉ số nằm dưới mốc này cả tháng nay. Hiện thanh khoản có sự chùng xuống dù cao hơn thời kỳ thấp nhưng mức cải thiện đã giảm.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có 3 ngày gần nhất bán ròng trở lại và tin tốt từ thế giới hầu như không tác động tích cực tới thị trường Việt Nam hoặc có chăng chỉ là ngăn cản thị trường giảm nhiều hơn.
Vì vậy, trong ngắn hạn như tuần tới khả năng thị trường vẫn biến động trong biên độ hẹp và khả năng vẫn nằm dưới mốc 1.000 điểm.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường CTCK MBS
Chứng khoán toàn cầu đã khởi đầu quý II đầy thuận lợi, được hỗ trợ bởi dữ liệu về ngành sản xuất (PMI) tích cực trên toàn cầu và số liệu việc làm khả quan tại Mỹ giúp xoa dịu mối lo của nhà đầu tư về sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, sự lạc quan ngày càng tăng về đàm phán thương mại Mỹ - Trung và sự đảo ngược mạnh mẽ trong lập trường chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Bên cạnh đó, việc xuất hiện "chữ thập vàng" (golden cross) trên các thị trường chính, trong đó đường trung bình của 50 ngày vượt lên trên đường trung bình của 200 ngày. Nhiều chuyên gia tin rằng tín hiệu kỹ thuật này có thể báo trước rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng thêm trong ngắn hạn.
Ông Ngô Quốc Hưng
Thị trường trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng trên với mức tăng 0,9% so với cuối tuần trước, qua đó cắt mạch giảm 2 tuần liên tiếp. Sự thận trọng của dòng tiền được thể hiện qua xu hướng sụt giảm của thanh khoản đã lan sang tuần thứ 5 liên tiếp, bên cạnh đó việc khối ngoại giảm cường độ giải ngân cũng là nhân khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.
Với mức dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản càng ngày càng thấp, sẽ đến thời điểm mọi thứ phải rõ ràng, có thể tuần này thị trường sẽ có những phiên biến động mạnh, việc lên hay xuống đều được miễn là lôi kéo được dòng tiền vào.
Lúc này, thị trường phái sinh đang được chú ý hơn cả khi khối lượng hợp đồng mở đang đạt mức kỷ lục ở hợp đồng tháng 4, với mức chiết khấu rộng cộng với lượng tiền tập trung lớn trong bối cảnh thời gian đang gần đến ngày đáo hạn thì thị trường cơ sở khả năng sẽ có những phiên dao động mạnh để xác lập xu hướng mới.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Đối lập với tín hiệu khả quan của chứng khoán quốc tế trong tuần qua, hoạt động giao dịch trong nước khá trầm lắng với giao dịch ở mức thấp và cũng không có nhiều phiên tạo sự đột biến ấn tượng nào. Bất chấp khối ngoại có đợt mua ròng khá dài nhưng những cổ phiếu khối ngoại gia tăng mua vào cũng không thu hút dòng tiền trong nước.
Có một số nguyên nhân khiến dòng tiền vào thị trường thu hẹp trong đó nhà đầu tư cảm thấy thận trọng hơn trong việc giải ngân khi nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch lợi nhuận thấp hơn nhiều so với thực hiện.
Việc một số cổ phiếu tạo sóng ngắn cũng do nhà đầu tư kỳ vọng vào kết quả quý I dự báo tăng trưởng hơn cùng kỳ nhưng rõ ràng nhà đầu tư không quá tin tưởng năm nay các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh đột biến.
Vì vậy, hoạt động giao dịch chung của thị trường sẽ không có nhiều thay đổi trừ khi có các thông tin hỗ trợ tốt hơn từ định hướng chính sách hỗ trợ thị trường hay có dòng tiền lớn khối ngoại mua ròng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thực tế diễn biến giao dịch tuần qua cho thấy nhiều nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã bắt đầu bứt phá khỏi nền tảng tích lũy và bắt đầu tăng tốc. Dòng tiền đang hoạt động tích cực ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, trong khi nhóm bluechips giao dịch có phần trầm lắng lớn, liệu nhóm midcap có nhiều cơ hội ở thời điểm này không, theo các ông/bà?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Ông Phan Dũng Khánh
Khi nhóm cổ phiếu bluechip yếu thì nhóm penny, mid cap hưởng lợi phần nào do vốn hóa nhỏ, thị giá thấp, độ biến động cao thu hút nhà đầu tư kiếm tiền "chợ" nên thời điểm thị trường như vậy lại dễ là cơ hội cho nhóm này lên tiếng.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường CTCK MBS
Sự thận trọng của dòng tiền được thể hiện rõ nhất ở nhóm bluechips khi nhóm này đang chịu áp lực từ việc thị trường phái sinh đang có mức chiết khấu rộng so với thị trường cơ sở trong khi thời gian đang cạn dần... Trước lo ngại rủi ro ở nhóm bluechips, dòng tiền đầu cơ đã dịch chuyển sang các nhóm midcap và smallcap.
Mặc dù vẫn có cơ hội ở các nhóm như dầu khí, bảo hiểm, dệt may, thủy sản..., nhưng việc trading cũng không mấy thuận lợi khi lợi suất sinh lời bình quân của các nhóm cổ phiếu chính trên sàn vẫn ở mức âm trong 2 tuần liên tiếp.
Do vậy trong ngắn hạn, dòng tiền có xu hướng chờ đợi thị trường rõ ràng hơn, các nhóm Midcap và smallcap cũng đã có 2 tuần tăng tốt, tuy cơ hội vẫn có nhưng tiềm năng tăng giá không còn nhiều.
Ngược lại, dòng tiền dài hạn lại có nhiều cơ hội hơn khi nhóm bluechips đã có sự điều chỉnh trong 2 tuần vừa qua, bên cạnh đó việc thị trường được kỳ vọng sẽ có những phiên biến động mạnh sẽ là cơ hội để tái cơ cấu danh mục hoặc mở mới với nhóm cổ phiếu này khi mức chiết khấu hấp dẫn hơn nhóm midcap và smallcap.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Các nhóm cổ phiếu midcap trong tuần qua giao dịch và tạo sóng tốt hơn nhóm bluechip nhờ các thông tin hoạt động riêng lẻ và không loại trừ một số cổ phiếu có câu chuyện hấp dẫn riêng.
Ngoài ra một số ngành như dệt may, dầu khí, bất động sản công nghiệp dự báo hoạt động tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý I sẽ thu hút dòng tiền đầu tư vào những cổ phiếu đầu ngành đó.
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Càng gần thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I thì thị trường sẽ càng phân hóa mạnh hơn. Hoạt động giao dịch lướt sóng T sẽ diễn ra mạnh mẽ do hiện tại khả năng kiếm lợi nhuận khó khăn hơn do thị trường đi ngang. Không những nhóm midcap mà ngay cả nhóm penny nếu có thông tin hỗ trợ mạnh cũng sẽ thu hút dòng tiền đầu tư ngắn hạn trong giai đoạn này.
Việc giải ngân thận trọng, mua gom trong tuần trước đang được dự báo sẽ nhường bước cho chiến lực mua chủ động hơn trong tuần tới. Đâu là quan điểm đầu tư của ông/bà trong ngắn hạn?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Với thanh khoản yếu như hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì đà bán như tuần qua và tin thế thới tích cực không hỗ trợ cho thị trường Việt Nam cũng như những thông tin tích cực trong nước chưa thật sự đủ mạnh, mùa ĐHCĐ đang tới và mốc 1.000 trước mắt chưa vượt qua được có thể làm nhà đầu tư tiếp tục thận trọng chờ những điều này cải thiện tốt hơn nữa hoặc sẽ có các dòng tiền lớn xuất hiện.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường CTCK MBS
Trong trường hợp thị trường vẫn dao động trong biên độ hẹp kèm theo thanh khoản ở mức thấp thì đứng ngoài quan sát cũng là một chiến thuật hợp lý.
Tuy nhiên, tôi vẫn đánh giá cao khả năng thị trường sẽ tích cực trong tuần tới, do vậy nhà đầu tư có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền trong danh mục, ở các nhịp điều chỉnh trong phiên có thể tái cơ cấu danh mục hoặc mở vị thế mua mới đối với các nhóm dẫn dắt đã có quá trình điều chỉnh trong 2 tuần vừa qua.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Thị trường đang trong xu hướng đi ngang vì vậy việc mua tích lũy cho mục đích trung và dài hạn sẽ chưa phải là thời điểm thích hợp. Trong khi đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có nhiều cơ hội lướt sóng với những nhóm cổ phiếu quen thuộc.
Việc tăng cường mua tích lũy ở những phiên giảm sâu và chốt lãi ngắn trong 1,2 tuần là chiến lược khá phù hợp trong giai đoạn này. Dĩ nhiên nhà đầu tư cần nắm rõ đặc tính giao dịch của cổ phiếu mình nắm giữ hoặc quan trọng là cổ phiếu có thông tin hỗ trợ.
Các nhóm ngành có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trong năm nay như dệt may, dầu khí, ngân hàng, bất động sản công nghiệp sẽ có những cổ phiếu dẫn đầu và nhà đầu tư có thể chọn lọc những cổ phiếu chất lượng nhất và chỉ chờ những đợt thị trường định giá rẻ để gia tăng tích lũy.
Hải Vân
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Chu kỳ tăng trưởng sẽ trở lại? Cùng với các chỉ số liên tục điều chỉnh giảm, giao dịch nhà đầu tư càng dè dặt hơn khi thị trường đang đi những bước cuối cùng của năm. Liệu dòng tiền có dấu hiệu tích lũy cho một chu kỳ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2019 không? Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tìm câu trả lời từ một số...